III. Sự Thật?

3.1. Dì ghẻ con chồng hay chị em sinh đôi?

Có lẽ ít người phát hiện ra điều này. Nhưng có ít nhất 2 kiểu OP cơ bản khác nhau, dẫn tới 2 cái ending cơ bản cũng khác nhau tương ứng.

Thường nhắc đến Tấm Cám hay Tro Bếp, ta thường nghĩ đến 1 câu chuyện về xung độ “ dì ghẻ - con chồng”, nhưng thực tế không phải như vậy. Tấm Cám có đến 2 motip cơ bản là motip “ Tấm – Cám là chị em cùng cha khác mẹ” và “ Tấm – Cám là chị em ruột sinh đôi.”, một motip khá thịnh hành ở Đông Nam Á. Điều này nghe tưởng như đùa nhưng thực sự số bản theo motip “ chị em sinh đôi” là rất lớn. Theo thống kê, ít nhất nó bao gồm:

chiếm tới 2 trong tổng số 3 bản Chăm thu thập được.
các bản Campuchia
Bản Tấm Cám VN ( bản của Landes và bản của Jeanneau)
Các bản của dân tộc ít người trong phạm vi VN.

*. Nếu theo motip “ dì ghẻ con chồng” thì diễn biến câu chuyện thường là:
- 1 thế lực siêu nhiên bảo Tro Bếp nuôi cái gì đó ( ăn được), 90% “cái gì đó” là người thân cô ta đầu thai.
- “cái gì đó” ấy sẽ bị ăn, Tro Bếp sẽ sử dụng những phần còn lại để có đồ đi dự hội và gặp gỡ “người ấy”.
- “Người ấy” đi tìm Tro Bếp, nhận ra cô nhờ chiếc giày chỉ vừa với đôi chân nhỏ.
- Tro Bếp sau khi làm vợ 1 thời gian, trở về nhà, bị mẹ con dì ghẻ giết và đánh tráo.
- Tro Bếp tái sinh liên tục.
- Tro Bếp và người ấy gặp lại nhau.
Ending:
- Mẹ con dì ghẻ bị tiêu tùng, bởi những thế lực khác nhau tùy theo phiên bản mỗi nước.

*. Nếu theo motip “ chị em sinh đôi” thì câu chuyện sẽ thu hẹp về phạm vi gia đình và mâu thuẫn 2 chị em hơn, cụ thể:
- Tấm – Cám được mẹ/cha dặn đi bắt cá, người bắt nhiều sẽ được xem là chị ( và Tấm bị Cám tráo giỏ.).
- 1 thế lực siêu nhiên bảo Tro Bếp nuôi cái gì đó ( ăn được), 90% “cái gì đó” không có can hệ máu mủ gì với người thân đã chết cả ( vì bà mẹ vẫn còn sống sờ sờ kia). “ Cái gì đó” đơn giản chỉ dùng để làm bạn và để lấy áo quần dạ hội.
- “cái gì đó” ấy sẽ bị ăn, Tro Bếp sẽ sử dụng những phần còn lại để có đồ đi dự hội và gặp gỡ “người ấy”.
- “Người ấy” đi tìm Tro Bếp, nhận ra cô nhờ chiếc giày chỉ vừa với đôi chân nhỏ.
- Tro Bếp sau khi làm vợ 1 thời gian, trở về nhà, bị mẹ và em ruột giết chết và đánh tráo, thường là theo lối giội nước sôi rồi băm xác đem giấu. Do là chị em sinh đôi nên người em giả dạng rất dễ dàng.
- Tro Bếp tái sinh liên tục.
- Tro Bếp và người ấy gặp lại nhau.
Ending:
- Cám bị ưu tiên chết, cái chết nhấn mạnh vào vấn đề “ Cám cố gắng giống chị để tiếp tục đánh tráo”. Bà mẹ ruột thì tùy, thường là chẳng nghe đá động gì cả. Lý do đơn giản vì motip này đã hoàn toàn thiên về xung đột chị em.


Như ta thấy, 2 chuỗi motip này dẫn tới 2 cái ending thuộc loại “ liếc thì có vẻ giống nhưng xem kỹ mới thấy khác.”. Thường ở motip “ dì ghẻ con chồng”, nó mang ý nghĩa “ tòa án, trừng trị” nơi 1 ai đó ( tuyệt đối không phải Tấm) sẽ đứng ra phân xử Cám và làm mắm cô ta gửi mẹ sau khi sự thật phơi bày. Còn nếu theo motip “chị em sinh đôi” thì ending theo hướng nhấn mạnh vào vấn đề “ Cám cố đánh tráo lần thứ 3” vốn đã xảy ra suốt mạch truyện.

Để hiểu rõ hơn, tôi nêu ra list các ending:

- Tày: Tua Gia Tua Nhi ( Mẹ vua sai Tua Gia khoan về nhà mà giả làm người bán bánh. Hoàng Hậu Tua Nhi ko nhận ra, hỏi cô bán bánh làm sao mà trắng đẹp thế, cô trả lời nhờ tắm nước sôi. Hoàng hậu hí hửng làm ngay, chết.)
- Ý( đảo Sicile): Cenerentola ( vua giết và làm mắm cô con gái, gửi mụ dì ghẻ. Khi mụ ăn, con mèo nói: “ cho tôi chút gì tôi khóc giúp cho”. Mụ đuổi mèo đi. Sau mụ phát hiện ra sự thật, chết. Mèo lại kêu “ mụ không cho tôi gì cả, tôi chẳng khóc giúp đâu.”)
- Campuchia: Neang Kantoc ( Hoàng hậu giả Neang Chong Angkaat chạy vào rừng, mất hút vĩnh viễn ko ai còn nhìn thấy. ---- > làm điểm tâm cho cọp beo. Cha thì bị cá sấu lôi đi)
- Myanma: Bé (Hoàng hậu giả đòi đem gươm thần phân xử. Gươm thần giết người, vua làm mắm biếu dì ghẻ)
- Xre: Gơ Liu ( Gơ Lat bị hoàng tử lệnh làm mắm)
- Hre: Ú (. Cao bị chồng Ú giết làm đồ ăn, cha mẹ bị ong đốt chết)
- Thái: Ý Ưởi ( Nghe Ý Ưởi nói trắng nhờ tắm nước sôi, Ý Nọong nấu nước sôi, nằm vào máng bảo Ý Ưởi giội hộ.)

Còn nhiều, nhiều, nhiều nữa. Nhưng tôi đá ra chỉ nhiêu đây thôi. Tóm lại là như thế này:
- Theo phiên bản “ dì ghẻ” thì không thể có đoạn bắt tép nhưng thường lại thêm vào chi tiết con vật nuôi của Tấm là cha/mẹ hóa thân. Còn đoạn kết luôn là Hoàng hậu giả bị vạch mặt và bị chủ yếu là chồng của Tro Bếp biến thành mắm cá ( quái quỷ gì mà dân xưa ghiền mắm cá thế ko biết, tận đến cả Châu Âu như Ý cũng mắm cá) hoặc “nhẹ nhàng” hơn là bị thần thánh ( thánh kiếm, thần linh) hay động vật ăn thịt “thưởng thức” ( như bản Campuchia một người chạy vào rừng chơi với beo, 1 người chơi với cá sấu).

- Theo phiên bản “ sinh đôi” thì câu chuyện nghiêng về xung đột chị em và nhấn mạnh sự giống nhau của 2 người. Bắt buộc phải có vụ bắt tép để phân xử ai chị ai em. Chi tiết “con cá là cha mẹ” bị loại bỏ. Tấm phải chết vì nước sôi. Cái chết của Cám liên quan đến chủ đề “ sự đánh tráo” nhiều hơn. Do Tấm sau khi trở về đã trắng hơn trước, Cám cấp tốc tìm cách trắng như Tấm để nhanh chóng giết người và tráo đổi lần nữa. Tấm thật thà giải thích nguyên nhân mình trắng ( Bởi thế nên đoạn giữa của motip “sinh đôi”, Tấm bị giết hầu như phải vì bị giội nước sôi hoặc là bị chặt cau rồi rớt vào hố nước sôi,… bắt buộc phải có nước sôi). Cám hý hửng làm theo ( hài hước hơn là Cám rủ Tấm cùng đi … tắm trắng, nấu nước, rồi bảo Tấm giội phụ, Tấm thật thà giội giúp, ai ngờ… như bản của Thái.)

Nhưng vấn đề ở đây là ending theo phương pháp “trừng phạt” cho cả mẹ con Cám lại có thể áp dụng luôn cho cả motip “ chị em sinh đôi” miễn là cho Tấm đứng ngoài. Sự lộn xộn đến từ chỗ này.

3.2. Lịch sử bản Tấm Cám mà ta biết.

Thực tế cái gọi là “ truyện cổ tích Tấm Cám” mà ta vẫn thường nghe hiện nay không phải là bản Tấm Cám gốc mà là bản … viết của nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan. Ông đã dựa vào các mẫu truyện Tấm Cám mà Landes, Leclere, … đã thu thập hồi cuối thế kỷ 19. Mà bản có nội dung gần với bản Tấm cám ta biết nhất là bản tìm thấy năm 1886 của G.Jeanneau. Cụ Vũ đã dựa vào những bản tìm thấy năm 1886 này, thêm mắm bỏ muối 1 ít, thế là viết ra câu chuyện “Tấm Cám revenge độc nhất vô nhị trong lịch sử Tro Bếp, phiên bản cổ tích duy nhất có sự phát triển tích cách nhân vật” ( tự hào đi).

Cụ thể bản Tấm Cám 1886 chung quy là thế này:
- Tấm – Cám là chị em sinh đôi
- 2 người đi bắt tép để được xét ai là chị, ai là em
- Tấm bị giội nước sôi hoặc bị chặt cau rơi vào hố nước sôi
- Tấm tái sinh nhiều lần rồi gặp được vua.


- Tấm trở về, trắng đẹp hơn xưa. Cám muốn đánh tráo tiếp bèn hỏi “ Chị ơi, sao chị trắng thế?”. Tấm trả lời “ ngày xưa chị bị em giội nước sôi nên trắng”. Cám nghe theo đi làm ngay. Tiêu Tùng.
- Tấm làm mắm Cám gửi dì ghẻ.
Còn bản của Vũ Ngọc Phan là thế này:
- Tấm – Cám là chị em cùng cha khác mẹ
- 2 người đi bắt tép để … giành yếm
- Tấm bị chặt cau chết, chẳng có nước sôi nước lạnh gì cả, chỉ có ao hay giếng mà thôi.
- Tấm tái sinh nhiều lần, gặp lại vua.


- Tấm trở về, trắng đẹp hơn xưa. Cám thấy Tấm trắng đẹp quá nên ghen ghét, bèn hỏi “ Chị ơi, sao chị trắng thế?”. Tấm trả lời “ muốn trắng thì để chị giúp cho”. Cám nghe theo đi làm ngay. Tấm bảo Cám đào cái hố rồi chui xuống, Tấm kêu quân đổ nước sôi xuống. Cám tiêu tùng.
- Tấm làm mắm Cám gửi dì ghẻ.
Như ta thấy, bản tìm được năm 1886 đã có dấu hiệu chắp ghép và phi lý ở đoạn ending. Cụ thể là lẽ ra chỉ dừng ở đoạn Cám làm theo, chết, thì nó lại phang tiếp thêm đoạn Tấm làm mắm Cám. Từ cái ending “ bắt chước thất bại” phổ thông của motip “ chị em sinh đôi”, Ko biết vô tình hay cố ý, G. Jeanneau đã thêm vào đoạn “ Tấm mắm cám gửi dì ghẻ”, trong khi đáng ra có chi tiết này thì ko thể có chi tiết kia và ngược lại ( và người làm mắm cám theo đúng logic phải là 1 ai đó ngoài Tấm). Đó là theo tư duy logic cổ truyền cổ motip Tấm Cám.

Cụ Vũ Ngọc Phan có lẽ cũng đã nhìn thấy điều kỳ cục này nên đã cố sức sửa, mà càng sửa càng… bậy. Cụ thể cụ đổi Tấm Cám từ chị em sinh đôi sang dì ghẻ con chồng. Đã thế, cụ sửa luộn vụi bắt cá phân định chị em thành “giành yếm”, biến chi tiết đó thành thừa thãi. Vụ chặt cau thì cụ bỏ luôn nước sôi. Dẫn đến hệ quả tất yếu là khi Cám hỏi “ sao giờ chị trắng” thì Tấm làm sao nói “ tại hồi đó em giội nước sôi chị” cho được ( vì có bị giội đâu mà nói)? Thế là cụ “ đâm lao thì phóng theo lao”, sửa luôn lời nói của Tấm thành 1 câu lừa gạt “ muốn trắng thì để chị giúp cho” và thế là cụ đã đạt tới mục đích hàn gắn những chi tiết có vấn đề ở ending thành ending trả thù độc nhất vô nhị ( chưa tính ba cái câu mắm muối của cụ: “ lấy tranh chồng chị”, “ lấy chồng tao “ … gì gì ấy nhé). Và con cháu cụ cho nến nay được thỏa thuê mà bình luận cái sự ác độc của Tấm 1 cách phí thời gian mà chẳng hiểu gì.

3.3. Những trục trặc của bản Tấm Cám hiện đại của Vũ Ngọc Phan:

Chúng ta lưu ý 1 điều thuộc về căn bản của truyện cổ tích: đó là nhân vật không bao giờ có sự phát triển tính cách. Như Thạch Sanh, dù bị đúng 1 kẻ lừa nhiều lần vẫn tin sái cổ kẻ đó. Những truyện “ Ăn Khế trả vàng” cũng thể hiện người em như 1 kẻ ngốc, thật thà kể cho anh chuyện con quạ, thật thà đổi nhà, trong khi tên baka nhất cũng sẽ tự hiểu tên anh tự dưng ôm cả nhà cửa ra đổi là vì lý do gì. Đây là cái đặc trưng cơ bản trong tính cách nhân vật, mà nhiều người thời nay đọc thường gọi là “nhân vật hiền lành, thụ động, thật thà,…ngu ngu.”. Kỳ thực, nói các nhân vật “ngu ngu” thôi thì chưa đúng, ta phải bảo rằng họ chỉ là cái máy không hề có suy nghĩ thì đúng hơn. Cũng bởi chỉ là cái máy phát thanh gượng ép của tác giả dân gian cách đây 1000 năm nên mỗi nhân vật chỉ luôn đóng chết 1 nhân cách. Thạch Sanh thật thà, nghe lời thì sẽ luôn nghe lời, dù là 2 lần bị dụ đi gặp chằn và đại bàng. Cũng tương tự, Tấm dẫu bị bạc đãi thế nào thì vẫn tin sái cổ khi nghe em/ mẹ chặt cây câu mà lại nói mình đuổi …kiến. Nếu kể ra thì ko biết bao giờ mới xong. Một điều nữa là tính cách nhân vật luôn được trình bày ngay ở đầu câu chuyện. VD như trong “ ăn khế trả vàng” nói thẳng ngay: Người anh tham lam, người em thật thà. Và tính cách nhân vật cứ đóng chết như thế cho đến khi kết thúc.

--- > vậy, nếu nhân vật cổ tích mang cái đặc trưng cơ bản là “ tính cách mỗi người đóng chết theo lời giới thiệu ban đầu” thì sao cái gọi là “ Truyện cổ tích Tấm Cám” ( thực tế là truyện … hiện đại Tấm Cám. Tác giả: Vũ Ngọc Phan.) mà ta biết lại xuất hiện chi tiết mô tả Tấm gian hùng, Tào Tháo ở đoạn cuối, khi mà ngay từ đầu truyện đã quy ước đóng chết rằng “ Cám lười biếng, tham lam, độc ác, Tấm hiền hậu, thật thà, đảm đang.”??? 1 nhân vật bị đóng chết nhân cách là “hiền” thì tuyệt đối chỉ có thể cam chịu, cố sống rồi chờ ai đó giúp đỡ, hơi hơi chủ động hơn là mong đối thủ chết 1 cách vô tình. Chúng ta ngày nay đọc vào có thể bảo Tấm – Cám của Thái ( 2 người rủ nhau đi tắm trắng, Tấm thật lòng kể nguyên nhân mình trắng, thực lòng giúp Cám trắng đẹp, ai ngờ Cám chết ấy.) hay Thạch sanh của ta là đạo đức giả lộ liễu. Ờ, há 1 người bị người kia giết nhiều lần vậy mà có thể thật thà giúp đỡ người đó? Ờ, há Thạch Sanh ko cách gì mà ko biết Lý Thông là kẻ hại mình? Há ảnh ko hề biết chuyện ông trời – cha ảnh, sẽ sét đánh mẹ con anh Lý khi họ về? … Nếu xét theo 1 tác phẩm hiện đại, cái điều nghi vấn đó là chính xác. Nhưng xét theo tư duy logic của truyện cổ 1000 năm trước, điều các vị đang suy nghĩ đây mới là … phi logic. Thạch Sanh hiền, người em hiền, Tấm hiền, … thì cứ đóng chết như thế, sao sao thây kệ, có hợp logic thực tế không cũng mặc. Đơn giản đến cực kỳ.

Nhưng đáng tiếc, khi chế biến Tấm Cám, cụ Vũ Ngọc Phan ko hề để ý chi tiết “luật tâm lý” tối quan trọng này của cổ tích. Thế nên cụ đã nhìn cái bản bị chắp ghép ending 1 cách vô tình hay cố ý của G.Jeanneau thành 1 bản bị lỗi, nhưng là bị lỗi do “ chưa thể hiện rõ cái kết trả thù” chứ ko phải là cái mâu thuẫn tâm lý ko thể xảy ra của Tấm trong đoạn kết, TỨC LÀ NHÌN THEO CÁI NHÌN HIỆN ĐẠI, CHO RẰNG TRUYỆN MIÊU TẢ CHƯA SÁT SỰ TRẢ THÙ. Thế nên cụ mới thêm mắm bớt muối, biến cả chị em sinh đôi thành cùng mẹ khác cha, tạo ra cái bản mà ta biết. Và chỉ ở 1 bản Tấm Cám duy nhất của Vũ Ngọc Phan này, người ta mới có thể phăng ra cái gọi là “ logic phát triển tính cách nhân vật Tấm” ( Hoàng Tiến Tựu), thậm chí… thơ văn hơn là “ từ 1 cô gái hiền lành nhân hậu trở thành 1 cô gái có tinh thần…đấu tranh” ( Phạm Xuân Nguyên”, hoặc là giàu tính triết học như trong bài viết “ Bàn về cách ứng xử của truyện cổ tích Tấm Cám “ đăng trên tạp chí văn hóa dân gian số 4 năm 1996, tác giả Bùi Văn Tiếng dựa vào:

“ tôi cứ bị ám ảnh bởi ý kiến của L.Tonstoi: 1 trong những lầm lẫn vĩ đại nhất khi xét đoán con người là chúng ta hay gọi và xác định… người này tốt, người kia ác,… trong khi con người là tất cả…”

rồi cứ thế phăng tá lả thành:

“ đây là chỗ thiếu nhân văn nhất nhưng lại là chỗ nhân văn hơn cả trong cách ứng xử nghệ thuật của tác giả Tấm Cám. Thì ra 1 người dịu dàng như Tấm cũng có thể trở thành độc ác, vì thế, muốn tự hoàn thiện mình, con người phải hết sức cảnh giác trước nguy cơ tha hóa….Phải chăng đó là bức thông điệp mà người nghệ sĩ dân gian xưa, thông qua cách ứng xử nghệ thuật độc đáo của Tấm Cám, muốn gửi đến thế hệ mai sau?” ( ặc, trí tưởng tượng bay xa ko cần cả sữa Pristi)

3.4. Trục trặc trong bản Tấm Cám 1886 của G.Jeanneau:

Như trên vừa trình bày, Tấm cám mà ta biết thực ra là bản viết của tác giả “độc đáo, nhân văn hơn cả” Vũ Ngọc Phan đã chỉnh sửa ( và vô tình làm nó tệ thêm) dựa trên phiên bản Tấm Cám cuối thế kỷ 19 do G.Jeanneau thu thập. Tất cả căn nguyên đến chỉ từ cái đoạn “ Tấm thật thà hướng dẫn, Cám tự làm” rồi bị thêm vào khúc sau “ Tấm làm mắm Cám” với 2 tính cách Tấm trái ngược hoàn toàn mà chỉ cách nhau có vài câu. Vì sao bản 1886 lại có sự chắp ghép 2 ending thế này?

- trong quá trình nghiên cứu, đối chiếu 2 bản của người Choang ở Quảng Tây và bản người Tày ở VN, người ta xác định rằng: “ 2 bản này vốn cùng 1 gốc.”. Lam Hồng Ân nhận xét: “ Bản Ta Gia – Ta Luân của người Choang rất có thể là bản biến dị của truyện nàng Diệp Hạn của TQ.”. Qua sự công bố này, ta có thể khẳng định 1 sự giao thoa tình tiết truyện lẫn nhau 1 cách vô tình trong các dân tộc sống gần nhau. Bản 1886 tìm thấy ở Mỹ Tho, 1 vùng đất Nam Bộ với đầy dân di cư từ các tộc khác nhau như Chăm, Việt, Cam,… mà mỗi dân tộc lại mang theo mình dăm bảy truyện Tấm Cám. Đặt những thứ na ná ấy ở gần nhau thì thế tất yếu là rồi những chi tiết của chúng sẽ bị trộn lẫn vào nhau lúc nào ko biết, tạo ra hiện tượng 1 câu chuyện với “ râu ông nọ cắm cằm bà kia” mà ta thấy. Xét ra, Tấm cám của Cam – Việt – Chăm giống nhau 1 cách kỳ lạ chi tiết “ chị em sinh đôi”, “ Tấm bị giội nước”,… điều này càng củng cố suy luận trên, chỉ khác Ending 1 chút là bị 1 thế lực ko phải Tấm giết hại, hay là đi tắm trắng với nhau vô tình chết mà thôi . Và ta nên nhớ, cho đến bản 1886, sự “ trộn lẫn” này ở bản VN chỉ mới là thêm cái câu “ Tấm lấy xác cám làm mắm gửi dì ghẻ” ráp thêm vào đoạn trước “ Tấm và Cám cùng nhau đi tắm trắng, Cám nhờ Tấm giội hộ, Tấm thật thà giúp,…”, chứ chưa bị trộn lẫn lộn xộn đến mức ráp cả 2 motip “ dì ghẻ” và “ chị em sinh đôi” vào 1 như Vũ Ngọc Phan đã làm.

- Tại sao lại là nước sôi? Kha khá số bản Tấm Cám đi theo hướng Cám bắt chước giội nước sôi rồi chết này, thậm chí có bản như Myanma, Cám chẳng hề nghe Tấm nói mà chỉ là nghe theo 1 bà hàng nước bá vơ nào đó rồi làm theo và chết. Những bản khác thì Cám và Tấm rủ nhau đi tắm trắng, hoặc Cám nghe Tấm kể rồi tự tắm 1 mình. Câu hỏi đặt ra là “ ai lại có thể nghĩ ra chuyện 1 người hý hửng tin vào chiêu tắm trắng bằng nước sôi?”. Câu hỏi này tưởng khó trả lời, ai ngờ thật dễ: Đơn giản vì đã có 1 thời nhân loại chứ chẳng chỉ Đông Nam Á có 1 niềm tin thần bí vào chiêu hồi sinh nhờ than và nước nóng. Ở New Ghine, Victoria, Melanedi,… vẫn còn lưu lại tàn tích niềm tin “ chết vì nước sôi rồi tái sinh” này. Ở 1 số vùng, người tham dự lễ phải nằm xuống để người ta rắc than hồng nóng lên, hoặc bò qua 1 ngôi nhà dài hẹp đang có người tưới nước sôi từ trên xuống. Medea lừng danh Fate/Stay night, trong truyền thuyết cũng từng hồi sinh 1 con dê bằng cách băm vằm nó rồi ném vào nồi nước sôi. Như vậy, chi tiết Cám tin tưởng rồi bắt chước đi tắm trắng bằng nước sôi, hay chuyện Tấm may mắn ngã vào hố nước sôi hay bị giết bằng nước sôi mà hồi sinh là 1 niềm tin cổ đại, vô cùng logic đối với người xưa. ( Còn ai ngày nay muốn thử xem có hồi sinh thật không thì… mời.)
- Tại sao lại là làm mắm và mẹ ăn con? Nếu vừa trên tôi đã giải thích nền tảng cảm hứng của cái ending “ chị em sinh đôi, Cám bắt chước tắm nước sôi và chết” thì chi tiết “ Cám bị vua/thần/ kiếm làm mắm và mẹ Cám ăn nhầm” bên mô tip dì ghẻ con chồng lại chịu ảnh hưởng từ 1 motip truyện cổ tích khác cực kỳ na ná. Đó là motip phù thủy ăn nhầm thịt con cũng nổi tiếng ko kém mà ta hay nghe nhất là “ Căn nhà bánh ngọt”, “ Chú Bé Tí Hon”. Hãy để ý kỹ, trong những truyện kiểu “ nhà bánh ngọt” cũng có đề cập tới vấn đề cha mẹ trong gia đình. “ Dù ghẻ ôm đứa con riêng của chồng vào bỏ trong rừng.”, đó là cái mở đầu của những truyện kiểu này. Vô tình, nó hao hao cái OP “dì ghẻ” của motip Tro Bếp. Như trên đã nói, trong thế giới cổ tích, những thứ hao hao nhau thì rất dễ bị trộn vào nhau. Còn ở đây, loại motip câu chuyện “ mụ phù thủy ăn nhầm thịt con” và motip Tấm Cám “ dì ghẻ con chồng với cái ending mẹ ăn nhầm con” lại giống nhau đến kỳ lạ. Ta điểm sơ:

Tấm Cám “ dì ghẻ”:
- Ý( đảo Sicile): Cenerentola ( vua giết và làm mắm cô con gái, gửi mụ dì ghẻ. Khi mụ ăn, con mèo nói: “ cho tôi chút gì tôi khóc giúp cho”. Mụ đuổi mèo đi. Sau khi ăn gần hết mắm, mụ phát hiện ra sự thật, chết. Mèo lại kêu “ mụ không cho tôi gì cả, tôi chẳng khóc giúp đâu.”)
- VN ( Vũ Ngọc Phan): “ Tấm ( đáng lẽ là ai đó ngoài Tấm) làm mắm gửi mụ dì ghẻ. Khi mụ ăn, con quạ đậu gần đó kêu “ ngon ngỏn ngòn ngon, mẹ ăn thịt con, có còn xin miếng”. Mụ nổi giận đuổi quạ đi. Sau khi ăn gần hết mắm, mụ phát hiện sự thật, chết.

Mụ phù thủy ăn thịt nhầm con:
- Chú bé tí hon ( Pháp): vợ chồng nghèo bỏ rơi 7 đứa con trong rừng. Chúng lạc vào nhà mụ yêu tinh có 7 đứa con gái đều ăn thịt người. Tí hon là em út trong 7 đứa con bị bỏ rơi, thông minh nhất, đã lừa tráo 7 cái mũ của 7 anh em lên đầu 7 đứa con gái đang ngủ rồi cùng nhau bỏ trốn. Trong đêm tối, mụ dì ghẻ giết nhầm những đứa con mình mà không biết.
- truyện của người Berberes ( Châu Phi): 1 đứa trẻ bị mụ chằn bắt ăn thịt, bị đứa trẻ lừa giết con gái mụ thay thế. Mụ ăn thịt con mà ko biết. Khi ăn, một con mèo bảo “ Thịt ấy có mùi sữa bà đấy!”. Mụ nổi giận đánh đuổi con mèo.
-truyện cổ Bắc Âu ghi 1 câu chuyện tương tự: 1 đứa trẻ bị mụ phù thủy bắt được, đã giết tráo đứa con gái mụ để thay thế. Mụ phù thủy không biết, cứ đinh ninh múc súp bày cho cả nhà ăn, cho con mèo một phần. Mèo nói: “ Nhổ đị, mẹ chồng ăn thịt nàng dâu.”
….

Như trên, ta đã thấy sự tương đồng giữa motip truyện “ mụ phù thủy ăn nhầm con” và những bản Tấm Cám thuộc motip “ dì ghẻ con chồng”. Sự khác nhau giữa cái OP và Ending hầu như ko lớn. Chỉ là ở Tấm Cám “ dì ghẻ con chồng”, thường là 1 ai đó trừ nhân vật chính đứng ra làm việc đó, trong khi trong “ mụ phù thủy ăn nhầm con” thường đó là chính nhân vật chính.

Sự khác biệt ko lớn này đã bắt đầu gây ra hệ quả hòa trộn vào nhau. Bằng chứng qua không ít phiên bản đã thể hiện sự giao thoa vô tình giữa 2 motip vốn dễ bị xem là na ná nhau này khi mẹ con Cám được mô tả là “ mụ yêu tinh mê hoặc cha Tấm, chuyên ăn thịt người”/ “mụ vợ kế là phù thủy ăn thịt người” ( VD như truyện Ú Thêm của Thái) hay tương tự với truyện của người Iceland. Rõ ràng nhất của chi tiết giao thoa này là câu chuyện nổi tiếng Bạch Tuyết với motip giống như nằm giữa “ Tấm Cám: dì ghẻ con chồng” và “ mụ phù thủy ăn nhầm con”. Chính sự na ná này cuối cùng đã khiến Vũ Ngọc Phan vô tình mắm muối thêm cho bản Tấm Cám 1886 của G.Jeanneau theo hướng motip truyện “ mụ phù thủy ăn nhầm con”, khi ông chuyển luôn nhiệm vụ làm mắm biếu dì ghẻ thẳng cho nhân vật chính. Thậm chí vụ con quạ kêu rồi bị đuổi đánh cũng na ná đến trùng khớp những cái ending “ phù thủy ăn con”.

- Mâu thuẫn chủ đạo của Tấm Cám, chị em hay dì ghẻ con chồng ? Thật thảm hại là 90% người được hỏi sẽ trả lời là “dì ghẻ” nhưng thực tế là ko phải vậy. Trừ đi số lượng những bản khá lớn theo motip “ chị em sinh đôi” thì những bản theo motip “dì ghẻ” cũng đều nên lên sự chủ động rất nhiều của Cám. Cám bảo mẹ ngăn Tấm đi hội, Cám bảo mẹ cấm Tấm thử giày, Cám bảo mẹ chặt cau giết Tấm, Cám làm thịt chim, chặt xoan, đốt khung cửi. Thậm chí nhiều ending theo motip dì ghẻ ghi sự ngoan cố đến mức liều chết của Cám lên đến cực điểm. VD bản của Myanma, Hoàng hậu giả vẫn ngoan cố phủ nhận tội ác, đòi mang cả kiếm thần ra xử và chỉ bị giết khi kiếm thần tự phóng tới băm Cám ra như bùn. Như vậy, Đặc điểm cơ bản của Tấm Cám là mâu thuẫn chị em, trong khi đặc điểm của “ Mụ phù thủy ăn nhầm con” thường mâu thuẫn phải là “ mụ dì ghẻ/ phù thủy – đứa con sắp bị ăn thịt.”.
Link: http://lichsuvn.info/forum/showthread.php?t=10029