Trang 1 trong 4 1234 Cuối cùngCuối cùng
kết quả từ 1 tới 20 trên 75

Ðề tài: Thập thần binh khí Tây Sơn

Hybrid View

Previous Post Previous Post   Next Post Next Post
  1. #1

    Mặc định Thập thần binh khí Tây Sơn

    Thập thần binh khí Tây Sơn



    Triều đại Tây Sơn có nhiều danh tướng đã làm vang danh các vũ khí được sử dụng trong sự nghiệp dựng nước. Nổi danh nhất là Tây Sơn thập thần vũ khí.Đó là mười món binh khí có những đặc điểm phi thường: một thanh thần kiếm, hai cây thần côn, ba thanh thần đao và bốn cây thần cung của các danh tướng Tây Sơn.



    1. Độc thần kiếm

    Là thanh cổ kiếm của Nguyễn Nhạc, tình cờ mua được lúc đi buôn trầu trên thượng nguồn sông Côn. Nguyễn Nhạc đem về tặng cho thầy Trương Văn Hiến. Trương Công biết là một báu kiếm nên đem cất thật kỹ. Khi Nguyễn Nhạc đã xây dựng xong cơ sở chiến đấu, xuống An Thái thăm thầy và vấn kế, Trương Công bèn trao lại thanh gươm để dùng cho đại sự. Gươm dài hơn sải tay, chém sắt như chém chuối; lưỡi gươm ra khỏi vỏ, ánh hào quang tỏa ra loa mắt. Người dân tộc vùng Tây Sơn thượng đạo theo Hỏa thần, tin là thanh kiếm của thần ban cho nhà vua nên gọi là kiếm thần và gọi ông Nhạc là Vua Trời.

    Để làm cho lòng người thêm tin tưởng, ông Nhạc bèn bày ra một cảnh tượng kiếm trời cho. Nguyên một hôm, Nguyễn Nhạc cùng bộ hạ ở An Khê về đến Hoành Sơn thì ngựa Nguyễn Nhạc lồng lên, rồi thẳng cổ phi nước đại. Đến chân núi phía trong gò Sặt, cương ngựa bị đứt Nguyễn Nhạc té nhào xuống ngựa, trật chân không đứng dậy được. Đám tùy tùng chạy đến xoa bóp hồi lâu mới bớt. Khi đứng dậy để lên ngựa thì Nguyễn Nhạc chợt thấy chuôi kiếm ló ra nơi vách đá trên sườn núi. Sai người lên xem thì là một thanh cổ kiếm, lưỡi sáng như nước. Ai nấy đều mừng là kiếm trời ban. Do tích được kiếm của Nguyễn Nhạc tại đây nên núi mang tên là hòn Kiếm Sơn.

    Trong ngày khởi nghĩa, Nguyễn Nhạc lập đàn cáo trời đất tại nghẹo Cây Khế nơi đèo An Khê, dưới bóng 2 cây đại thọ: Cây Ké, Cây Cầy. Khi đại quân đến gần tế đàn thì từ trên cây Ké một con rắn bò xuống, thân lớn bằng cột nhà, sắc đen nhánh như hạt huyền, người đương thời gọi là Ô Long nằm cuộn nơi đường đi. Quân không dám tiến. Nguyễn Nhạc bèn xuống ngựa tuốt gươm, vái cùng trời đất rồi chém bay đầu rắn. Nhờ vậy gươm linh lại thêm lừng lẫy.

    2. Song thần côn

    Là hai cây côn của hai tướng Võ Đình Tú và Đặng Xuân Phong.

    a. Ngân côn

    Cây ngân côn của tướng quân Võ Đình Tú màu trắng được rèn bằng bạch thiết, rất chắc và khá nặng, phải đến hai người khiêng.

    b. Thiết côn

    Cây thiết côn của tướng quân Đặng Xuân Phong màu đen, cũng nặng như cây ngân côn. Ngân côn và thiết côn chỉ lớn bằng cổ tay, dài quá đầu, song lại rất nặng. Khi lâm trận côn múa lên, ngân côn tạo thành một đạo bạch quang, thiết côn tạo nên một luồng hắc quang. Đường côn đi đến đâu, vũ khí của đối phương văng lên tứ phía, thây người ngã rạp như rạ gặp bão.

