kết quả từ 1 tới 16 trên 16

Ðề tài: Đi tìm tên cai ngục tàn ác nhất trong lịch sử Việt Nam ?

  1. #1

    Mặc định Đi tìm tên cai ngục tàn ác nhất trong lịch sử Việt Nam ?

    Thứ sáu, 07 Tháng 5 2010

    Ông ta năm nay 83 tuổi, tên là Trần Nhu (thường gọi Bảy Nhu), sống ẩn dật trên một quả đồi, hàng ngày ăn chay niệm Phật và nem nép với nỗi ám ảnh tội lỗi. Ông ta biết rõ mình là quỷ đội lốt người, đã hành hạ, tàn sát bao nhiêu người trẻ ưu tú của non sông Việt. Thế nên, ngay cả lúc gần đất xa trời này, Bảy Nhu vẫn cứ đeo đẳng nỗi hốt hoảng vì sợ bị “ai đó” trả thù. Bảy Nhu tuyệt đối cấm chụp ảnh mình, cực kì hạn chế tiếp xúc với... đồng loại. Bởi vậy, ít ai biết viên cai ngục kì lạ, dị mọ, quái đản cổ đeo cả một ống bơ toàn răng tù nhân đó vẫn còn... sống.

    Hơn 1000 di cốt của người tù ở địa ngục trần gian Nhà tù Phú Quốc được khai quật vừa qua, nhiều bộ xương vẫn còn bị găm tới 16 cái đinh sắt.

    Từ thế giới “địa ngục trần gian” ở ngoài hòn đảo “thiên đường du lịch” Phú Quốc (Kiên Giang) trở về, tôi tiếp tục trò chuyện với người tù Cộng sản, ông Vũ Minh Tằng (71 tuổi, đang sống tại xã Vĩnh Hảo, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định). Ông Tằng mang đến “Bảo tàng Các chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày” do ông Lâm Văn Bảng xây dựng (ở xã Nam Triều, huyện Phú Xuyên, TP Hà Nội) tặng... 9 cái răng của mình. Ông Tằng đã “phục kích” nhiều ngày, bới các đống phân của mình trong chuồng cọp biệt giam, để tìm và giữ bọc răng đó suốt hơn 30 năm ròng, sau khi tên cai ngục kia đánh gẫy của ông, bắt ông nuốt vào bụng mình toàn răng và máu...


    Viên cai ngục khét tiếng một thời - Bảy Nhu trong cuộc trò chuyện với chúng tôi.

    Nghe tôi kể Bảy Nhu còn sống, tôi khoe ra những bức ảnh và cả tiếng đồng hồ băng ghi âm từ đảo Phú Quốc, ông Tằng nghiến những chiếc răng già hổng hoác còn lại mà khóc: “Cái thằng ấy nó chưa chết ư? Ối trời ơi, nó vẫn còn sống thật không?”, rồi ông đau đớn hồi tưởng lại... 6 năm trời chết đi sống lại, bị tra tấn tàn độc bởi một bầy ác quỷ trong nhà tù.

    Ông Tằng lại thở hắt ra: “Nghĩ cho cùng, Nhà nước mình để cho nó (Bảy Nhu) sống là rất nhân đạo, cũng lại hóa ra rất tốt. Nếu nó không còn sống, thì ngoài hàng nghìn người đã chết chưa kể, còn hàng vạn người bị tra tấn bằng các trò của Quỷ Sa-tăng như tôi đây, có đem kể lại chuyện bị hành hạ, bị bắn giết, vứt xuống biển hết sức kinh dị cho con cháu nghe, chửa chắc đã có ai tin. Chuyện thật mà nó cứ xa xôi như ở cõi khác, ở kiếp khác ấy. Hóa ra, cái giống quỷ như thằng Nhu, lại vẫn có ích cho... đời”.

    “Gậy biệt li”, “Vồ sầu đời” và cái “hữu ích” của việc Bảy Nhu còn sống!

    “Bảy Nhu - viên cai ngục tàn ác nhất trong lịch sử Việt Nam!” - viết như vậy, tôi biết, sẽ có người cho tôi là hồ đồ, hoặc hơi quá... xúc động, khi gọi gọi Bảy Nhu như thế. Song, độc giả cứ cho phép tôi tạm gọi như vậy, vì những lí do rất đáng xem xét sau đây: “Đào bới” suốt sử sách - tư liệu của ngàn năm lịch sử, từ thời nguyên thủy, thời phong kiến, thời bị ách xâm lược của thực dân, đế quốc, tôi chưa bao giờ nghe, đọc, xem có một tù ngục nào dã man với viên cai ngục bằng xương bằng thịt mà lại kinh thiên động địa như cặp bài trùng khét tiếng: Thượng sĩ Bảy Nhu - nhà tù Phú Quốc.

    Tôi đã nhiều lần lục tìm bằng tất cả các nguồn tư liệu, sách báo, giai thoại, mà chưa thấy ở nơi nào, có lưu hành chuyện về đủ trò 24 ngón tra tấn “danh bất hư truyền” được ghi trong nhiều sử sách và... sổ sách (của nhà tù), được đặt tên “lâm li bi đát” như vậy cả (kiểu như “Vồ sầu đời”, “Gậy biệt li”...).

    Các trò của Quỷ sứ, gồm: Đập vỡ mắt cá chân, dùng ván và đinh ốc ép cho vỡ lồng ngực tù nhân; dùng kìm rút móng chân móng tay, dùng giẻ tẩm dầu đốt cháy… dương vật; dùng cây sắt nhổ dần từng chiếc răng chính trị phạm; thậm chí cả: Móc mắt hoặc dùng bóng điện lớn để gần mắt cho đến khi mắt chín nổ “đòm đọp” mới thôi; luộc “phạm nhân” trong chảo nước sôi cho các “bạn tù” chiêm ngưỡng… Bạn đã nghe ở đâu có những chuyện như ở dưới ngục A Tỳ của ông Diêm Vương như thế chưa? - đấy là chưa kể, hàng nghìn nhân chứng còn sống sờ sờ ra đó với các phần thân thể tàn phế, câu chuyện của họ, những bức ảnh của họ, các hiện vật bảo tàng biết nói đang trưng bày ở Phú Quốc, TP HCM, Hà Nội. Đó là những lời tố cáo đanh thép nhất.

    Ông Vũ Văn Tằng và 9 cái răng của mình khi đem tặng cho bảo tàng.

    Đế quốc đã rút, Ngụy quyền đã thảm bại, đảo Phú Quốc vẫn óng ả nắng vàng, vẫn mượt mà biển xanh, đích thị là một thiên đường du lịch, một con gà đẻ trứng vàng của ngành công nghiệp không khói Việt Nam trong thế kỉ 21. Nói chuyện xưa là để ngẫm chuyện nay, không hiểu sao, trong những chuyến bay TP HCM - Phú Quốc, những chuyến tàu xé toang mặt biển từ Rạch Giá đi An Thới, cái dự định tìm gặp bằng được tên đao phủ khét tiếng Trần Văn Nhu cứ ám ảnh tôi mãi.

    Anh em công an, bộ đội biên phòng, giới nhà báo, văn nghệ sĩ ở TP Rạch Giá đã kể với tôi nhiều chuyện về Bảy Nhu, dù hầu hết trong số họ chưa ai trông thấy Nhu bằng xương bằng thịt bao giờ! Chuyện nào cũng li kì, kinh dị như trong địa ngục, rồi ai cũng khuyên tôi nên bỏ ý định đi tìm Bảy Nhu. Có người bảo, ông Nhu không bao giờ chấp nhận gặp một ai nữa đâu, ông ta lánh đời, ăn chay trường, niệm Phật để mong sau này về cõi âm, đỡ phải bị “đền tội” thông qua việc bọn quỷ nó cho vào cối giã sống, hoặc hai tên quỷ ngồi hai bên, nhâm nhi cứa đứt cổ Nhu bằng một sợi dây đàn khò khử đêm ngày. Có người bảo, vì quá nhiều người muốn lén giết chết Nhu cho hả lòng lương thiện của mình, nên Nhu sống biệt tăm trong hang núi giữa một bầy chó béc-giê và hệ thống súng ống cướp được từ thời loạn lạc, ông ta dữ dằn tìm phương kế tự bảo vệ mình (?)...

    Lịch sử ghi rõ: Nhà tù Phú Quốc có diện tích hơn 400ha, gồm 44 phân khu, trong 7 năm tồn tại của mình (từ năm 1966 đến 1973 khi hiệp định Pari chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam được kí kết, các bên trao trả tù binh), nơi đây đã giam giữ và tra tấn tàn độc với ít nhất 40.000 tù nhân cộng sản và thường dân yêu nước, trong đó khoảng 4.000 người đã chết thảm vì những trò tra tấn tàn độc nhất, ác quỷ nhất. Thi thể của họ bị ném xuống biển hay vùi lấp ven các cánh rừng, rông núi ngoài đảo xa.

    Năm 2009, tôi cũng đã có mặt, chứng kiến đội quy tập mộ liệt sỹ (k92) của Tỉnh đội Kiên Giang cất bốc, quy tập cả nghìn bộ hài cốt tù nhân ở khu vực nhà ngục Phú Quốc; vừa rồi trở lại, nhìn những cánh rừng tan hoang hang hốc bởi cuộc khai quật mồ liệt sĩ lớn nhất trong lịch sử Việt Nam đó, tôi đã khóc. Máy xúc máy ủi làm việc hết công suất, có hố chôn tập thể, gồm cả 500 bộ hài cốt, nhiều bộ xương, sau gần nửa thế kỉ bị chôn lấp, vẫn cứ đau đớn găm bên mình tới 16 cái đinh mười do cai ngục tra tấn khi xưa.

    Trong hồ sơ của Trại tù binh Cộng sản Phú Quốc, hiện còn lưu giữ hồ sơ về 24 ngón đòn tra tấn “bài bản và hiệu quả” mà các viên cai ngục đều đã thực hành, đúc rút, lưu truyền “nức tiếng”. Trong suốt mấy chục năm các ngón đòn độc địa kia đã giúp trại tù Phú Quốc vang danh với sứ mệnh của một địa ngục trần gian, nơi mà các viên cai ngục vào vai dã thú một cách hoàn hảo nhất. Còn các công trình, tác phẩm, tư liệu của nhiều tác giả, nhiều nhân chứng viết về nhà ngục Phú Quốc thì đều nhắc đến 45 hình thức tra tấn tù nhân độc ác ngoài sức tưởng tượng, trong đó đặc biệt “choáng váng” là những trò “sáng tạo vượt bậc” do Bảy Nhu và đồng bọn quái đản của chúng áp dụng trên thân thể chính đồng bào yêu nước của chúng, thông qua các dụng cụ tra tấn “danh bất hư truyền”: Vồ sầu đời và gậy biệt li. Rằng: Bị cái vồ ấy đã đụng vào là coi như sầu đời, chết ném xuống biển làm mồi cho cá dữ, sống thì cũng sầu đời mãn kiếp với các thương tật khiếp vía (vồ sầu đời); còn cái gậy ấy, ai đã bị nếm, coi như li biệt gia đình, đồng đội và cả... cõi dương gian (gậy biệt li).

    Hàng chục nhân chứng đã đem thân tàn ma dại của mình ra chứng minh cho sức mạnh của gậy biệt li, vồ sầu đời, cả các cái gậy cái vồ ấy đều đã được trưng bày tại Phú Quốc và nhiều địa phương, cả những bức ảnh nạn nhân đã chết và còn sống; cả các pho tượng tạc hình nhân bị tra tấn kinh dị nhất..., tất cả hiện lên trước mắt tôi, với lời thuyết minh của các nhân viên phòng trưng bày tại Nhà tù Phú Quốc. Nhưng, ngần ấy vẫn chưa thật sự ám ảnh và khiến tôi phải mất ăn mất ngủ vì sợ hãi, như là khi tới nhà gặp và trò chuyện với Bảy Nhu, kẻ đã từng vặn hàng ngàn chiếc răng của những người tù Cộng sản...

    Theo hồ sơ lưu trữ, ở nhà tù Phú Quốc, trong những ngón đòn tra tấn cực kì hiểm ác được bọn chúng “đúc kết kinh nghiệm” và “ghi chép thành văn bản” để chuyền tay nhau “học tập”, “thực hành”, có ngón đòn “đục răng” là khủng khiếp nhất, man rợ nhất.

    Thượng sĩ Nhu (Bảy Nhu) được bầy ác quỷ ở các khu giam tôn làm “sư phụ” của ngón đòn này. Ông Nguyễn Minh Hoàng, một cựu tù Phú Quốc, hiện sinh sống ở thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, bị tên Thượng sĩ Nhu đục mất hai chiếc răng trong thời gian ba ngày ba đêm. Anh (Hoàng) kể: “Bọn chúng cùm tay cùm chân rồi lấy hai mảnh ván bắt ốc vít xiết ép ngực cho há miệng ra. Sau đó, tên Thượng sĩ Nhu dùng đục để đục răng tôi. Gã làm nhẩn nha như là giỡn chơi nhưng đau nhói buốt tận óc, khiến tôi chết đi sống lại không biết bao nhiêu lần...”.

    Rất nhiều tù nhân thân thể tiều tụy khi bị tra tấn bằng ngón đòn đục răng đã phải từ giã cõi đời vì không sao chịu đựng nổi. “Gã đục răng tù nhân để dành được cả mấy bơ sữa bò rồi kết lại thành chuỗi tràng hạt đeo tòng teng trên cổ, ngó giống hệt Sa Tăng đeo xâu đầu lâu trên người!” (Trích tác phẩm đã công bố của tác giả Nguyễn Tam Mỹ).


    Còn tiếp…

    Theo: Tuổi trẻ Thủ đô

  2. #2

    Mặc định

    Thanks huynh Pre.. Đăng tiếp cho mọi người đọc nhé.
    Cầu cho các chiến sĩ hy sinh được siêu thoát.
    Nam mô a di đà phật.
    Nhớ rằng khi muốn qua Sông
    Những đồ mang gánh lòng thòng bỏ đi!

  3. #3
    Lục Đẳng Avatar của splen
    Gia nhập
    Nov 2009
    Nơi cư ngụ
    Trung Sơn
    Bài gởi
    8,027

    Mặc định

    Không còn gì để tàn ác hơn, địa ngục chắc cũng không bằng những thằng man rợ tra tấn và giết hại chính những người đồng bào của mình. Ông trời đã đúng khi không lấy mạng của nó, phải để nó sống - sống mòn với tội lỗi vô cùng của nó, để nó nhìn cuộc đời mà chua chát thốt lên rằng "ta đã có tội với dân tộc !". Ăn chay niệm Phật để làm gì ? Liệu có gột rửa sạch tôi lỗi của mình không ?
    Cuộc Đời Cứ Thế Xoay Tròn – Người Người Vẫn Thế Mê Muội.

  4. #4

    Mặc định Hồi ức đen của viên cai ngục nhà tù Phú Quốc

    09.05.2009 09:18

    Gian nan tìm viên cai ngục khét tiếng tàn độc đã “rửa tay gác kiếm”

    Khi tôi có ý định đi tìm viên cai ngục từng móc mắt, nhổ răng các tù binh cộng sản, nhiều người đã cực lực phản đối. Có người bảo, ông ta sống ẩn dật trên nương rẫy hoang vu rậm rạp ngoài xó đảo, với bầy chó hung dữ canh gác, tuyệt đối không tiếp xúc với ai. Có người cảnh báo: Bảy Nhu (viên cai ngục, tên thật là Trần Văn Nhu) làm Giám thị trưởng quyền sinh quyền sát một thời, hắn sống được đến giờ, là nhờ một quyền năng bí ẩn của thế lực nào đó, gặp hắn rất nguy hiểm. Tôi không tin vào những điều “đồn thổi” đó. Chỉ ngặt vì không tài nào lần ra con đường đến khu vực mà Bảy Nhu đang sinh sống; và điều tôi lo lắng nhất khi vượt biển ra An Thới là: nỗi sượng sùng khi tìm mọi cách để ngồi trước mặt Bảy Nhu. Sẽ lấy lý do gì, sẽ nói gì với ông ta - một sứ giả của địa ngục !?
    Đại tá, đội trưởng đội K92, anh Nguyễn Minh Chánh đón tôi ở TP Rạch Giá. Anh Chánh đã dẫn quân đi khắp núi rừng Cam Pu Chia xa xôi, rậm rạp trong nhiều năm, cất bốc hàng vạn bộ hài cốt bộ đội tình nguyện Việt Nam; hiện nay, chính đội quân của anh, cũng đã tìm kiếm và quy tập được hơn 1.000 bộ hài cốt các chiến sỹ cộng sản đã vị quốc vong thân ở nhà ngục Phú Quốc. Đại tá Chánh bảo: tôi có gặp Bảy Nhu một lần, để “tham vấn” ý kiến của ông ta, xem nên khai quật ở khu vực nào thì “trúng địa điểm” nhất. Ông ta là người tra tấn, rồi trực tiếp hoặc ra lệnh quẳng xác tù nhân ở đâu, ông ta phải nhớ chứ. Và, ông ta “chỉ điểm” rất là đích đáng. Anh vào đó, rất khó tìm đường, càng khó tìm được lý do để có thể gợi cho ông ta mở miệng, khi mà ông ta đã quá mặc cảm, quá cảnh giác trước các cuộc “tìm kiếm nhân chứng” ác ôn của nhà lao Cây Dừa. Tôi giới thiệu anh với một người, người này là chỗ chí thân, lại là chỗ cùng mang nỗi mặc cảm là “cán bộ quản lý” của Nhà tù Phú Quốc ác ôn ngày xưa kia. Họ có chung nỗi mặc cảm lớn; nhưng ông này hào hiệp vô cùng, tôi mà gọi điện giới thiệu, ông ấy sẽ giúp anh.
    Người đó là ông Hai Nam. Chừng gần 70 tuổi, vốn là tiếp phẩm cho nhà lao (nên tội ác với cách mạng cũng… nhẹ hơn), sau thời gian “giáo dục cải tạo”, ông Hai Nam đã gần như xóa hết mặc cảm “diều hâu cú vọ” của nhà tù tàn ác, giờ là cán bộ văn hóa của thị trấn với bằng khen giấy khen giăng kín phòng khách, là chủ hãng nước mắm Nam Hương nổi tiếng. Ông Hai Nam là chỗ quen biết lâu năm và am hiểu cuộc đời Bảy Nhu. Sau cả buổi sáng thuyết phục, ông Nam dè dặt: để tôi gọi điện cho chú Bảy xem đã. Chú ấy càng già, càng khép mình quanh khu vườn hẻo lánh đó, tội lắm. “Vào đó, cháu bảo cháu là cháu ruột của chú Nam, là người nghiên cứu lịch sử nhà tù Phú Quốc, muốn qua thăm, tặng quà cho Bảy Nhu. Nhà nước mình, giờ đổi mới rồi, không ghét bỏ hay giết chóc gì những cai ngục chế độ cũ nữa, nhé!”.
    Dặn dò tôi xong, người đàn ông lịch lãm râu bạc dùng chiếc Dream chở tôi đi theo những con đường dốc dác, nhỏ trắng như cái bấc đèn dài vô tận. Qua những cánh rừng bạch đàn tối um, ngôi nhà nhỏ hiện ra, cũng màu mè xanh đỏ tím vàng rất là khó hiểu. Có vẻ đó là một ngôi nhà của người nghèo và ít quan tâm đến… thẩm mỹ - họ vừa nỗ lực lắm kinh tế thì mới xây cất được? Bước vào khu vườn, ông Hai Nam thở hắt ra: “Chúng tôi khổ nhục, sống trong cái thời buổi chúng nó bắt lính tàn bạo. Trời gọi ai thì người nấy phải dạ, mà chú”. Dường như nỗi tủi phận dâng ngập lên, từ bấy đến cuối cuộc tiếp xúc với Bảy Nhu, ông Hai Nam chỉ ngồi im, khẽ vuốt vuốt bộ ria mép dày, cứng và bạc như cung cách của một bá tước châu Âu trung cổ.

    Lý thuyết : “trời gọi ai người nấy dạ”

    Kiên quyết không cho phép… chụp ảnh. Da mồi, sạm đen nhiều phần như quả chuối đã chín trứng cuốc. Tóc bạc, đầu hói. Hai hàm răng gẫy mất nhiều phần. Nói chuyện mệt mỏi, mắt luôn nhìn lơ đầy mặc cảm. Dù tôi và ông Hai Nam giới thiệu thế nào, ông Bảy Nhu vẫn luôn cảnh giác: cháu là nhà báo hả? Tý lại hỏi lại, cháu là nhà báo hả. Cái cách để tôi lén chụp được ảnh ông Bảy Nhu ở cự lý cực gần như thế (xem ảnh), có lẽ phải bổ sung vào một giáo trình báo chí nào đó (!). Ông Nhu luôn biết cách tránh những câu hỏi trực diện, kiểu như: ai nghĩ ra trò “nhổ răng” các người tù, ông đã nhổ răng họ ra bằng dụng cụ gì? Việc tẩm dầu vào rẻ đốt dương vật của người tù, có thật không? Dù xám hối rất nhiều thông qua việc ăn chay và niềm Phật, nhưng sâu thẳm trong lòng, hình như ông Bảy Nhu vẫn căm phẫn những người đã có ý định trả thù, hằn học, dằn mặt mình.
    Ông Nhu luôn ngụy biện cho sự tha hóa của mình: Tui quê ở Đồng Tháp. Sau giải phóng, nhiều người rủ tôi về Đồng Tháp sống để quên hắn cái chỗ tội ác này đi, nhưng tôi không về. Đã 4 lần các thế lực ở Mỹ muốn tôi nhập cảnh sang bên đó, để “đền đáp” những cống hiến của tôi với “đế quốc” và chính quyền Sài Gòn cũ. Nhưng, tôi muốn ở lại đây.
    Sinh năm 1926, năm 20 tuổi tôi đã bị giặc “tổng động viên” bắt phải đi lính cho chúng. Sau này, tôi tiếp tục phục vụ trong chính quyền ngụy. Năm 1968, khi Trại tù binh Cộng sản Phú Quốc vừa mới được chính quyền Sài Gòn thành lập, tôi được điều ra hòn đảo này. Lúc đầu, nó bảo, ra đảo 3 tháng sẽ được về với vợ ở Sài Gòn, rồi 6 tháng, rồi ở đến khi nhà tù giải thể luôn. Gia đình tôi ở Đồng Tháp, có em trai, chị dâu, cháu tôi đều tham gia hoạt động Cách mạng (là những người Cộng sản chân chính); vì thế, các “ông” (quản lý nhà tù và chính quyền Sài Gòn) thử thách tôi ghê lắm, họ theo dõi tôi từng tí. Vì thế tôi phải nỗ lực làm việc (tra tấn tù nhân thật tàn ác?), để chứng minh là mình hết lòng trung thành với họ. Kẻo họ sẽ thủ tiêu. Dần dà…
    Dần dà, Bảy Nhu đã trở thành người phụ trách các phân khu nhốt tù binh cộng sản, thành người trực tiếp vặn bẻ răng, lấy mắt cá chân của người tù. Nhiều tài liệu cho thấy, Bảy Nhu thậm chí còn sưu tầm răng mà hắn đã vặn của những người tù, để trong một cái mũ sắt lố nhố kính thưa các loại răng. Đôi mắt lạnh, giọng nói của Bảy Nhu rít lên, hắn cầm một cái thanh sắt, bắt các người tù há miệng, “mày cho tao xin một cái răng, mày cho cái nào…?”. Rồi hắn gõ mạnh, giật tới, có người tù ngất đi. Lúc tỉnh lại, Bảy Nhu bảo: mày mà để phun giọt máu nào ra sàn nhà, tao sẽ giết chết, mày hãy uống máu của mày, nuốt hết. Rồi thò tay vào mồm, nhặt trả tao cái răng của mày. Tôi rợn người khi nghe tận tai giọng kể của người tù Cộng sản kiên cường bị nhổ răng ấy. Hàng trăm nhân chứng khác cũng đã kể như vậy khi đến thăm lại “chiến trường xưa” Phú Quốc, kể đến mức, các cô hướng dẫn viên ở Nhà tù Phú Quốc nghe quá quen thuộc, nhiều người nghe tin Bảy Nhu còn sống thì hùng hổ leo đồi đi tìm đòi… “giết chết chúng nó”. Nhưng khi thấy Bảy Nhu ăn chay, niệm Phật, già nua quá thể, họ đã bật khóc, thương mình và xót cho Bảy Nhu.
    Khi đoàn khai quật cả nghìn bộ hài cốt ngoài tượng đài Nắm Đấm (gần nhà tù) đang rầm rộ dùng máy xúc máy ủi bóc đất đá tìm kiếm các phần thi thể của bốn nghìn người tù cộng sản bị chôn vùi dưới 5-6 mét đất sâu, thì có một người lính già, mặc quân phục bạc màu đến miệng hố ngồi bần thần. Trung tá Nguyễn Văn Cao, người phụ trách công trường bèn bắt chuyện. Ông căm phẫn kể: sau nhiều năm ở nhà tù, lúc giải phóng (1975), ông đã quyết tâm sống ở gần khu vực… hố khai quật, vì nỗi ám ảnh địa ngục trần gian. Địch đã bị giam ông 6 năm, qua sáu bảy cái khu tù binh, đến trước giải phóng miền Nam mới được địch mang ra tận sông Thạch Hãn (Quảng Trị) trao trả. Ông trực tiếp bị chính Bảy Nhu (người hàng xóm hiện nay) tra tấn bằng cách đè ra nhổ mất 6 cái răng. “Tui nằm trong tù từ năm 1966, suốt gần 7 năm, tui chỉ dám tính đường chết, chứ tịnh không có dám tính đường sống. Nó bắt tôi há mồm, hỏi cho xin cái răng, cho cái nào? Tui chán quá, bảo lấy cái nào thì lấy. Nó ghè thanh sắt vào, nhổ răng tui. Giật gẫy, nó bắt tui thò tay vào miệng mình lôi từng cái răng đỏ quạch máu ra, đặt lên bàn cho nó xem. Rồi nó bắt tui phải tự uống hết số máu chảy trong miệng tui ra, một giọt nào ứa ra ngoài, nó sẽ đánh chết” - cụ Út Minh nói.
    Bảy Nhu thở dài: “Nhiều người tù từng bị tôi tra tấn, họ đến thăm lại chiến trường xưa, họ kể lại những năm tháng họ dùng thìa dĩa đào hầm bí mật trốn khỏi nhà tù, rồi họ vỗ vai tôi như những người bằng hữu. Điều đó làm tôi thấy hổ thẹn!”. Ông Nhu khoe tôi tấm ảnh chụp chung với các người tù quả cảm đến kinh hoàng. Có người mất tới 91% sức khỏe, bị mù mắt, bị vặn răng bởi ông Nhu, nhưng khi gặp lại vẫn chụp ảnh chung, vẫn tha thứ tất cả, lời đề tặng mặt sau tấm ảnh: Chúc anh Nhu dồi dào sức khỏe. Nếu tôi từng cảm thấy kỳ dị, sửng sốt vì tội ác ở nhà tù Phú Quốc, thì giờ đây, điều làm tôi bất ngờ hơn là sự tha thứ của đồng bào mình, đánh kẻ chạy đi không ai đánh kẻ chạy lại kể trên.
    Khi Nhà nước tiến hành phục dựng nhiều hạng mục của nhà ngục Phú Quốc, trưng bày những tấm ảnh thảm khốc về việc tra tấn, giết chóc tù nhân, ông Bảy Nhu tình nguyện tham gia tư vấn, đóng góp ý kiến rất nhiều. Bởi dường như, sự đưa đẩy của ông Trời đã khiến địa ngục trần gian này chính là một phần đã làm nên Cuộc Đời và Số phận của ông Nhu. Ông chỉ cho cán bộ biết từng quả đồi, nơi nào sẽ chứa nhiều thi thể người tù nhất. Đồi 37, đồi 100, cứ đào khắc thấy cốt, cả nghìn bộ. Cả trăm vụ vượt ngục, vụ “đả đảo” chế độ nhà tù, hội họp, rải truyền đơn, treo biểu ngữ, vụ nào khi đem xử lý, thậm chí cũng có người bị hành quyết ngay lập tức. Bị tra tấn, luộc người, đóng đinh khắp cơ thể, thì kiểu gì chẳng chết. Bốn nghìn người chết, trước năm 1971, ai chết thì chôn rấp ra ngoài bìa rừng. Xe quân cảnh chở xác người ra, nó ném xuống đấy, rồi nó chạy vội về kẻo sợ du kích bắn tỉa. Cho nên, dù khai quật cả nghìn phần di cốt như vừa qua, cũng chỉ gặp một vài tử sỹ có tên họ kèm theo (là ông Nguyễn Văn Khai, người Thanh Hóa). Vì sao xuất hiện những bộ cốt có tên họ? Vì khi đồng đội bị chết, nhiều bạn tù đã thương cảm viết tên người xấu số vào mảnh giấy rồi gói trong giấy nilong, để hy vọng sau này con cháu sẽ có thể tìm thấy các bậc Anh hùng.
    Khu bãi tha ma chồng chất thây người tù đó, thật là đáng sợ. Giờ đây, khi tôi chỉ cho cán bộ khai quật, người ta không lý giải được là bởi tại làm sao mà thây người bị vùi dưới 5-6 mét đất sâu hoắm. Xe cuốc gào rú suốt ngày đêm, mà dưới “đất đen” vẫn còn xương người. Tôi còn nhớ, năm 1968, trại tù binh có tổ chức san ủi khu vực nghĩa địa, cho nên xương người bị khỏa lấp hết. Có người bảo, nhân viên nhà tù người ta làm như vậy, là bởi vì họ sợ các tổ chức nhân quyền, giám sát quốc tế sẽ đến kiểm tra, sẽ phát hiện ra bao điều tàn độc, vô lối, thất nhân tâm. Sau năm 1971, trước sức ép nhiều mặt, ban quản lý nhà tù, bèn cho thành lập khu “Nghĩa địa tù binh Cộng sản” rộng 11.000m2, với “cổng chào” là hai cây thông khổng lồ, một thanh ván bắc ngang “trang trí” biển hiệu đàng hoàng. Thế nhưng hình thức tra tấn thì vẫn đủ 24 “món” của ngục A Tỳ.


    Cuộc trò chuyện về những “bếp núc” của nghề Cai Ngục!

    Ông Trần Văn Nhu dè dặt trong chuyện trò đến mức… cao thủ. Có lẽ cái nghề thẩm vấn, tra khảo moi thông tin, tạo dựng các “ăng ten” (như cách nói của ông) để điều tra, ly gián máy chục nghìn người tù binh Cộng sản suốt nhiều năm đã tạo cho ông sự bài bản cáo già trong giao tiếp đó?
    Ông thích nói về những xám hối và nỗi khổ của ông khi sứ mệnh đen tối của nhà tù Phú Quốc kết thúc, ông chung sống với những người còn mãi mãi hãi hùng vì tội ác của ông và đồng bọn:
    Tôi đi cải tạo, nhờ tinh thần cải tạo tốt, tôi được trở về nhà với đàn con của mình sớm hơn so với “bản án” khoảng 2 năm. Thế mà người ta kéo đến, người ta dằn hắt, bảo rằng sao thằng ác ôn nó lại được tha về. Tôi về, mặc áo lành người ta cũng chửi, mặc áo rách người ta cũng chửi. Nhiều người cứ xông lên đòi giết chết tôi. Chính quyền cơ sở đã bảo vệ tôi. Sau này, tôi thấm thía hai chữ “Đồng bào” của người Việt Nam mình, họ thư thứ cho tôi, nghe nói ở nước ngoài, chữ Đồng bào không dịch được ra tiếng Tây, quý hóa lắm. Tôi tình nguyện làm công tác xã hội để chuộc lỗi lầm, tôi am hiểu về các hố chôn tập thể, các quy cách thủ tục, các vấn đề còn gây nhiều tranh cãi ở nhà tù. Tôi ở lại ở gần khu vực nhà tù mà không về Đồng Tháp hay ra nước ngoài theo các “quan thầy”, là vì lẽ đó. Tôi tiếc là hồi khai quật được rất nhiều hài cốt ở khu vực tượng đài Nắm Đấm, tôi đã bảo người ta rằng, tôi nhớ rõ vụ san ủi năm 1968, phải đào tiếp xuống để cất bốc các chiến sỹ lên, họ sợ làm như thế sẽ gây hư hại đến di tích. Y như rằng, bây giờ lại tiếp tục phải đà và lại thấy rất nhiều cốt. Nhiều khu vực, rễ cây ăn hết các phần thi thể, rất tội. Tôi bảo, hãy cứ đào, nhiều chỗ chỉ còn đất đen hay đất màu hoàng thổ, lại có mấy miếng vải thôi, cũng cứ phải bốc. Vì sao? Vì rằng, đem đất ấy bỏ vào chậu nước, nếu thấy nổi váng lên, là đất có xương cốt thịt da người tù đấy. Kinh nghiệm của tôi là như thế mà.
    Nhiều đoạn ông Nhu ngụy biện rất khéo:

    “Thời buổi trời gọi ai người nấy dạ mà. Ở đâu thì phải theo đó. Thời buổi mà mình ở trong tay nó thì nó bảo mình đi lính phải di lính thôi, chứ mình không có biết phải cãi lại nó như thế nào đâu. Nó bảo đi ít ngày rồi về, ai ngờ đi mãi (đến giải phóng). Sau này mình mới hiểu được vấn đề tội ác của mình, sau này mới hiểu được xã hội chủ nghĩa là cái xã hội tốt đẹp thật sự. Thật sự trước đây không biết cái đó, chứ nó gây tội ác xong hết trơn, nó bỏ chạy bỏ lại một mình mình. Lúc mình ở ngoài đảo (làm cai ngục) với bọn ở ngoài đó, nó nói bậy lung tung. Mình không nhận ra là, bọn tay sai của chế độ cũ kia, nó chỉ làm lung tung kiếm tiền thôi, chứ không có lý tưởng gì hết. Nó bảo là Việt Cộng ốm (gầy) đến mức treo tàu lá chuối không rớt (rơi). Nó đang đánh vào “tâm lý chiến” mà mình không biết”.

    Có khi bị hỏi độp thẳng tưng, ông Nhu cũng tiết lộ nhiều chuyện chưa bao giờ công luận, sách sử từng “nghe”:

    PV: Ông Bảy tra tấn Việt Cộng, nếu không tra tấn chúng nó sẽ quay lại phạt ông; nhưng cháu hỏi thật, bọn Mỹ nó có đánh ông Bảy không?

    Bảy Nhu: “Mỹ nó không đánh mình đâu, chúng nó chỉ có 1 thằng giám sát cai quản, đánh sao nổi, mình làm sai là nó ghi vào “sổ đen” cái điều đó, có hành vi gì đó là đưa ông lớn nó, ông lớn nó gọi điện thoại xử lý mình. Thằng Mỹ nó chỉ đi lù lù không có nói hết. Trước 1970, kỷ luận lỏng lẻo, muốn đánh đập, tra tấn ai là tùy. Sau này mới chặt đó. Sau này mà đánh người không trong diện đánh, có khi nó phế truất ra khỏi quân cảnh, đi làm bộ binh đánh nhau thừa sống thiếu chết ở ngoài hòn tên mũi đạn kia kìa (?!)”. Vào quân cảnh là danh giá, khó khăn lắm, chứ bộ”.

    Hỏi: Cháu hỏi thật, đây là câu chuyện lịch sử chứ không có ý miệt thị gì ông. Ông Bảy hồi đó chấp nhận làm nhiều việc ác quá, chắc được “giặc” nó trả lương cao?

    Ông Bảy Nhu: Lương tôi là 1.400 đồng, tiền bây giờ trả không nổi đâu (ý là không ai có tiền mà trả được mức lương ấy đâu). Bấy giờ chỉ chưa đến 10 đồng một chỉ vàng, mà mình nhận một nghìn bốn trăm, tức là 14 cây vàng/ tháng. Nuôi vợ con với lại ăn nhậu thoải mái! (?).

    Ông Bảy có vẻ mệt mỏi, giọng của người nhổ răng các tù nhân khét tiếng giờ cũng phều phào vì tuổi già gẫy hết răng. Dường như, ở tuổi ngoài 80, da mồi như chuối chín trứng cuốc, ông cũng như chuối chín trên cây rồi. Ở tuổi ấy, như người ta nói, quỷ thần không chấp nhắt họ nữa, làm nhà không phải xem hướng nữa; và công với tội ở trần gian, chúng ta cũng đừng nặng nề nữa. Ông trời ném ông Nhu vào cái vòng tàn ác kinh thiên như ông Nhu, bảo là thời thế thế thế thời phải thế cũng chỉ đúng một phần, nhưng cái quan trọng là con người ông đã nỡ để cho sự tàn độc sống với mình quá lâu. Nỡ biến mình thành chó săn cho sự tàn độc với đồng bào mình sao? Ông Nhu phải chịu trách nhiệm về việc đó, ông ăn chay trường và niệm Phật cũng chửa chắc đuổi được Quỷ sứ ra khỏi con người ông. Song, đó là việc của ông, tha thứ cho người đã quy hàng cái Thiện như ông, là trách nhiệm rất Người trong mỗi chúng ta. Tôi nhẫn tâm hỏi thêm về cái ác, cái việc đóng 16 cái đinh dọc một cơ thể người, đóng đinh to, cắm phập sâu hoắm đến mức mấy chục năm sau khi Nhà nước ta tổ chức đào hố chôn tập thể lên; ông Nhu im lặng, ông kể về việc “chúng nó” dùng ván có đinh tra tấn người, về việc có người bị đánh chân tay gẫy cù lìa làm hai ba đoạn, có khi “nó xé người ta làm bốn mảnh”. Chúng nó chứ không phải là Bảy Nhu. Sẽ không ai bất ngờ khi ông Nhu nói thế và thậm chí phủ nhận nhiều tội ác của mình - dẫu rằng đã có hàng nghìn tù nhân sống sót mà không có mắt cá chân, không có răng, mù mắt, tàn phế đã về lại Di tích Nhà tù Phú Quốc rồi tố cáo Bảy Nhu cùng đồng bọn… Tôi cũng không bất ngờ khi trích các báo cáo truy tìm hài cốt của Sở LĐTB&XH Kiên Giang năm 2008 (với các trường đoạn viết về các di cốt vĩnh viễn không bao giờ được tìm thấy, bởi ban cai quản nhà tù Phú Quốc đã lùa các tù binh lên máy bay, ném xuống Vịnh Thái Lan) cho ông Nhu nghe, ông Nhu thở hắt như đuổi khách: “Hồi xưa máy bay quân sự là của Mỹ thôi ấy, toàn là người Mỹ lái chứ bọn tôi lái đâu mà chúng tôi biết”.

    Ông Nhu bị bệnh khớp hành hạ, nhà khó khăn, đàn con cháu, người tai nạn chết, người sống nghèo ít học khắp nơi. Song, dường như sự thanh bần nào đó, sự chay tịnh niệm Phật vớt vát cuối đời nào đó của ông cũng đã là sự ưu ái quá lớn của xã hội ta, của số phận với ông ta rồi. Trước lúc chia tay, run run nhận món quà của người khách xa, ông Nhu hồ hởi khoe: thế là nội ngoại tôi có đủ 6 đứa cháu rồi. Tôi muộn đường con cái, vì lúc ở ngoài đảo, cuộc sống chẳng khác gì các tù nhân Côn Đảo, tôi có được gần vợ đâu mà đẻ. Vợ ở tít mãi Sài Gòn.
    Last edited by RPe; 08-05-2010 at 08:51 PM.

  5. #5

    Mặc định Lời kể của người cai ngục

    Khi có ý định gặp Bảy Nhu, tôi nghĩ lung lắm. Làm sao gặp được Bảy Nhu thuận tiện nhất? Buổi tối, tôi dạo bộ trên cầu cảng của Sở chỉ huy Vùng 5 Cảnh sát biển. Nhìn hàng trăm ánh đèn lấp lóa của tàu cá neo đậu trong vịnh An Thới với sự bình yên xứ đảo, không làm tôi nguôi ngoai những suy nghĩ về hàng ngàn chiến sĩ cách mạng hy sinh, mất tích… trong cái địa ngục trần gian khổng lồ - trại tù binh Phú Quốc. Hiện tại, hơn 3/4 trong số họ vẫn chưa tìm thấy hài cốt, đang vùi sâu đây đó khắp nơi trên đất đảo này, hay dưới biển khơi sâu thẳm? Cuộc tìm kiếm hài cốt các liệt sĩ chắc chắn sẽ còn là một hành trình dài...

    Bất chợt, một ý tưởng lóe lên: Mình nên đến nhà Bảy Nhu một mình. Trước đây các đoàn đến nhà, có thể do đông người, ông ta ngại không nói hết? Giờ đi một mình, may ra...

    Sáng sớm, được người dân địa phương chỉ đường, tôi lội bộ vượt dốc, theo con đường mòn lở xói, lổm ngổm những ổ gà, tìm đến nhà Bảy Nhu. Ông Bảy Nhu có ở nhà. Ông tiếp người lạ với vẻ không vồn vã. Thú thực, khi ngồi trước mặt Bảy Nhu, tôi rất phân vân nên bắt đầu câu chuyện như thế nào. Phía sau con người này là gì? Sau khi đất nước thống nhất, chính quyền Mỹ đã 4 lần đề nghị Bảy Nhu nhập cảnh qua Mỹ nhưng không hiểu vì lẽ gì ông ta không đi, lại ở lại ngay cạnh nhà tù...?

    - Ông Bảy năm nay bao nhiêu tuổi rồi? Tôi bắt đầu câu chuyện rất tự nhiên sau lời giới thiệu về mình.

    - Ừa, tui đã 82 tuổi rồi. Thấy tui cao tuổi, mấy người bà con ở Đồng Tháp nhiều lần khuyên tui về bên ấy sống, nhưng tôi không về.

    - Ở Đồng Tháp sao, huyện nào vậy ông Bảy? Tôi hỏi.

    - Tháp Mười chú à!

    - Đó là vùng căn cứ cách mạng trong kháng chiến chống Mỹ, nhiều người làm cách mạng, giúp đỡ cách mạng. Vì sao ông lại đi phục vụ cho chính quyền ngụy?

    - Hai em trai tôi, cháu tôi, dâu… cũng đều tham gia hoạt động cách mạng đấy chứ. Riêng tôi bị tổng động viên đi lính cho Pháp từ lúc 20 tuổi, sau đó làm cho chính quyền ngụy. Đầu năm 1968, tôi được điều ra Phú Quốc khi Trại tù binh cộng sản Phú Quốc mới được Chính quyền Sài Gòn thành lập. Hồi đầu, chỉ huy nhà tù để ý tôi dữ lắm vì gia đình có người theo cách mạng. Vì thế tui mới cố làm việc để chúng khỏi nghi ngờ.

    Ông Nhu ngụy biện. Tôi nghĩ thầm, nhưng lại hỏi Bảy Nhu theo hướng khác.

    - Vậy sau khi thống nhất, có nhiều người làm trong trại tù binh đã bằng cách này hay cách khác vượt biên, rời khỏi đất nước vì ngộ nhận sẽ bị trả thù. Sao ông không đi?

    - Tôi có quá nhiều tội lỗi với Tổ quốc. Sau khi Sài Gòn được giải phóng ngày 30-4-1975 thì ngày 14-5-1975, cán bộ đến gọi tôi đi học tập cải tạo, đến năm 1979 thì xong. Nhiều năm sau khi giải phóng, tôi ít đi ra ngoài. Hồi ấy, nói thiệt với chú, cứ mỗi lần có đoàn nào vào nhà, tôi thót cả tim. Lúc ấy, tôi nghĩ, liệu mình có bị bắt tiếp không? Rồi nữa, những tù binh từng bị tôi tra tấn, liệu có ngày nào họ quay trở lại trả thù? Nhưng sau này tôi mới hiểu hết chính sách khoan hồng của Đảng, Nhà nước, những tù binh cũ trở lại đều đến với tôi bằng cả tấm lòng vị tha, sự bao dung lớn lao

    Bảy Nhu kể cho tôi nghe lần ông gặp anh Lê Xuân Cát (hiện nay đang ở thị trấn Gia Ray, huyện Xuân Lộc, Đồng Nai) một trong 21 người đào thoát khỏi nhà tù vào đêm 20-1-1969 bằng cách đào đường hầm dài 120 mét tại khu giam do ông quản lý: “Lần ấy, Ban chỉ huy, giám thị không hiểu bằng cách nào mà các tù binh lại đào hầm một cách tài tình và bí mật trong suốt thời gian dài. Hồi trùng tu khu di tích, Ban quản lý Di tích nhà tù Phú Quốc nhờ tôi tham gia góp ý và chỉ vị trí đường hầm nêu trên. Và thật tình cờ, dịp đó, anh Cát cũng ra thăm khu di tích nhà tù Phú Quốc. Khi giáp mặt, anh Cát nhận ra tôi ngay, đối xử với tôi như người thân lâu ngày gặp lại và nhắc về vụ vượt ngục chấn động ấy. Cách cư xử của anh Cát làm tôi hổ thẹn về tội lỗi của mình quá, không dám nhìn thẳng vào anh. Lúc ấy, tôi sợ đối diện với sự thật trong quá khứ, sợ nụ cười đầy bao dung anh ấy dành cho tôi. Tôi có mạnh dạn hỏi anh Cát là làm sao các anh đào hầm được? Anh Cát có kể với tôi rằng: “Đợt ấy, nhóm của tôi đào suốt 5 tháng trời. Lúc đầu, tính đào hầm thẳng ra đường lộ cho gần, nhưng sau đó phát hiện gần lộ có chốt quân cảnh, nên anh em phải đào ngược lại rất khó khăn. Để giấu đất, chúng tôi dùng dây màn buộc hai ống quần chặt vào chân. Đào đến đâu bỏ đất vào ống quần. Sáng ra đi tắm, xả nước cho chảy ra ngoài...”.

    Càng đi sâu vào câu chuyện với Bảy Nhu, tôi càng được gợi mở về những thông tin, trước đây chưa sách báo nào nói đến, có thể phục vụ cho công tác xác định và tìm kiếm hài cốt liệt sĩ.

    Bảy Nhu tiếp tục câu chuyện đang kể. Ngoài trời, những tia nắng đã hắt vào hiên nhà sau cơn mưa, ký ức nhà tù hiện rõ mồn một...

    - Chế độ đối với tù binh ngày càng siết chặt. Ai hội họp, treo biểu ngữ, rải truyền đơn… đều bị đối xử bằng vũ lực, vũ khí, cắt phần ăn. Ai vượt ngục, nếu phát hiện sẽ bị bắn chết ngay.

    - Những tù binh chết trong tù được chôn cất như thế nào? Tôi ngắt lời ông Nhu.

    - Trong trại giam có một người phụ trách việc này. Bây giờ tôi không thể nhớ tên. Ông này sau 1975, có ở lại Phú Quốc, bị bệnh lao rồi chết. Hồi ấy, khi có tù binh chết, người phụ trách chôn cất, hai viên quân cảnh đi theo bảo vệ và 4 người tù đi xe tải đưa người tù hy sinh ra nghĩa địa. Trước năm 1971, khi chôn cất không có bia mộ. Thi hài chỉ được bọc chiếu, tấm ni lông, bao bố.

    Sau này quy tập liệt sĩ, có trường hợp tìm thấy cả di vật ghi tên, ngày mất, quê quán ở trong hài cốt hoặc trên mộ, anh biết vì sao không? Là do mấy anh bạn tù đi theo lúc chôn thường lén bỏ miếng tôn khắc hoặc vẽ tên, quê quán, ngày mất vào chôn cùng. Lúc đi chôn, mấy viên quân cảnh và người phụ trách rất sợ bị du kích phục kích, thường chỉ chú ý đến quan sát, cảnh giới, chứ ít để ý đến việc chôn lấp ra sao. Hố đào xong, mấy người tù lén bỏ những miếng tôn đó vào huyệt, hoặc nhét vào thi hài bạn tù. Chôn xong, là nhanh chóng ra về...

    Khi nghe Bảy Nhu nói đến chi tiết này, tôi chợt nhớ đến những hiện vật trưng bày tại Di tích lịch sử nhà tù Phú Quốc được tìm thấy trong quá trình quy tập hài cốt liệt sĩ nhà tù Phú Quốc. Đó là những tấm tôn, đế dép cao su, mảnh gạch hoặc mảnh gỗ, lọ thuốc… được khắc, bỏ thông tin về tên tuổi, quê quán, ngày hy sinh vào… Hóa ra, là do các bạn tù làm, chôn theo thi hài liệt sĩ. Nhờ đó, giúp lực lượng quy tập xác định được thông tin về liệt sĩ. Như trường hợp, nhờ chiếc dép tìm được khi khai quật mới xác định được liệt sĩ Đặng Hồng Sơn (tức Đặng Thái Lập hay Hoàng Sơn), sinh năm 1945 ở số 3/4 phố Đội Cấn, Hà Nội, nguyên là chiến sĩ công binh thủy, hy sinh ngày 20-2-1971 trong trại giam. Các bạn tù đã khắc những chi tiết trên vào đế chiếc dép cao su và xỏ vào chân anh Sơn khi đưa anh ra nghĩa địa. Trong những ngày tháng bị chế độ tù đày, những người bạn tù, những đồng đội vẫn cố gắng để lại những thông điệp cho ngày mai. Họ vẫn luôn tin rằng lịch sử sẽ sang trang, chính nghĩa sẽ thắng, đất nước sẽ thống nhất để thế hệ mai sau có thể trả lại tên cho các chiến sĩ cách mạng kiên trung, giữ vững khí tiết cách mạng nơi tù ngục bạo tàn.

    Trở lại câu chuyện, Bảy Nhu kể: “Mãi đến năm 1971, nhà tù mới có chính sách làm bia mộ, khu nghĩa địa chôn cất tù binh cộng sản được dựng cổng bằng hai cây gỗ thông, treo tấm bảng ghi: “Nghĩa địa tù binh cộng sản”. Cả khu vực rộng hơn 11.000m2. Tôi nhớ rõ, trước 1968, một phần của khu nghĩa địa đã bị ủi phẳng một lần, vì thế những lần quy tập hài cốt sau này mới có tình trạng phát hiện nhiều lớp hài cốt liệt sĩ ở độ sâu 3-4 mét. Năm 1985, ông Dương Tấn Đấu (Tư Đấu), Phó trưởng phòng LĐ-TB-XH huyện Phú Quốc mời tôi cùng tham gia giúp quy tập liệt sĩ. Tôi đồng ý và có nói với ông ấy rằng, còn rất nhiều hài cốt chưa được tìm thấy. Tôi kể một câu chuyện này để thấy tù binh cộng sản bỏ xác trong rừng còn nhiều. Đó là một đợt vượt ngục ở miếu Cô Sáu. Bữa đó, các tù binh được đưa lên dốc Cô Sáu. Lợi dụng khi xe mất trớn đang ngừng lại để gài số lấy đà vượt dốc, mọi người lao vào giết 3 quân cảnh và giám thị, tài xế rồi tẩu thoát vào rừng. Chỉ 10 phút sau, còi báo động ầm vang. Trực thăng được điều động truy lùng. Khi phát hiện được tù binh, máy bay đã bắn chặn đầu, khóa đuôi, không lối thoát. Những người bị trúng đạn chết vùi trong rừng nên sau này rất khó tìm kiếm, quy tập hài cốt. Hơn nữa, có những trường hợp việc chôn cất lén lút, mà ngay cả nhiều người trong trại giam không biết như trường hợp ở đồi 37.

    Ông Bảy Nhu đã kể lại trường hợp này: Đó là vào năm 1985, ở đồi 37, thuộc ấp 4, thị trấn An Thới có ông lão làm rẫy phát hiện có rất nhiều gò mả. Nhưng ông không kể với ai. Có bận, tôi tình cờ ghé thăm. Ông lão dẫn tôi ra rẫy bảo:

    - Anh Bảy à, ở rẫy nhà tôi sao có nhiều mả quá. Hồi anh còn ở trong trại tù binh có nghe đến khu này không?

    - Không. Làm gì có khu nghĩa địa nào ngoài khu đồi 100! - Tôi trả lời vậy. Nhưng khi ông lão dẫn tôi ra xem thì đúng thật, có rất nhiều ngôi mộ. Sau đó, tôi liên lạc ngay với anh Tư Đấu báo tin, chính quyền địa phương cất bốc được 22 hài cốt liệt sĩ.

    - Tổng cộng cả đồi 37 và đồi 100, đến lần tìm kiếm đang thực hiện mới chỉ có khoảng 1.000 liệt sĩ. Trong khi các số liệu trước đây công bố là con số 4.000 người chết. Tôi tỏ vẻ thắc mắc.

    - Tôi không nắm được con số tổng thể. Những con số thì cần phải kiểm chứng. Những liệt sĩ chưa tìm thấy thì cần tiếp tục tìm, quy tập. Nhưng thực tình việc này lúc đó rất khó biết chính xác. Nhất là trước năm 1969, tình hình hỗn loạn mà. Theo đánh giá của tôi, số tù binh chết hơn 2.000 người. Bảy Nhu nói.

    Tôi định ngắt lời Bảy Nhu, nhưng rồi khựng lại, chợt nghĩ đây không phải là lúc tranh luận. Về số liệu tù binh hy sinh, tôi xin để dành ở một bài viết khác.

    Bảy Nhu nói tiếp:

    - Bây giờ, tôi cố giúp tìm kiếm hài cốt liệt sĩ để chuộc lỗi. Hơn nữa, tôi không muốn nhắc lại chuyện cũ nên có nhiều người hỏi chuyện về những năm tháng ở trại tù binh Phú Quốc, nhưng tôi không nói. Tôi biết mình sai và cố gắng sửa trong mấy chục năm qua. Tôi không về Tháp Mười hay đi Mỹ để sống cũng vì lẽ đó.

    Giọng ông Nhu khàn đục, vẻ mặt ân hận, mệt mỏi. Trước hiên nhà, nắng trưa đổ gay gắt trên nền đất sũng nước sau cơn mưa. Tiếng máy cuốc của đội K92 nổ đều đều trên đồi 100 chợt vọng lại trong gió rừng tràm. Đã đến lúc tôi phải ra về. Những thông tin ông Nhu vừa bộc lộ gợi cho tôi một hướng tìm kiếm khác...

  6. #6

    Mặc định

    Tình yêu, tình thương, trách nhiệm, sự tha thứ, hoà bình... - những khái niệm cơ bản, lớn lao ấy - tôi đã hiểu thêm một chút trong bốn ngày ra đảo Phú Quốc

    Tình yêu

    Mệt lử sau 14 giờ đồng hồ từ TPHCM ra Phú Quốc (PQ) bằng ôtô, tàu cao tốc, 16 giờ 30 ngày 12.3, vừa vào khuôn viên Bộ tư lệnh vùng 5 hải quân (V5, thị trấn An Thới), tại hội trường cũ, các đoàn viên chi đoàn Bảo tàng chứng tích chiến tranh TPHCM (BT) bắt tay ngay treo 19 pano của triển lãm lưu động "Tình yêu trong chiến tranh".

    "Thoạt đầu, chúng tôi định tổ chức triển lãm, giao lưu văn nghệ chỉ phục vụ đội quy tập hài cốt liệt sĩ K92 (K92). Các anh V5 biết, đề nghị mở rộng giao lưu tới cán bộ, chiến sĩ V5 (CB-CS)", anh Nguyễn Văn Hùng - tổ trưởng tổ sưu tầm BT - cho biết.


    Tối 13.3, sân chính Bộ Tư lệnh, trong ánh trăng trong đêm 17, gần một ngàn CB-CS đến dự đêm văn nghệ. Tiết mục "cây nhà-lá vườn" của đoàn BT xen lẫn tiết mục của Đội Văn nghệ xung kích V5.

    "Đất liền", "biển đảo" say sưa hát về tình yêu người lính, tình quê hương với tất cả nhiệt tình tuổi trẻ! "Cuộc giao lưu tổ chức, đặc biệt, trong Tháng Thanh niên góp phần làm phong phú đời sống tinh thần người lính đảo! Khắc phục khó khăn, chúng tôi vững vàng trên các đảo tiền tiêu vùng biển Tây Nam Tổ Quốc!", đại tá Ngô Văn Phát - Chính uỷ vùng - nói.

    Xen giữa các tiết mục văn nghệ, BT chiếu phim "Yêu như là sống" của ĐTH TPHCM, kịch bản phim dựa trên nội dung triển lãm - về những mối tình sắt son, kỷ vật tình yêu của những người lính trong hai cuộc kháng chiến. "Các "cụ" ngày xưa đợi chờ nhau hàng chục năm!

    Trẻ bây giờ, nhiều khi, "nhất cự ly - nhì cường độ". Hoàn cảnh xa xôi, lính đảo tìm người yêu khó lắm. Sao báo Lao Động không còn mục "CLB bạn trăm năm" nữa để chúng em gửi thư kết bạn?" - Tùng, chiến sĩ radar TL, người Hà Tĩnh hỏi tôi.

    Tùng năm nay 32 tuổi, con trai trưởng, chưa mảnh tình vắt vai, "Bọ, mạ đỏ mắt mong em có vợ" - Tùng cười.

    Mở lòng tâm sự, "lộ bí mật" về những lá thư gửi vợ, đại tá Phát mỉm cười: "Đầu thư, vợ kể, con ốm, mình lo, thương con quá. Cuối thư, vợ viết, anh cứ yên tâm, em lo được, mà thấy vững dạ".

    Những lá thư cũng là "bằng chứng" tình cảm của gia đình thiếu tá Phạm Hồng Sơn - trợ lý Ban tuyên huấn vùng. Vợ anh Sơn là cô giáo ở Hải Phòng. Một năm vợ chồng anh chị gặp nhau một lần vào dịp phép.

    "Trò chuyện với một số người lính trẻ chưa có người yêu, tôi thấy, hình như lo chuyện tình cảm cho họ là vấn đề cũng nan giải?", tôi nói với đại tá Đậu Khải Hoàng - Chủ nhiệm Chính trị. Ông cười: "Chuyện tình yêu - "tự thân vận động" chứ".

    Trước khi chia tay, Tùng bảo: "Chị nghe nhé, em đọc mấy câu thơ: Có bao giờ em hỏi đại dương xanh/ Biển mênh mông và hiền hoà đến thế/ Anh sẽ là hạt cát giữa biển xanh/ Xin muối mặn vì Tổ quốc mãi mãi".

    Tình thương, trách nhiệm

    9 năm sau ngày cùng đồng nghiệp Cao Hùng theo cô Năm Nghĩa đi tìm hài cốt liệt sĩ ở Bình Dương, chiều 13.3, tôi mới gặp lại cô ở tượng đài Nắm đấm (TĐ) - khu Nghĩa địa tù binh - gần Di tích Trại giam tù binh Phú Quốc (TGTBPQ) - nơi từ tháng 8.2008 đến nay K92 tìm được 1207 hài cốt liệt sĩ và đã được đưa về an táng tại Nghĩa trang liệt sĩ PQ. Từ tháng 10.2008, cô Năm được mời ra PQ cùng K92 tìm mộ liệt sĩ.

    Chiều 13.3, nắng rát như đổ lửa, chúng tôi được phép theo cô và K92 bốc hài cốt trong khu đất trong khuôn viên kho quân trang của V5 nằm phía đông TĐ, sâu vào 850m. Tại đây có 4 hố chôn.

    Máy xúc đang cạp đất ở hố số 4. Cô Năm, 4 thành viên K92 xuống hố. Hơi đất hôi, hăng xịt bốc lên. Tôi khó thở, choáng nhẹ.

    Cẩn thận gợt từng chút đất, nhặt chút xương còn lại của các liệt sĩ bỏ trong lá cờ, cô Năm nói khẽ: "Mùi hoá chất mấy chục năm không hết! Đây là hố chôn tập thể, chúng rải hoá chất. Hầu như không ai còn nguyên vẹn...". "Vì sao cô biết chỗ này có hài cốt, chỗ kia không?" - mọi người hỏi cô Năm. Cô mỉm cười: "Nghề và trách nhiệm của mình mà!".

    Rời khu nghĩa địa, tôi chia sẻ băn khoăn với chị Huỳnh Ngọc Vân - Giám đốc BT - về vấn đề bảo hộ lao động của thành viên K92 còn khá sơ sài. Chị Vân cho biết: "Sau mấy lần xuống K92, BT có gửi tặng anh em đồ bảo hộ lao động. Nhưng họ bảo đi găng tay, vướng, khó làm việc. Đợt này xuống thăm, BT xin bệnh viện 115 hòm thuốc gồm 12 loại cơ bản nhất tặng anh em".

    "Thỉnh thoảng đội cũng cho đi kiểm tra sức khoẻ. Em chưa phát hiện bệnh nan y gì ráo trọi" - Toản, thành viên K92, cười.

    Sáng 16.3, về TPHCM, tôi, Ngọc Hằng - phó bí thư chi đoàn BT - vào bệnh viện 175 thăm trung tá Nguyễn Văn Cao - nguyên đội phó đội K92. Một trong những nguyên nhân anh Cao ngã bệnh là bị ảnh hưởng từ môi trường làm việc độc hại.

    "Viêm xoang là bệnh phổ thông của anh em đội K92. Công việc của chúng tôi vất vả, nhưng so với hy sinh của các bác, các chú, đã thấm vào đâu!", anh Cao nói.

    Tha thứ

    Mang hai gói đất có di cốt đặt cẩn thận vào quan tài phủ cờ đỏ sao vào đặt trang trọng trong lòng TĐ, thắp hương, chúng tôi cùng cô Năm tới nhà thượng sĩ Quân đội Việt Nam Cộng hoà Trần Văn Nhu - viên cai ngục khét tiếng tàn ác ở TGTBPQ năm xưa - nằm trong khu đất sát hàng rào DT TGTBPQ. Phải qua cửa canh gác của bộ đội mới vào tới nhà ông Nhu.

    "Mặc cảm vì những tộc ác đã gây ra, ông Nhu thường từ chối các cuộc tiếp xúc. Hôm nay ông đồng ý gặp vì tôi nói có mang cho ông hai bức hình các chú cựu tù PQ chụp chung với ông hôm 21.12.2008 - đợt truy điệu liệt sĩ lần đầu", chị Hương - đại diện Ban liên lạc tù binh VN (Ban) tại PQ - nói.

    Nhà ông Nhu mới xây, sơn hồng tím nổi bật giữa vườn cây trái xanh om. Ông Nhu ngồi võng dưới tán cây xoài. Đây là lần đầu tiên cô Năm gặp ông Nhu.

    Lặng người rất lâu, cô hỏi khẽ: "Ông khoẻ không?". Hồi lâu im lặng nhìn khăn rằn cô Năm quàng trên vai, ông Nhu nói khẽ " 83 tuổi rồi, cái chân tôi thường nhức".

    Anh trai cô Năm - liệt sĩ Vũ Văn Mậu, một tù binh TGTBPQ, vượt ngục, bị cai ngục bắt lại, tra tấn cực kỳ dã man, hy sinh 24.7.1972. 1999, ra PQ, cô Năm tìm thấy hài cốt anh mình.

    Chị Hương đưa ông Nhu bức ảnh nhỏ chụp bốn cựu tù PQ với ông Nhu đứng giữa. Trong số họ có những thương binh 91%, từng bị ông móc mắt, đánh rụng răng. Còn đằng sau bức ảnh chân dung ông Nhu, ông Nguyễn Dương Kế - một cựu tử tù vượt ngục thành công - đề hàng chữ: "Kính chúc anh Bảy Nhu gặp nhiều may mắn".

    An bình

    Trong số những người đi cùng cô Năm bốc hài cốt chiều 13.3, có Hằng, Tùng - sinh viên năm 5, ĐH Kiến trúc TPHCM. Họ đi khảo sát để chuẩn bị làm đề tài tốt nghiệp về một dự án quy hoạch Khu tưởng niệm Nhà tù PQ. "Dự án ấy có tên An Bình, rộng 484ha, nằm giữa bãi Sao và bãi Kem, nằm giữa có nghĩa địa này đây" - cô Năm nói.

    Tôi đọc công văn ký ngày 29.1.2009 gửi đến Bộ VH-TT-DL của Ban LLTB VN do Trưởng ban Phạm Bá Lữ ký. Các cựu tù PQ kiến nghị "Có kế hoạch xúc tiến việc bảo tồn các hố chôn tập thể, bởi đây là một trong những chứng tích quan trọng nằm trong quần thể DT TGTBP
    Trả lời cho tôi câu hỏi "Nên nói thế nào về chiến tranh của VN trong bối cảnh hiện nay, làm thế nào để truyền lại một cách tốt nhất ký ức về chiến tranh cho thế hệ trẻ? Làm gì để giữ một cách tối đa ký ức sinh động của những người đã trải qua chiến tranh để truyền lại cho thế hệ mai sau", chị Huỳnh Ngọc Vân nói: "Riêng đối với DT TGTBPQ, theo tôi, mục tiêu hàng đầu là nên ráng giữ nguyên trạng 4 hố nơi đã tìm thấy hàng ngàn hài cốt liệt sĩ và có những công trình kiến trúc sao cho phù hợp với di tích. Dự án nên là công trình-quần thể di tích đáp ứng yêu cầu mỹ thuật, phù hợp, đáp ứng nhu cầu tâm linh của những người con, cháu các liệt sĩ đã hy sinh, vừa là nơi đông đảo người dân có thể đến tham quan, thư giãn, tìm hiểu lịch sử,... Điều này rất quan trọng, đòi hỏi chúng ta có những kiến trúc sư tài năng, có "con mắt biết nhìn cái đẹp", đồng thời có kiến thức về lịch sử, bảo tàng học, thực sự có tâm, trân trọng quá khứ.

    Trong lịch sử đấu tranh ở TGTBPQ có những ngày quan trọng, như ngày lính xả súng bắn chết hàng trăm tù nhân ở trại B8, ngày trao trả tù binh năm 1973, ngày 30.4... Những ngày ấy, khi công trình đã hoàn thành, làm sao thu hút giới trẻ tới Phú Quốc. Kinh nghiệm từ Nhật Bản, ngành BT của họ đã đưa được 67% dân Nhật tới BT Hiroshima. Chúng ta cũng làm sao để thanh niên Việt Nam có thể tự hào, trong đời có một lần đã tới thăm Côn Đảo, Phú Quốc...".

    Truyền Lâm

  7. #7

    Mặc định

    Biết đâu sự thật mà bàn
    Nhìn đóng xưng tàn ai khổ hơn ai

  8. #8

    Mặc định

    Phiên tra tấn của tên cai ngục tàn ác nhất lịch sử VN
    Thứ Bảy, 29/05/2010 --- cập nhật 08:02 GMT+7


    Có một sự thật, từ khi nhà ngục Phú Quốc hết sứ mệnh địa ngục trần gian của nó (năm 1973), “bức màn đen tối” che phủ các “sân khấu” tra tấn bất nhân kiểu nhổ răng, lấy mắt cá chân, tẩm đốt dương vật tù nhân, luộc người trong chảo nước sôi... đã được vén lên.


    Cai ngục Bảy Nhu cùng người thân.


    Gậy biệt li, vồ sầu đời đã theo lời kể của hàng nghìn, hàng vạn người tù sống sót tỏa đi khắp mọi miền. Viên cai ngục Bảy Nhu cũng trở nên khét tiếng qua nhiều tài liệu bảo tàng, nhiều cuốn sách, bài báo đương thời và sau này. Tuy nhiên, vì thời gian xa xôi dần, vì một bên là “địa ngục” của “quỷ sống” ẩn dật với một bên là tráng chí của những người Cộng sản quật cường đã về lại quê hương, cho nên, các câu chuyện về mấy chục ngón đòn tra tấn đã đi vào “văn sách” của trại tù binh kia vẫn bảng lảng đó đây, cứ như là huyền thoại.

    Đó là lí do để người viết bài này quyết tâm tìm Bảy Nhu, gặp, trò chuyện với các nạn nhân của các trò “ăn thịt người” mà Nhu cùng các “thuộc hạ” của ông ta đã tiến hành. Tiếp theo, với sự trung thực trong từng chi tiết nhỏ nhất, người viết xin được “phục dựng” lại một phiên tra tấn tàn bạo nhất mà lịch sử loài người đã từng có được...

    Có khi, hứng lên là quân cảnh “nã” vài quả cối, khênh 80 xác tù nhân đi

    Ông Vũ Minh Tằng kể: Tháng 9 năm 1967, sau khi bị bắt ở hang đá Chẹt ngoài Quảng Ngãi, tôi bị địch “di lí” ra Nhà tù Phú Quốc, bị tra tấn dã man. Bấy giờ tôi 27 tuổi, đã có vợ và 2 con ở quê nhà Nam Định. Sau khi đưa khoảng gần 100 đồng đội vượt ngục thành công, đã bị lộ do địch “cài” người giả làm tù nhân vận động “chiêu hồi”, thế là tôi bị Nhu và đồng bọn nhốt vào chuồng cọp.

    Tại đây, tôi đã chứng kiến nhiều người chết bởi tay Nhu lắm. Ngày nhiều thì khoảng 80 người tù bị giết chết, ngày ít nhất cũng 20 “mạng”. Tôi miêu tả để nhà báo hình dung: tường chuồng cọp rộng 24m2, trần chỉ cao có 1,8m - thế mà nó lèn vào đó 300 người, tù nhân phải nằm ngồi, đè lên nhau như trong một cái bu gà đầy ự. Bờ tường sắt dày tới 20cm. Nó có một cái lỗ thông hơi, ở đó chỉ đút lọt được một cái cổ tay người, chứ không vừa được cái nắm đấm. Thế là, chúng tôi cứ thay nhau đến gần lỗ thông hơi đó để hít được hơi sương biển bên ngoài, với hi vọng là mình sẽ còn sống được. Bên trong ngột ngạt lắm. Người sống và người chết ở lẫn lộn, đôi khi không tài nào phân biệt được, vì rất nhiều người thoi thóp. Cứ thấy người chết đến đâu, nó lại lèn thêm một đợt nữa vào cho đầy “chuồng” (đủ lưu lượng 300 người!).



    Làm lễ truy điệu cho chiến sĩ đã hi sinh ở nhà tù Phú Quốc.


    Đợt mà tôi sống sót ra khỏi chuồng cọp, cả chuồng chỉ còn sống có 18 anh em thôi. Trong khi, lúc nào ở đó cũng chặt cứng lưu lượng là 300 người trong diện tích 24m2! Ví dụ, hôm nay chết 70 người, tối đến nó đếm xác, khênh đi, lại lèn thêm 70 người khác vào thay thế. Trong 24m2 đó, có đủ người Việt, Lào, Campuchia...

    Tôi không thể nào quên được, vào tháng 12/1971, hôm đó cũng tối trời như thế này, khoảng vào giờ tôi nói chuyện với anh đây (21 giờ), Nhu và đám quân cảnh điệu tôi ra khỏi chuồng cọp. Nó dùng chày đập dần dần, từng nhát một, đập vỡ đầu gối tôi, đóng đinh vào hai chân tôi, từng chiếc đinh một. Tôi thấy đầu gối mình lạo xạo, vỡ vụn, rồi tôi không biết gì nữa. Nó lại đổ nước vào mặt cho tôi tỉnh. Tôi thầm lạy bố mẹ, thầm vĩnh biệt vợ và các con, rồi tính đường để chết. Nhưng nó không muốn tôi chết ngay. Nó muốn tôi phải vào chuồng cọp, biệt giam, rồi tra tấn thật nhiều ngày cho đến chết. Nó không bắn cho tôi chết luôn đâu! Nó muốn mình phải chết một cách từ từ, vừa chết vừa nhớ lại về quê hương, đất nước, bố mẹ, vợ con, chết âm chết ỉ, chết đi sống lại cơ.

    Có ngày ở chuồng cọp đó chết tới 70 - 80 “khênh” (“thuật ngữ” ông Tằng và đồng đội dùng để chỉ những người chết bị khênh đi) đấy. Nó cho từng xác người vào quan tài rồi chậm rãi mang từng cỗ quan tài đi... ném xuống biển. Nó bắt tôi nhìn các cảnh kinh hoàng đó. Nó để cho tôi co tay sờ vào đầu gối mình lạo xạo, chi chít những cái đinh sắt dài mười phân (centimet). Sau gần 40 năm, đầu gối của tôi bây giờ vẫn chắp vá từng mảnh lục cục, lạo xạo, sờ vào đó có cảm giác rõ ràng, các chốt đinh nó vẫn sâu hoắm còn đây, nhìn rõ lắm.

    Sau màn đập mắt cá chân, đóng đinh vào cơ thể, là đến “đặc sản” riêng của Nhu: Đục răng. Vẫn một cái tuýp nước bằng sắt, nó ghè vào miệng tôi, ghè đến lúc tôi ngất, nó cho đổ nước bắt tôi uống, uống đến trướng bụng tôi lên. Tôi ngất 9 lần sau mỗi cú ghè và tôi lần lượt nuốt 9 cái răng của tôi vào bụng, cùng với rất nhiều máu. Nhu không được “vinh dự” ngồi chờ nhìn tôi nhằn 9 cái răng của tôi ra, đặt lên bàn “cống” cho nó, chắc nó hậm hực lắm. Tôi luôn tin là tôi sẽ chết vì tay Nhu, tôi phải chết cho đáng mặt nam nhi thời đất nước còn lầm than! Tôi là Phó Bí thư chi bộ ở trại tù, tôi vận động anh em học tập chính trị, chống bọn “chiêu hồi”, vượt ngục bất cứ khi nào có thể. Biết thế, nên Nhu và đồng bọn càng tổ chức nhiều trò tàn độc hơn để đầy đọa tôi và cũng là hăm dọa tinh thần mọi người.

    Đến mức như thế này thì anh bảo là… có rách giời rơi xuống không. Có lúc thằng quân cảnh gác ở chòi gác, đang yên đang lành, Nhu hứng chí ra lệnh đáp (bắn) một quả cối 82 xuống khu tù nhân, vài ba chục “khênh” (người chết), có những lần 80 khênh. Chúng nó tuyên bố, kể cả chết hết đám đó (tù binh) nó chỉ mất năm cắc, là 5 xu thôi (trong khi lương của Nhu là hơn 10 cây vàng/tháng). Rằng, nó lập một cái văn bản, nói rằng giới cầm quyền giam giữ tù binh nhìn thấy tù nhân nổi loạn, nên buộc lòng phải thi hành nhiệm vụ, phải nã vài quả cối 82 vào để trấn an tình hình. Thế là, xác người lại chôn lấp ngoài bìa đồi, hoặc ném thẳng xuống biển, sẽ không ai biết đấy là đâu.

    Tôi ra khỏi nhà tù, mất 66% sức khỏe. Cảm ơn anh cho tôi xem lại những bức ảnh ông Nhu ở tuổi 83 bây giờ, tôi không thể ngờ ông ta còn sống, không thể ngờ Nhà nước ta lại nhân đạo tha thứ cho hắn. Nếu gặp, tôi sẽ nói: “Mày tra tấn tao dã man quá, có vẻ như mày không phải là một con người nữa, Nhu ạ”. Tôi sẽ không đuổi đánh ông ta như cụ Út Minh mà nhà báo kể, là bởi vì, việc ông ta tiếp tục sống, là một việc cũng rất hay cho lịch sử. Là một lời tố cáo đanh thép nhất, là nhân chứng sống của địa ngục trần gian nhà tù Phú Quốc năm xưa. Mặt khác, nhìn vào sự độc địa của Nhu và đám quân cảnh, người ta còn thấy sự quật cường, sự can trường của những người tù chính trị ở Phú Quốc bấy giờ.

    Tôi còn nhớ, khi gần đến ngày buộc phải thả bọn tôi ra theo Hiệp định Paris (năm 1973), Nhu còn “tiếc nuối” bảo tôi là: “Mày có một cỗ ván (quan tài) rồi, nhưng mà mày không được chui vào cỗ ván đó (ý là còn sống sót). Chứ mày chui vào (chết vì tra tấn) thì bọn tao cũng thả mày xuống biển”.

    Viên cai ngục Bảy Nhu: “Sau này, tôi thấm thía hai chữ “Đồng bào” của người Việt Nam mình, quý hóa lắm”

    “Nhân nào quả nấy, tôi và Nhu cũng đã gần đất xa trời cả rồi, oán thán nhau, cũng chẳng ích gì nữa” - ông Tằng thở dài, ngồi im lặng như một pho tượng trong bảo tàng. Từ nanh vuốt của quỷ ngoài đảo Phú Quốc ra Bắc, ông Tằng được điều về công tác tại Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, làm đội phó đội an dưỡng hơn một năm trời. Sau đó, ông về quê, sống nốt phần đời với sự tàn phế mất 66% sức khỏe, với nghề làm ruộng.



    Một ngôi mộ tập thể được quy tập dựng tượng trưng giữa rừng, sau khi quy tập được hơn 1.300 bộ di cốt tù nhân tại Nhà ngục Phú Quốc.



    Bây giờ, ông Tằng hưởng chế độ của “bệnh binh 2”, mỗi tháng được 1,1 triệu đồng trợ cấp. Trong thời buổi “gạo châu củi quế”, giá cả leo thang chóng mặt, ông Tằng sống khốn khó, vết thương cũ hành hoành, ông đi lại chệnh choạng do đầu gối vỡ dập nhiều mảnh, đầu choáng liên tục vì thiếu máu não. Chưa hết, ông Tằng còn phải nuôi thêm người em trai tàn tật, bị gẫy cột sống từ năm 13 tuổi, năm nay đã ngoài 60 tuổi. Bà vợ ông Tằng thì cũng đã 72 tuổi, đầu gối lúc nào cũng xưng như cái ấm ủ do bệnh “thấp khớp đớp tim”. “Bà ấy nhà tôi sống bằng thuốc chứ không sống bằng cơm thịt rau cỏ như người thường đâu”. Tuổi già và nỗi tủi phận nào đó dâng lên, làm giọng cụ già hom hem Vũ Minh Tằng nghẹn lại, có gì đó thật chua xót.

    Oái oăm và tình cờ thay, khi gặp chúng tôi, Bảy Nhu cũng bị bệnh khớp hành hạ ghê lắm, đi cà nhắc y như… vợ ông Tằng. Nhà khó khăn, đàn con cháu, người tai nạn chết, người sống nghèo ít học khắp nơi. Song, dường như sự thanh bần nào đó, sự chay tịnh niệm Phật vớt vát cuối đời nào đó của Nhu cũng đã là sự ưu ái quá lớn của xã hội ta, của số phận với Bảy Nhu rồi. Trước lúc chia tay, run run nhận món quà của người khách xa, Bảy Nhu hồ hởi khoe: thế là nội ngoại tôi có đủ 6 đứa cháu rồi. Tôi muộn đường con cái, vì lúc ở ngoài đảo, cuộc sống chẳng khác gì các tù nhân, tôi có được gần vợ đâu mà đẻ. Vợ ở tít mãi Sài Gòn.

    “Tôi đi cải tạo, nhờ tinh thần cải tạo tốt, tôi được trở về nhà với đàn con của mình sớm hơn so với “bản án” khoảng 2 năm. Thế mà người ta kéo đến, người ta dằn hắt, bảo rằng sao thằng ác ôn nó lại được tha về. Tôi về, mặc áo lành người ta cũng chửi, mặc áo rách người ta cũng chửi. Nhiều người cứ xông lên đòi giết chết tôi. Chính quyền cơ sở đã bảo vệ tôi. Sau này, tôi thấm thía hai chữ “Đồng bào” của người Việt Nam mình, họ tha thứ cho tôi. Nghe nói ở nước ngoài, chữ Đồng bào không dịch được ra tiếng Tây, quý hóa lắm. Tôi tình nguyện làm công tác xã hội để chuộc lỗi lầm là vì thế” - Bảy Nhu tỏ ra xúc động nói...

    Theo VTC.vn
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  9. #9

    Mặc định

    Chào bạn, nếu bạn tìm được thông tin người nào ác hơn tên này thì tôi sẽ đẩy ông ta xuống vị trí phía dưới chứ có vấn đề gì đâu?

    chúng ta ở diễn đàn này cùng nên bàn về lịch sử với sự hiểu biết và tìm hiểu kiến thức và lòng nhân ái. Chứ đừng mang định kiến hay lòng sân hận gì gì lên đây nó không phải là tôn chỉ của diễn đàn. Ở VN trong tâm thức chiến tranh nó qua và bị quên từ lâu lắm rồi và mọi người hướng về phía trước, rất tiếc 1 số ít cứ nhìn lại quá khứ khi mà chẳng thể thay đổi được gì, tôi rất thông cảm với các bạn vì các bạn đã phải nếm trải vị đắng trong lịch sử, tuy nhiên điều đó các bạn không vượt qua được vẫn bị trói trong 1 khung do mình tạo ra, hãy tạm chấp nhận những cái đã có để mà đi tiếp. Quan trọng nhất là tình yêu Tổ Quốc
    Last edited by Bin571; 02-11-2010 at 11:29 PM.
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  10. #10
    bộ xương phù thủy
    Guest

    Mặc định

    đừng giận nữa,đừng thù nữa.
    cái thời phân biệt đảng phái tư tưởng hay bắc kỳ nam kỳ qua lâu rồi.
    việt nam là của chung,hãy chung tay xây dựng chứ đừng khơi gợi những hình ảnh này làm gì.

  11. #11

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi SamHoi_thanhPhat Xem Bài Gởi
    Bác tôi cũng đã từng là nạn nhân của ông này, Anh con ông bác tôi cũng quyết tâm ra xem cái người đã từng tra tấn ba mình như thế nào?
    nhưng cuối cùng thì chuyện đời có vay có trả, mọi chuyện đều có nguyên nhân của nó. đôi khi sự sống của ông bảy nhu hiện tại đã là địa ngục của ông ta rồi, những ai biết Phật pháp sẽ hiểu vì sao lại có những chuyện như vậy? rất may cho chúng ta khi cuộc chiến tranh đã kết thúc và chúng ta trưởng thành trong hòa bình, nếu sinh ra sớm hơn nữa thì có thể chúng ta ... là người tra tấn hoặc là người bị tra tấn .
    Cũng thật là kinh khủng khi con người đối xử với nhau như vậy, mỗi người mỗi tính, mỗi người mỗi nhiệm vụ nhưng để mà tàn ác như vậy thì thứ nhất phải có điều kiện phát huy, thứ hai là phải tàn ác, thứ ba đôi khi đó là nhiệm vụ được trao đúng chỗ.
    Đôi khi sống còn khổ hơn bao nhiêu lần cái chết, sống dằn vặt hối hận.
    Chết đôi khi lại là một sự giải thoát.Môi trường có tác động đến con người ta ghê gớm.Con người ai cũng có tâm thiện và tâm ma.Nếu môi trường tạo điều kiên cho tâm nào phát triển thì con người sẽ thể hiện ra như vậy.Nhưng cúng chính tâm thiện được sinh ra trong môi trường xấu.Vì vậy đức phật mới có câu "Sám hối thành phật".Ông này gây nhiều tôi ác như vậy may ra gặp đại duyên thì mới có thể trả hết quả nghiệp còn không thì con cháu không biết phải gánh chịu bao nhiêu đời nữa.Oan oan tương báo biết đến bao giờ mới hết.Trời có luật nhân quả rồi sao chúng ta cứ phải trả thù làm gì?
    Phúc cho kẻ nào chưa thấy mà đã tin:dont_tell_anyone:

  12. #12

    Mặc định

    Trong kinh Phật cũng có nói " bỏ đao thành thành phật " . không cần biết ông ta xưa kia làm những việc ác gì nay biết ăn chay niệm phật thì đã là con người muốn hoàn lương . người hiểu đạo chí ích cũng nhìn thấy được ông ta cũng có căn tu từ nhiều kiếp rồi đó chứ . Đâu phải khi không kẻ ác nào cũng biết " quay đầu là bờ đâu " . Người làm việc ác , biết mình tạo ác , biết sử đổi , tu tâm dưởng tánh vẫn còn tốt hơn những người làm mà không biết mình làm ác . Ông ta ác vậy mà vẫn còn có người sống xót thì chưa phải là ác nhất rồi .
    Mưu sự tại nhân , thành sự tại thiên .
    Tâm kiên định
    Thuận thiên hành sự , mọi việc tất thành .

  13. #13

    Mặc định

    Báo này viết chưa đúng nên đính chính lại là. Một trong những tên cai tù tàn ác nhất trong lịch sử VN

    Hì, Có mấy anh em mà đã thấy bất đồng và lạc đề rồi. người nói bò người khác cứ nói là trâu thì làm sao mà nó chẳng gặp nhau. . Chiến tranh VN vẫn chưa chấm dứt trong tâm chí của các bạn. Vậy chúng ta nên chấm dứt tranh luận vô bổ và lạc đề ở đây. Thanks.
    Last edited by Bin571; 07-11-2010 at 10:41 AM.
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  14. #14

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi Bin571 Xem Bài Gởi
    Báo này viết chưa đúng nên đính chính lại là. Một trong những tên cai tù tàn ác nhất trong lịch sử VN

    Hì, Có mấy anh em mà đã thấy bất đồng và lạc đề rồi. người nói bò người khác cứ nói là trâu thì làm sao mà nó chẳng gặp nhau. . Chiến tranh VN vẫn chưa chấm dứt trong tâm chí của các bạn. Vậy chúng ta nên chấm dứt tranh luận vô bổ và lạc đề ở đây. Thanks.
    Có vụ này nửa hả Huynh Bin ? Tấc cả các Báo trước khi đăng tin đều bị kiểm duyệt sao có vụ " đăng chưa đúng " cần đính chính lại vậy ? Viết báo mà chờ dân lên tiếng thấy không ổn thì gở xuống hoặc thay tiêu đề , nội dung là xong thì viết làm gì . Huynh nói đúng đó làm sao chấm dứt được khi bên này vẫn còn nói xấu bên kia . Bên kia đau thì vẫn có cách để đáp lại vậy mới công bằng chứ và người đứng giửa thấy bất công lên tiếng nủa thì biết bao giờ mới kết thúc :waiting:

    UM Huynh nói đúng thôi thì Huynh xóa hết mấy bài tranh luận vô bổ này đi , trả lại sự yên bình cho chủ top này . Mạnh ai nấy pots bài và ghi " Miễn bình luận " vậy ok hé ! Nước sông không phạm nước giếng :hee_hee:
    Mưu sự tại nhân , thành sự tại thiên .
    Tâm kiên định
    Thuận thiên hành sự , mọi việc tất thành .

  15. #15

    Mặc định

    Người tù cộng sản gặp cai ngục tàn ác nhất lịch sử VN

    09/12/2010 09:24

    Đầu tháng 12.2010, lần đầu tiên sau hơn 40 năm thoát khỏi cái nhà tù đã tra tấn đến chết 4.000 người tù cộng sản, yêu nước, ông Vũ Minh Tằng đã trở lại đảo Phú Quốc, thực hiện “cuộc gặp lịch sử” với “ác quỷ” Bảy Nhu.



    Trong loạt phóng sự “Đi tìm tên cai ngục tàn ác nhất lịch sử Việt Nam", chúng tôi đã kể về số phận thảm thương của một chiến sĩ cộng sản kiên trung trở về từ “địa ngục trần gian” nhà tù Phú Quốc. Đó là ông Vũ Minh Tằng - người bị viên cai ngục Bảy Nhu (tên đầy đủ là Trần Văn Nhu) và bầy quân cảnh tra tấn bằng những “trò chơi của quỷ” tàn độc nhất. Ông Tằng nghiến răng, như ngất lịm đi khi tôi cho nghe giọng nói, xem hình ảnh viên cai ngục tàn ác nhất trong lịch sử Việt Nam đó: “Hoá ra “nó” vẫn còn sống ư hả giời?”. Không chỉ ông Tằng, mà rất rất nhiều người đều tỏ ra ngạc nhiên khi biết tin Bảy Nhu còn sống.

    “Tôi chỉ đi tàu bay hai lần, hai lần đều bị còng tay và bịt mắt”

    Ngay từ khi đọc những dòng miêu tả hiếm hoi của chúng tôi về cảnh sống hiện tại của viên “thượng sĩ bẻ răng” khét tiếng Bảy Nhu, nhiều độc giả đã bày tỏ mong muốn tổ chức một cuộc gặp “nảy lửa” giữa ông Tằng và “quỷ sống”. Hình ảnh Nhu và thuộc cấp sáng tạo ra “trò chơi” ghè răng hàng chục, hàng trăm người tù, rồi thu gom răng “tươi” lại, để trong những cái ống bơ sắt, đeo trước cổ, mỗi bước đi lại phát ra tiếng kêu lóc xa lóc xóc đó, có lẽ nó còn khiến nhân loại tiến bộ mãi mãi “không tin được dù đó là sự thật”. Ông Vũ Minh Tằng được độc giả về tận xã Vĩnh Hào (huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định) tặng xe lăn, tặng tiền, quà, trị giá khoảng 80 triệu đồng.


    Ông Tằng, sau gần 40 năm mới có dịp trở lại nhà tù Phú Quốc, điạ ngục trần gian từng tra tấn mình chết đi sống lại, tàn phế suốt đời.

    Đặc biệt, hai độc giả ở Quảng Ngãi và TP.Hồ Chí Minh còn “liên kết” với nhau, hùn tiền sắm cho người tù bị bẻ 9 cái răng phải ăn cháo suốt hơn 40 năm kia một bộ răng giả làm bằng chất liệu và công nghệ Nhật Bản, tổng chi phí hơn 30 triệu đồng. Ngôi nhà dột nát của vợ chồng ông Tằng cũng đã được sửa sang, nâng cấp, đổ mái, lát nền.

    “Bốn mươi năm nay, cái đêm “thằng” Nhu tra tấn tôi đó, lúc nào nó cũng hiện về. Nhu đánh tôi đến mức, không còn cái răng để mà ăn nữa" - ông Tằng nuốt cục uất hận qua yết hầu còm nhom của người bệnh nặng 38kg, tiếp: “Tôi bảo với cái cô tặng răng cho tôi là: Tôi già rồi, sống nay chết mai, cô đừng bỏ tới 30 triệu mà làm răng cho tôi nữa, tôi có được nhai mấy bữa nữa đâu mà các cô phung phí thế”.

    Khách dò theo địa chỉ bài báo viết đến thăm ông Tằng rất đông, có vị “hàm cấp” như Trung tướng Trần Khoa, có vị chỉ là người bán rau cỏ ở Hà Nội; có lẽ, đặc biệt nhất trong số đó là ông Nguyễn Chí Sỹ - Giám đốc công ty đầu tư xây dựng số 2 Hà Nội. Ông Sỹ và đoàn về tặng 20 triệu đồng, cùng ý tưởng: Đưa người tù có “chín cái răng lưu lạc” vào lại đảo Phú Quốc gặp viên cai ngục đã tra tấn ông. Ông Sỹ xúc động lắm. Vì tổ chức cho 100 anh em tù cộng sản đào hầm vượt ngục, băng qua sóng biển vào đất liền tiếp tục hoạt động, mà ông Tằng bị Bảy Nhu và đám quân cảnh bắt lại, tra tấn bằng những hình thức dã man nhất. Thậm chí bắt ăn cơm, uống nước có trộn máu và... phân người.


    Ông Vũ Minh Tằng (giữa) khởi hành trở lại Phú Quốc gặp "ác quỷ" Bảy Nhu.

    Dự kiến, mỗi người chúng tôi phải đi mất ít nhất 4 chặng bay trong toàn bộ hành trình đi và về (từ Hà Nội quá cảnh qua TP.Hồ Chí Minh, trước khi bay ra đảo Phú Quốc), ông Tằng nghe lộ trình, cứ thế ngồi bần thần vò đầu bứt tai rồi... dăn deo gương mặt lại, lau nước mắt. “Chú Hoàng ơi. Tính đến giờ, 73 tuổi đầu, đời tôi được đi máy bay đã hai lần, cả hai lần đều tinh có đi máy bay của bọn đế quốc. Nó đều bịt mắt, xiên tay tôi vào tay đồng đội bằng dây thép. Lần đầu đi từ Bệnh viện Quy Nhơn (tỉnh Bình Định) bay thẳng ra nhà tù Phú Quốc. Lúc ấy tôi vừa bị nó bắn, thả hơi cay ở hang Đá Chẹt ngoài Quảng Ngãi, còn chưa tỉnh hẳn. Lần thứ hai nó cũng bịt mắt, ấy là khi nó đem tôi từ nhà tù về Quảng Trị “trao trả tù binh”, theo Hiệp định Paris, nó cũng bịt mắt và còng tay. Bây giờ, đi máy bay có vất vả lắm không hả chú?”. Nghe xong, ai cũng rùng mình, có người bật cười chua xót.

    “Đợi tôi rủ 8 cái răng đi cùng”

    Hôm xe về Nam Định đón ông Tằng ra sân bay Nội Bài, cả vùng quê huyên náo với cuộc tiễn đưa, bà vợ già còng gập, chân tay phù nề vì bệnh thấp khớp của ông Tằng thì cứ thảng thốt ra ra vào vào, đã lâu lắm rồi, cặp vợ chồng già hầu như không xa nhau đến 1 ngày. Ông Tằng rủ rỉ: “Bà ở nhà, tôi lên chỗ bảo tàng xin lại 8 cái răng, đem nó vào cho thằng Nhu xem, kẻo vào gặp nó lại cãi bay cãi biến. Cái bọn suốt đời hỏi cung, tra tấn, ép cung người khác như thế, là nó gian manh lắm bà ạ”. Trời tối mịt, cặp mắt bị mờ vì các trò tra tấn của cai ngục, giờ đeo kính 13 đi ốp vẫn chẳng nhìn thấy gì, mà ông vẫn một mực dẫn đường bắt chúng tôi phải ghé qua “Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt, tù đày” ở huyện Phú Xuyên, Hà Nội để... xin lại “8 cái răng lưu lạc” (một cái có chân đế nhọn hoắt vẫn “nhởn nhơ” mắc lại trong... bụng ông Tằng không chịu “ra”, nay đã siêu âm thấy).


    Cuối cùng thì viên cai ngục Bảy Nhu đã phải thú nhận toàn bộ tội lỗi, kèm theo lời xin được bao dung. "Văn bản" có thủ bút, chữ ký của Bảy Nhu giờ đã được treo trong bảo tàng (kèm theo chữ ký của một vị Anh hùng từng bị Nhu tra tấn, chữ ký của Bí thư huyện ủy Phú Quôc, lãnh đạo Di tích lịch sử Nhà tù Phú Quốc - những người chứng kiến...).

    Không biết trên thế giới này có ai được người làm bảo tàng vận động hiến răng để trưng bày như ông Tằng không nhỉ? Chùm răng bị Bảy Nhu vặn, bắt nuốt rồi “dị hóa” ra, bí mật giữ 40 năm qua của ông Tằng đang được bày lên mặt một lá thư tay do ông Tằng “thủ bút”, tất cả nằm trong tủ kính bọc vải điều, rất trang trọng.

    Ông Lâm Văn Bảng - “ông chủ” xây dựng và quản lý bảo tàng nghe trình bày việc ông Tằng xăng xái đi... mượn chùm răng, đem ra đảo Phú Quốc “ném vào mặt Bảy Nhu”, bỗng dưng đau đớn ngồi thụp xuống góc vườn, thở dốc. Ông ngồi như một pho tượng đồng trước ban thờ các tử sĩ của nhà tù Phú Quốc. Ông Bảng cũng là một cựu tù khốn khổ từ cái địa ngục trần gian nhà tù Phú Quốc đó sống sót trở về. Ông Tằng thì vào trò chuyện thủ thỉ với đám răng của mình. “Răng à, tao muốn mang chúng mày ra ngoài đảo, đặt tất cả trước mặt thằng Nhu, rằng, mày đã dùng ống tuýp sắt ghè gẫy từng cái răng của tao, bắt tao uống máu tao, nuốt răng tao, rơi cái gì ra ngoài là mày giết tao. Đống răng của tao đây, mày còn cãi được không, hả thằng Nhu!”.


    Có khi ông Tằng nổi nóng thọc tay vào miệng rút hàm răng giả ra, nói rằng "lũ quỷ các ông" đã nhổ răng tôi, nhổ hết 9 chiếc trong một đêm rồi bắt tôi phải nuốt cả răng lẫn máu vào bụng.

    Tôi (người viết bài này) phải góp ý nhiều lần, rằng là chúng tôi tổ chức cuộc gặp gỡ giữa hai người ở đỉnh trời và đáy vực, hai người là thiên thần và quỷ dữ, một bên là sắt son yêu nước, một bên là tận cùng tàn độc với đồng bào máu đỏ da vàng của mình..., chúng tôi tổ chức không phải để khoét sâu hận thù hay để khêu máu hiếu kỳ cho ai đó. Mà để hai bên hiểu nhau, mà để tha thứ, bao dung và để trung thực ghi lại một “bối cảnh” không thể nào tưởng tượng được giữa hai “nhân vật lịch sử” đã gây quá nhiều xúc cảm không giống nhau trong lòng rất rất nhiều người.
    Tôi nói với ông Tằng: “Bác không thể mày tao với ông Bảy Nhu, dẫu sao thì hai người cũng đã ở cái tuổi lên lão, như chuối chín cây, tuổi mà “các cụ gọi về bất cứ lúc nào” rồi. Dù gì thì tội ác, đau thương đã qua đi, dù gì thì cũng không thể lấy oán mà trả oán để ân oán chập chồng”. Nhà nước ta đã khoan hồng cho Bảy Nhu được cải tạo rồi trở về với gia đình như những người khác, chúng ta phải tự hào vì sự khoan dung đó.

    Cuối cùng thì ông Tằng cũng đồng ý, sẽ xưng “tôi” và “ông” khi gặp Bảy Nhu, đồng thời không mang theo chùm răng đang gửi ở bảo tàng kia đi ra đảo Phú Quốc.

    Bảy Nhu là một người cô độc, lẩn tránh mọi người đến mức, các gã xe ôm gần nhà ông ta, các hướng dẫn viên 15 năm đưa khách du lịch từ Hà Nội vào nhà tù Phú Quốc cũng chưa bao giờ “được” gặp ông ta. Hầu hết mọi người không biết ông ta còn sống. Khi nín thở “trinh sát”, bố trí cho cuộc gặp của ông Tằng với Bảy Nhu, tôi thật sự không một phút nào dám tin mình sẽ thực hiện được lời hứa với một số độc giả, cho đến khi... ông Tằng đi qua đàn chó hung dữ sủa ầm ầm bước vào nhà ông Nhu và Bảy Nhu ngơ ngác, lẩy bẩy, đứng dậy hỏi “Ông là ai?”.

    Họ đã nhận ra nhau, nặng lời với nhau, khoác vai nhau, bắt tay nhau, khóc thật to rồi cười khe khẽ. Ông Tằng không kiềm chế được, ông đứng dậy, thọc tay vào miệng, móc hai hàm răng giả ra, chỉ tay vào khoang miệng tối om móm mém của mình, nói lớn: “Các ông đã vặn hết răng của tôi đây!”. Ông Nhu vời vợi nhìn ra các cánh rừng ngoài triền đất đỏ: “Tôi nhớ rồi, ông là Bí thư chi bộ. Ông có tài châm cứu, thường châm cứu cho tôi. Ông tổ chức cho anh em ở buồng 13 vượt ngục. Và... tôi biết lỗi rồi. Tôi xin lỗi ông. Nếu ông không tha, đầu tôi, ngực tôi đây, ông đấm mấy quả thì cứ đấm”. Cả hai im lặng lâu đến mức, tôi và anh lính biên phòng Lưu Quang Mười phải ý nhị bỏ ra ngoài vườn nghe tiếng chó sủa râm ran khắp vườn điều xanh rợp...
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  16. #16

    Mặc định

    ông Tằng kể chuyện nghe đã thiệt,

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •