Thí dụ II sách Kỳ Môn Độn Giáp Bí Kíp Toàn Thư: Thiên Cương Tứ Trương
Năm Nhâm Tuất, tháng 9, ngày Quý Mùi, giờ Sửu, độn Âm, cục 6, cửa Hưu và Trực Phù trên can giờ Quý ở cung Khãm. Hai can ngày đều trên cung Ly là Vó Cao 9 Xích.

Ngày Quý thì giờ Tý là Nhâm Tý, đếm đến Sửu là Quý Sửu.
Ta có
Âm Độn 6 cục, giờ Quý Sửu
Tuần Giáp Thìn Nhâm
Phù Nhuế Sử Tử.


Theo phương pháp Độn Giáp Kiềm Đầu
[Quý Canh Bồng Đổ][Bính Đinh Nhâm Cảnh][Tân Nhâm Xung Tử]
[Mậu Tân Tâm Thương][X Kỷ X X][Canh Ất Phụ Kinh]
[Ất Bính Trụ Sinh][Nhâm Quý Nhuế Hưu][ Đinh Mậu Anh Khai]
Theo phương pháp này thì Can giờ Quý không ở cung Ly 9 mà là can Bính,
cho nên Dịch Giả đã có lời như sau "Khoá này, 2 can ngày giờ là Quý đều ở trên Tốn,
chứ không phải trên Ly. Vậy thì ở đây lưới cao 4 xích. Giờ Quý thì Tử Môn
Trực Sử gặp Phục Ngâm, vậy nói Trực Phù cửa Hưu trên Khãm là đúng"

Có thật vậy không? Chúng ta hãy dùng phương pháp Phi Tinh xem sao:
[Kỷ Canh Cầm Đổ][Quý Đinh Bồng Cảnh][Tân Nhâm Xung Tử]
[Canh Tân Phụ Thương][Mậy Kỷ Tâm Trung][Bính Ất Nhậm Kinh]
[Đinh Bính Anh Sinh][Nhâm Quý Nhuế Hưu][ Ất Mậu Trụ Khai]

Ta thấy Môn của hai phương pháp đều giống nhau gì Môn bị Phục Ngâm,
nhưng Can Quý theo cách Phi Tinh thiên bàn chính là ở cung 9 Ly đúng
như lời trong sách. Thật ra theo phương pháp lập quẻ của dịch giả là
Tinh Môn thiên bàn bay theo vòng tròn, còn phương pháp Phi Tinh thì
bay theo Lường Thiên Xích, đó chính là sự khác biêt.
Âm Độn 6 cục, giờ Quý Sửu, cung Ly 9 Vó Cao 9 Xích.

Trong mục Kỳ Môn Xem Việc, Phần
Xem Công Thành:
Lấy Sáu Canh là công, lấy Thiên Cầm là thủ (Nguyên pháp nói: Canh là
chúng quân, Cầm là công vào trung ương, cho nên chịu bị công).
Như Sáu Canh được khí vượng tướng, được cửa Khai gia vào cung 5 giữa
(cung 5 ở giữa củng có Môn đi qua mà không ký ở đây) thì thành tất bị phá.
Theo phương pháp Tinh Môn Quay Tròn thì Môn không bao giờ đi qua cung
giữa!