    Vì danh vang khắp nơi nên đích thân nữ tướng Bùi Thị Xuân đã thêu hai lá cờ để tặng "Ngân Côn Tướng Quân" cho Võ Đình Tú và "Thiết Côn Tướng Quân" cho Đặng Xuân Phong.

    3. Tam thần đao

    Là ba cây đại đao của Nguyễn Huệ, Trần Quang Diệu và Lê Sĩ Hoàng, có tên Ô Long đao, Huỳnh Long đao và Xích Long đao.

    a. Ô Long đao

    Là tên đao của Nguyễn Huệ. Truyền rằng một hôm Nguyễn Huệ đi tuần nơi đèo An Khê, khi cùng anh là Nguyễn Nhạc lo xây dựng cơ đồ khởi nghĩa. Để tạo nên một không khí thần linh, Nguyễn Huệ đã loan tin là trong dịp đi tuần này có hai con rắn mun to lớn đón đường dâng đao rồi từ tạ vào rừng. Tại nơi rắn dâng đao, Nguyễn Huệ cho lập miếu thờ gọi là Miếu xà.

    Thanh Ô Long đao, cán bằng gỗ mun đen nhánh, lưỡi đao cũng bằng một loại kim khí màu đen. Khi đao ra khỏi vỏ thì khí lạnh tỏa ra một vùng khá rộng. Thanh đao không có hào quang mà chỉ có khí lạnh, đồng thời sắc bén vô cùng. Trọng lượng rất nặng, phải một người vác mới nổi.

    Trong trận Rạch Gầm, Xoài Mút năm Giáp Thìn (1785) Nguyễn Huệ đã sử dụng thanh Ô Long đao chém tướng quân Xiêm lên đến hàng trăm người. Đao loan đến đâu vũ khí và đầu người rụng đến đó. Rồi đến năm Kỷ Dậu (1789) lại một lần nữa thanh Ô Long đao lại đẫm máu quân Thanh xâm lược.

    b. Hoàng Long Đao

    Là thanh đao thần của tướng quân Trần Quang Diệu. Đao thần do sư phụ Trần Quang Diệu là võ sư Diệp Đình Tòng truyền tặng. Sở dĩ có tên Huỳnh Long là vì tại đầu con cù nơi ngậm lưỡi đao được thép vàng. Cặp song đao Ô Long và Huỳnh Long phối hợp tung hoành trong trận đánh quân Xiêm tại Rạch Gầm, Xoài Mút. Các chiến công của Trần Quang Diệu đều do thanh Huỳnh Long góp phần tạo nên.

    c. Xích Long Đao

    Là thanh đao của tướng Lê Sĩ Hoàng. Sở dĩ có tên là Xích Long đao vì tại đầu con cù ngậm lưỡi đao sơn màu đỏ.Nguyên sau khi dẹp xong quân Mãn Thanh, vua Quang Trung mở hội thi võ để chọn thêm nhân tài giữ nước.

    Lê Sĩ Hoàng, người quê Quảng Nam ra kinh ứng thí. Hoàng dũng sĩ, lúc nhỏ nhà nghèo, chăn trâu cho một Phú ông trong thôn. Nhà gần núi nên một hôm trâu bị cọp bắt. Hoàng sợ chủ bắt đền. Chạy trốn vào núi sâu. Lạc đường không tìm được lối ra, gặp được dị nhân truyền thụ võ nghệ. Lê có sức mạnh hơn người, võ nghệ tuyệt luân, chuyên sử dụng cây đao Xích Long của sư phụ truyền cho.

    Năm Quang Trung thứ hai (1789) khoa thi võ đầu tiên tại kinh đô Phú Xuân, Lê Sĩ Hoàng ra ứng thí. Thấy tài năng vượt trội, lại chuyên sử dụng đại đao nên vua Quang Trung sai Trần Quang Diệu ra tỉ thí. Hai thanh đao Huỳnh Long và Xích Long như đôi rồng hợp nhau múa lượn, người xem vỗ tay hoan hô vang dậy. Hai bên bất phân thắng bại. Vua Quang Trung cao hứng, truyền đem Ô Long Đao ra để tỷ đấu cùng Lê võ sinh. Lê Sĩ Hoàng cung kính quỳ tâu: Với Trần tướng quân, hạ thần còn chưa địch nổi, huống chi bệ hạ. Nhà vua đắc ý, vỗ vai họ Lê, cười nói: Khanh là Hứa Chữ của ta đó! Rồi cởi chiếc cẩm bào đương mặc, ban cho Lê Sĩ Hoàng.

    4. Tứ Thần cung

    Là bốn cây cung nổi danh thời Tây Sơn: Thiết Thai cung, Vỹ Mao cung, Kỳ Nam cung và Liên Phát cung.

    a. Thiết Thai cung

    Là cung của tướng Nguyễn Quang Huy, người Phú Yên, thiện dụng cây ngân câu (móc câu bạc) ưa cưỡi bạch mã. Huy có sức mạnh lại giỏi võ nghệ, tinh thông binh pháp, Vua Thái Đức rất ái trọng, phong làm Phòng ngự sứ vào trấn Bình Thuận.

    Cây Thiết Thai cung có cánh cung làm bằng thép, có nòng bằng sắt, nên trọng lượng rất nặng, sức bắn xa gấp ba, bốn lần cung thường. Nguyễn Quang Huy trước trấn Bình Thuận, sau bị Nguyễn Phúc Ánh đánh chiếm nên phải lui về thủ Phú Yên. Năm Kỷ Mùi (1799) thành Quy Nhơn bị Nguyễn Phúc Ánh vây hãm, Nguyễn Quang Huy kéo quân ra cứu Quy Nhơn.

    Nguyễn Quang Huy đánh rất hăng. Một ngày đánh bại 25 viên tướng của Nguyễn Phúc Ánh. Phúc Ánh lấy làm lạ lên thành đứng xem. Quang Huy tả xung hữu đột giữa muôn quân như Triệu Tử Long ở trận Đương Dương Trường Bản, ngó thấy Nguyễn Phúc Ánh đứng trên thành, bèn dùng Thiết Thai cung bắn trúng cánh tay trái. Phúc Ánh té nhào bất tỉnh. Vì vết thương này mà Nguyễn Phúc Ánh phải rút về Gia Định để dưỡng thương.

    b. Vĩ Mao cung

    Là cung của văn thần La Xuân Kiều, người huyện Phù Cát, văn thơ Nôm, Hán đều thông suốt. Lại giỏi cưỡi ngựa, bắn cung hay. Họ La có một cây cung đặc biệt làm bằng gỗ quý, dây cung bện bằng lông đuôi ngựa. Khi dây cung bật, một âm thanh trong trẻo du dương phát ra, tên phóng ra rất mạnh. Âm thanh vừa dứt thì đích đã trúng hồng tâm. Nhờ cây Vĩ Mao cung mà La Xuân Kiều nổi danh là một xạ thủ đương thời.

    c. Kỳ Nam cung

    Là cung của tướng quân Lý Văn Bưu. Cung có một cấu trúc đặc biệt. Giữa nơi cánh cung, chỗ tay cầm có tháp gỗ quý Kỳ Nam. Bởi vậy cho nên khi treo cung nơi phòng thì hương trầm thơm ngát khắp nhà. Lúc dùng nơi trận địa, hương trầm làm tăng nội lực nên Lý Văn Bưu bắn trăm phát trăm trúng. Càng bắn nội lực càng tăng, tên càng trúng đích.

    Lúc còn đang xây dựng cơ sở cho nhà Tây Sơn, tại dãy núi Ninh Thuận, huyện Tây Sơn bây giờ, có một con cọp tàu cau, to lớn như con trâu mộng, rất hung dữ và lại tinh khôn, thường hay xuống bắt bò heo và luôn cả người nữa. Lúc đầu thì hổ đi săn bắt ban đêm, sau lại phá phách luôn cả ban ngày. Chẳng những có sức mạnh mà da hổ lại quá dày, cứng đến độ giáo mác dâm không lủng. Dân làng thuê đám thợ săn cọp và các võ sĩ có danh để trừ hổ, song tất cả đều thất bại. Lớp chết lớp trọng thương.

    Lý Văn Bưu được tin, mang cung Kỳ Nam tìm vào rừng sâu để diệt trừ hổ dữ. Gặp được hổ, họ Lý trương Kỳ Nam cung bắn một phát vào đầu cọp. Tên xuyên từ mắt phải ra đến sau ót. Cọp còn hăng sức xông đến. Lý Văn Bưu tiếp liền hai phát. Tuy da hổ cứng rắn song tên vẫn xuyên ngang cuống họng và yết hầu. Cọp giãy giụa một hồi lâu mới chết. Trong các trận Nam chiến, đánh nhau với quân Xiêm và Bắc chiến với quân Mãn Thanh, cây Kỳ Nam cung cũng đã ra sức giúp Lý Văn Bưu lập được nhiều chiến công.

    d. Liên Phát cung

    Là cung thần của Đặng Xuân Phong. Cánh cung làm bằng thép có độ cứng và đàn hồi cao nên sức bật rất mạnh. Nhờ ở sức mạnh và tài luyện tập, Đặng Xuân Phong có thể bắn một lần 5 mũi tên và bắn liên tiếp.

    Một hôm, Bùi Thị Xuân đứng ở trường trầu Kiên Mỹ, trông thấy một tráng sĩ trẻ tuổi cầm côn đồng, mang cung sắt, cưỡi ngựa ô, từ hướng làng Thuận Nghĩa chạy lên Phú Lạc, thái độ hiên ngang nhưng tướng mạo trung hậu. Đến hòn Trưng Sơn, tráng sĩ phi ngựa lên núi. Đường sá gập ghềnh nhưng ngựa chạy như trên bình địa.

    Một bầy quạ bay ngang qua, tráng sĩ gương cung bắn hai phát: hai con quạ rơi xuống. Tiếp theo 5 phát nữa: lại 5 con rơi như lá rụng. Biết là người có tài, bà Bùi Thị Xuân sau khi thăm dò gốc tích, đã cùng với Võ Đình Tú đến tận làng Dõng Hòa kết bạn và mời tham gia đại sứ, xây dựng nhà Tây Sơn.

    Ngoài Tây Sơn thập thần vũ khí, Bình Định còn có thanh đại đao của tướng Lê Đại Cang. Cây đao nổi tiếng đã từng giúp cho Lê tướng công dẹp yên giặc Miên bình định Trấn Tây Thành

    Ngọc trản ngân đài

    Tả hữu tấn khai, hồi thập tự

    Uyển diệp liên ba đả sát tức, toạ hồi mai phục

    Tấn đả tam chiến thoái thủ nhị linh.

    Câu thơ trên sẽ không mang ý nghĩa gì nếu không được gắn vào các thế võ, và cũng chỉ những người luyện tập võ cổ truyền mới hiểu hết những gì đang ẩn dấu bên trong từng lời thơ. Đó là bốn câu đầu trong lời thiệu của bài quyển Ngọc Trản-một bài quyền của người Việt có từ xa xưa, và hiện đang được nhiều môn phái võ cổ truyền, trong đó có phái Bình Định gia sử dụng như một bài tập căn bản.

    Ngược dòng thời gian về những ngày đầu dựng nước, dân tộc Việt luôn phải học hỏi và tự rèn cho mình khả năng chiến đấu để tồn tại giữa môi trường thiên nhiên và chính trị đầy khắc nghiệt. Bên cạnh việc củng cố hành chính và quân sự, người Việt còn chú trọng tới khả năng chiến đấu cá nhân bằng tay không hoặc dùng binh khí, ở đây được hiểu chính là võ thuật. Có thể phân loại võ cổ truyền Việt Nam thành bốn nhóm chính bao gốm nhóm các võ phái Bắc Hà, Bình Định, Nam Bộ và các võ phái gốc Trung Hoa. Nếu như Vắc Hà nổi tiếng với các môn vật cổ truyền thì ở dải đất miền Trung, võ Bình Định là một minh chứng cho quá trình tiếp thu tinh hoa võ học bên ngoài và phát triển theo phương thức đặc thù. Trong ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ, Nguyễn Huệ, thì người anh hung áo vải của đất Tây Sơn-Nguyễn Huệ-được đời sau nhắc tới nhiều hơn cả với môn Nghiêm Thương, Tứ Môn Côn và Tứ Môn Kiếm-những môn võ sử dụng binh khí rất đặc thù.

    Tuy nhiên võ Bình Định không bó hẹp trong một vùng, một môn phái và chia rộng thành nhiều chi phái như Võ Tây Sơn hoặc còn gọi là Roi Thuận truyền, nổi danh với võ sư Hồ Ngạnh, sau này đã trở thành thầy võ của triều đình nhà Nguyễn. Bên cạnh đó còn các chi phái khác như võ phái An Thái, An Vinh, Tây sơn nhan, võ nhà chùa, Thanh long võ đạo. Sa long cương...Hầu như bất kỳ ai khi nói tới miền đất này đều biết tới hình ảnh của những cô gái Bình Định mùa roi, đi quyền mà niềm tự hào của họ chính là nữ tướng Bùi Thị Xuân nổi tiếng với môn Tam bộ Tuyết hoa Song kiếm và Song phượng kiếm.

    Ngày nay, các võ đường của võ Bình Định mở trên khắp cả nước, trong đó Bình Định gia là môn võ cổ truyền chính thức được công nhận tại khu vực phía Bắc. Giới võ thuật miền Bắc biết tới lão võ sư Trần Hưng Quang với chức danh trưởng môn phái, song ít ai biết là ở tuổi 75, ông vẫn đang trực tiếp chỉ dậy các lớp học trò trên võ đường tại khu Thanh Xuân Bắc-Hà Nội. Hơn 30.000 môn sinh đã thụ nghiệp, luyện tập và cống hiến cho cuộc đời với 5 điều môn quy thấm nhuần tính thiện: "Một lòng kính thầy trọng đạo, coi đồng môn như ruột thịt..."

    Hơn 2000 năm qua, người Việt Nam đã hấp thu được các nét tinh tuý trong nền võ học lừng danh thế giới của Trung Hoa và Tây Tạng. Tại Việt Nam, các môn phái võ Trung Hoa đã được tiếp nhận, song song tồn tại và cùng tương tác tới nền võ học bản địa. Khó có thể nói một cách rõ ràng, môn võ nào còn giữ nguyên vẹn hình thể gốc gác ban đầu, bởi"phát triển" tất yếu gắn liền với "biến đổi". Người Việt đã biết cách giản lược và chế tác thêm vào những đường nét võ của riêng mình cho phù hợp với thể trạng và tâm lý dân tộc. Nếu như những môn võ gốc Trung Hoa hoặc chuyên về dương cương, sử dụng sức mạnh, hoặc thuần về âm nhu, thiên về sự mềm mại, thì khi vào tới Việt Nam, đều được trưng hoà theo chiều hướng thuần hậu, lấy chế ngự đối thủ làm mục đích, dùng trí thay cho dùng lực. Minh chứng cho vấn đề này chính là môn phái Vovinam, vốn được sáng lập bởi cố võ sư Nguyễn Lộc vào những năm 30 và chính thức ra mắt năm 1939. Đây là một hệ thống các chiêu thức sáng tạo từ vật kết hợp cùng võ cổ truyền, chú trọng tới các đòn thế căn bản như tấn, quyền, cước, chém, gạt...Trong giai đoạn 1960-1975, Vovinam đã được truyền bá khắp đất nước, đặc biệt tại miền Nam.

    Điều đặc biệt nhất trong các bài võ cổ truyền Việt Nam là các bài thiệu viết bằng chữ nôm gắn liền với từng đường nét võ. Đây là điểm khác biệt căn bản so với võ du nhập từ nước ngoài, bởi võ Trung Quốc hoặc Tây Tạng không có lời thiệu bằng thơ, mà chỉ có tên đòn thế, chiêu thức.

    Về chiều sâu, võ học dựa trên căn bản nguyên lý triết học phương Đông như âm dương, bát quái, ngũ hành...để phát triển lý thuyết nội ngoại công. Tương tự như Trung Hoa, nhiều môn phái võ cổ Việt Nam thường sử dụng hình tượng của các loài thú để xây dựng quyền pháp. Từ những bước nhẩy, bắt môi, vồ dũng mãnh củ hổ, từ sự nhanh nhẹn của loài khỉ, từ các cú mổ của mãng xà...võ cổ truyền đã cho ra đời môn Hổ quyền, Hầu quyền, Xà quyền...Những ai học Thiếu lâm tất sẽ biết Ngũ hình quyền là hệ thống các bài quyền Long, Hổ, Báo, Xà, Hạc...song bên cạnh đó, võ Nhất Nam do võ sư trưởng môn phái Ngô Xuân Bính lập nên năm 1983 lại thiên về các đường quyền lắt léo của loài trăn. Môn võ này có phương châm là né tránh, đánh nhanh, đòn hiểm và hiệu quả cao. Thời cực thịnh của Nhất Nam đã từng có hơn 5.000 môn sinh trên cả nước, song hiện giờ phong trào không còn được phát triển như xưa nữa.

    Việc gia nhập môn phái võ cổ truyền nay không còn khó khăn như xưa. Trước kia, chúng ta thường nghe chuyện môn đồ xuất gia, tu hành trên núi cao, rừng sâu, và phải từ bỏ mọi vòng danh lợi...Giờ đây, thanh thiếu niên có thể lựa chọn dễ dàng một môn phái nào đó và tập luyện ngay tại các trung tâm thể thao, câu lạc bộ.
    sưu tầmballonballon
    GIÁO CHỦ THẦN LONG GIÁO

  2. #2

    Mặc định

    bài viết này hay quá,hoan hô.tôi thích 2 cây côn nhất

  3. #3

    Mặc định

    ố sao không ai ủng hộ hết vậy,buồn quá dị
    GIÁO CHỦ THẦN LONG GIÁO

  4. #4

    Mặc định

    có tôi ủng hộ mà,sở thiks sưu tầm binh khí

  5. #5

    Mặc định

    tôi cũng có thích nhưng mà tiếc là không có điều kiện,bác có bửu bối nào cho xin cái hình chiêm ngưỡng đi
    GIÁO CHỦ THẦN LONG GIÁO

  6. #6
    Thành viên tích cực SPAM Avatar của hcthinh
    Gia nhập
    Apr 2010
    Bài gởi
    38,281

    Mặc định

    bài viết của bạn hay quá, mở mang thêm chút ít về lịch sử. Cám ơn bạn .
    Hoàng Đế Spam
    Chủ Tịch Hội Đồng KHOA HỌC HUYỀN BÍ - TÂM LINH - HUYỀN THUẬT.

  7. #7

    Mặc định

    bác longthien ơi cho em hỏi . xưa kia những vũ khí nặng như thế mà các tướng lĩnh vẫn dùng nó như không vậy nhỉ , chắc họ phải khỏe lắm
    như quan vân trường ở bên trung quốc có cây long đao nặng tới 18 cân , em vác mà đã thấy oặn cả lưng thế mà quan vũ vẫn dùng nó chém vù vù
    bí quyết ở đây là gì vậy ta

  8. #8

    Mặc định

    cây đao của Quan Vũ nặng 82 cân (khoảng trên dưới 40 kg) chứ không phải chỉ có 18 cân đâu bạn Tiểu Thừa ạ.
    Bí quyết chỉ ở chỗ ngoài việc có sức khỏe bẩm sinh ra, các cụ ngày xưa còn tập võ nghệ ngày đêm nữa.Thời nay có mấy ai làm được như người xưa.

  9. #9

    Mặc định

    thật sự mà nói thì theo tin đồn thất thiệt thì các cụ nhà ta thuộc dạng thấp bé nhẹ cân thôi, tầm 1,5m tới 1,5m5 .tuy nhiện bề ngang thì không rõ lắm, các cụ nhà ta truôi rèn võ nghệ nên sử dụng các loại binh khí này là chuyện thường, Hoàng đế Mạc Đăng Dung của ta cũng sử dụng đại đao khoảng 30kg tới 40kg, giờ vẫn còn lưu giữ thanh đao này, không cần phải là đao của Quan vân trường đâu
    GIÁO CHỦ THẦN LONG GIÁO

  10. #10
    Lục Đẳng Avatar của kiếp mù lòa
    Gia nhập
    Oct 2010
    Nơi cư ngụ
    hoa quả sơn
    Bài gởi
    21,931

    Mặc định

    Tôi nghe nói cụ Trần Hưng Đạo cầm cây thương thân bằng đồng,đầu là một thanh kiếm tốt,đuôi bịt đầu nhọn,dài 4 mét,hông đeo một thanh kiếm dài nửa mét,lưng đeo một cái khiên bằng đồng,bộ áo giáp lẫn bộ đeo chân đeo tay cũng không phải là nhẹ.Tổng cộng lại có khi cụ mang trên người 100 kg {có khi còn nặng hơn}.
    haiz...........................

  11. #11

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi kiếp mù lòa Xem Bài Gởi
    Tôi nghe nói cụ Trần Hưng Đạo cầm cây thương thân bằng đồng,đầu là một thanh kiếm tốt,đuôi bịt đầu nhọn,dài 4 mét,hông đeo một thanh kiếm dài nửa mét,lưng đeo một cái khiên bằng đồng,bộ áo giáp lẫn bộ đeo chân đeo tay cũng không phải là nhẹ.Tổng cộng lại có khi cụ mang trên người 100 kg {có khi còn nặng hơn}.
    Kiếp mù lòa lấy thông tin ở đâu vậy?Phải có dẫn chứng cụ thể nhé.Mình chưa bao giờ nghe thấy ai nói về việc này cả.
    Mình đọc trong diễn đàn thấy cây đao của Mạc Thái Tổ chỉ nặng có 25,6kg thui, Long Thiên ơi.Tuy nhiên sử dụng được cây đao như thế cũng là quá sức tưởng tượng rồi.

  12. #12

    Mặc định

    Tướng Việt Nam ít khi sài Khiêng lắm bộ xương xem phim nhiều quá nhiễm nặng rồi :) mô tả như là 1 hiệp sĩ trung cổ vậy. Giáp người Việt không phải làm bằng sắt như Châu Âu đâu mà đa số làm bằng vật liệu tự nhiên tùy theo địa phương nữa. Mà Trần Hưng Đạo đâu có cưỡi ngựa Nguyên soái Việt ngày xưa đa số là cưỡi voi chỉ huy trận chiến không à....

  13. #13

    Mặc định

    trong kháng chiến chống Nguyên Mông lần 1 thì Trần Hưng Đạo còn là 1 tướng trẻ, chỉ được trao quyền chỉ huy 1 cánh quân nên có thể Ngài ra trận vẫn dùng ngựa.Còn các miêu tả khác về vũ khí và áo giáp của Ngài thì theo mình là hoang đường hết

  14. #14

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi hoahodiep Xem Bài Gởi
    trong kháng chiến chống Nguyên Mông lần 1 thì Trần Hưng Đạo còn là 1 tướng trẻ, chỉ được trao quyền chỉ huy 1 cánh quân nên có thể Ngài ra trận vẫn dùng ngựa.Còn các miêu tả khác về vũ khí và áo giáp của Ngài thì theo mình là hoang đường hết
    dung binh khí thi không hẳn hoang đường đâu, ở làng tôi ngày trước có một ông vẫn dùng một đòn càn nàng tới hơn trăm kg đó. khi tôi lớn lên vẫn có một số người luyện cây côn nặng gần trăm kg. tôi thì yếu lắm chỉ dung côn có hơn 20kg thôi. đó là thời nay khi mà con người chung ta đã bị suy nhược chứ ngày trước các cụ khỏe lắm. ông nội tôi vẫn vác cây nặng hơn trăm kg chạy cả chục cây số cơ mà. sức thanh niên của tôi thì không làm nổi.

  15. #15

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi ledaithanh2009 Xem Bài Gởi
    dung binh khí thi không hẳn hoang đường đâu, ở làng tôi ngày trước có một ông vẫn dùng một đòn càn nàng tới hơn trăm kg đó. khi tôi lớn lên vẫn có một số người luyện cây côn nặng gần trăm kg. tôi thì yếu lắm chỉ dung côn có hơn 20kg thôi. đó là thời nay khi mà con người chung ta đã bị suy nhược chứ ngày trước các cụ khỏe lắm. ông nội tôi vẫn vác cây nặng hơn trăm kg chạy cả chục cây số cơ mà. sức thanh niên của tôi thì không làm nổi.
    Như vậy là khỏe hơn mấy ông tập tạ rồi. Mấy ông tập ta chỉ có thẳng tay nân lên cao, đằng nầy dùng một cây nặng hơn trăm kg múa máy tùm lum. Nếu có thần quyền thì may ra còn không nghe kho tin vì nếu trọng lượng của ngưởi múa côn mà nhẹ hơn cây côn thì có thể là "bay" theo cây côn thành như côn múa ngưởi, chứ không phải người múa côn

    Khangthien
    Một người còn phải học hỏi và sửa đổi nhiều !
    Gia Dinh Vo Hinh

  16. #16

    Mặc định

    đúng rồi, chứ vác 1 trăm kg ra trận thì giống như chiến tank rồi, đánh đấm khỉ gì nữa, thấy việt ta hầu hết dùng giáp da là chính
    GIÁO CHỦ THẦN LONG GIÁO

  17. #17

    Mặc định

    một trăm kg bằng cây sắt thì nó nặng như thế nào và vác hả trời, không lẽ thể lực con người càng ngày càng yếu đi chăng
    GIÁO CHỦ THẦN LONG GIÁO

  18. #18

    Mặc định

    Bạn ledaithanh2009 chắc hay kể chuyện 1/4 lắm.Theo bạn thì 1 cây côn sắt nặng 100kg sẽ dài bao nhiêu và có đường kính là bao nhiêu?Liệu bàn tay người có thể nắm dễ dàng
    để múa không?Nếu bạn múa được cây côn 20kg thì hãy quay thành clip và post cho mọi người thưởng thức đi

  19. #19

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi hoahodiep Xem Bài Gởi
    Bạn ledaithanh2009 chắc hay kể chuyện 1/4 lắm.Theo bạn thì 1 cây côn sắt nặng 100kg sẽ dài bao nhiêu và có đường kính là bao nhiêu?Liệu bàn tay người có thể nắm dễ dàng
    để múa không?Nếu bạn múa được cây côn 20kg thì hãy quay thành clip và post cho mọi người thưởng thức đi
    ban ra ngoai chợ mua cây troòng 20kg sẽ biết cây côn trăm kg dài bao nhiêu. và cam noi không dã nhé. ngoài ra cậu nên biết người việt mình ngay trước không hề nhỏ bé đâu. ông noi tôi to lon lam dó tôi chỉ dung toi vai ông thoi. tôi cao 1.5m thoi.

  20. #20

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi ledaithanh2009 Xem Bài Gởi
    ban ra ngoai chợ mua cây troòng 20kg sẽ biết cây côn trăm kg dài bao nhiêu. và cam noi không dã nhé. ngoài ra cậu nên biết người việt mình ngay trước không hề nhỏ bé đâu. ông noi tôi to lon lam dó tôi chỉ dung toi vai ông thoi. tôi cao 1.5m thoi.
    Ông của bạn cao 1.8m hay 1.9m thì cũng không có nghĩa là người Việt mình cao to đâu bạn.Bạn nên tham khảo thêm qua sách vở và những ảnh tư liệu cổ để biết thêm về tầm vóc dân mình nhá.
    Còn cây côn 100kg theo mình ước đoán sẽ dài khoảng 2m và có đường kính từ 9-10cm.Không hiểu 1 người có thể nắm chặt nó và múa được trong bao lâu nhỉ???

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Cúng Âm Binh
    By Thanhbinh123 in forum Thế Giới Bùa Ngải
    Trả lời: 3
    Bài mới gởi: 27-07-2013, 03:29 PM
  2. Chú Hội Binh Tướng !
    By Xuananbinh in forum Các bài của Thâỳ TIÊUDIÊUTỬ - XuânAnBình
    Trả lời: 42
    Bài mới gởi: 02-12-2012, 11:20 PM
  3. chào mọi người,em là tân binh
    By bộ xương in forum Hội Viên mới tự giới thiệu
    Trả lời: 6
    Bài mới gởi: 20-06-2010, 10:37 PM
  4. Hỏi về binh khí dây xích
    By luutinhquyen in forum Hỏi Đáp, Tư Vấn
    Trả lời: 5
    Bài mới gởi: 17-06-2010, 09:09 AM
  5. âm binh và mộ táng.
    By eagle in forum Hỏi Đáp PT của thành viên
    Trả lời: 6
    Bài mới gởi: 15-06-2008, 06:22 AM

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •