Trích dẫn Nguyên văn bởi congiolamientay Xem Bài Gởi
Bình đẵng là một khái niệm không có rõ nghĩa. Bình đẵng làm sao cho được khi người giàu kẻ nghèo, người đẹp kẻ xấu.... bình đẵng làm sao được khi sanh ra đã là con người hay đã là con vật...

Mọi thứ trên đời này đều có tư cách để tồn tại, cho dùn bạn có chửi mắng thậm tệ thì tên trộm nó vẫn là tên trộm mà thôi, và sự tồn tại của hắn là hiển nhiên như thế...

Giải thoát ư? chúng ta không có gì để mả thoát cả, chúng ta không hề thoát đi đâu cả... giải thoát có nghĩa là khi ta tự nhận ra ta không hề bị trói buộc. gọi là giải thoát...

Thoát khổ ư? không hề có... mà là ta tự nhận ra nó không hề đau khổ, chứ ta đâu có thoát đi đâu...

Thế giới cực lạc ư? nó xa tận chân trời mà cũng gần ngay trước mắt.... đó là khi ta tự nhận ra rằng mọi thứ xung quanh ta đều quý báu như châu báu ngọc ngà, xung quanh ta toàn là Phật đã thành và chưa thành... thì đó chính là Cực lạc chứ còn gì nữa?
Bình đẳng trách nhiệm, công bằng quyền lợi. Nói công bằng trước đi: trừ 1 số vô cùng hiếm thành phần đặc biệt nguy hiểm thì mỗi chúng ta đều đã từng làm con vật, làm cây cỏ, hay thậm chí là không tồn tại(hư vô), trở thành con người hiện nay chính là đã trải qua vô lượng kiếp. Vô lượng kiếp không phải không có số lượng cụ thể, mà số lượng của mỗi người thông thường là khác nhau. Tiến hoá thành người theo 2 cơ chế: ngẫu nhiên và nhân quả, trong đó càng tiền gần đến người thì yếu tố ngẫu nhiên càng giảm và nhân quả càng tăng. Và dù là ngẫu nhiên hay nhân quả thì tất cả "đều có cơ hội", đó chính là công bằng. Sau khi đầu thai thành người, tuỳ việc mình làm và kết quả đạt được mà được đánh giá, thưởng phạt khác nhau. Đó là bình đẳng. Để rồi việc đó sẽ ảnh hưởng đến hoàn cảnh xuất thân và 1 số mối quan hệ nhất định tại hậu kiếp. Tuy rằng tại trần thế vì các mối quan hệ, lý do, tác động từ bên ngoài và bên trong khác nhau mà cái được gọi bình đẳng và công bằng không diễn ra như vốn có, nhưng nhân quả luôn tồn tại, chỉ khác là thời điểm xử lý, cân bằng mà thôi.

Mọi thứ tồn tại trên đời đều có lý do của nó. Và để thế giới tồn tại thì tất cả đều phải có luật. Vì nếu không có luật, tất cả cứ làm bừa, người hại người, người giết người thì mọi thứ đã kết thúc từ lâu rồi, chúng ta hoàn toàn không có cơ hội để hôm nay bàn luận trong diễn đàn này. Kẻ ăn trộm có lý do để làm công việc này: bần cùng sinh đạo tặc, hay lười làm công việc chính đáng, hay vì lý do nào khác. Dù vì lý do gì thì đó cũng là vi phạm luật, ảnh hưởng xấu đến sự tồn tại của thế giới. Đối với hành vi sai trái này thì có 2 cách giải quyết. 1 là Đức trị: truyền đạo, giảng pháp, giảng giải đạo lý để họ hiểu, từ bỏ ăn trộm mà tìm công việc đúng đắn. 2 là Pháp trị: là bắt giữ, xử lý theo luật pháp, để tách kẻ ăn trộm ra khỏi xã hội cho đến khi hắn quay đầu. Xa hơn nữa là xây dựng xã hội bình đẳng, công bằng, thiên đường CNXH để những thứ xấu xa tệ hại như ăn trôm không phát sinh, tồn tại và phát triển.

Giải thoát có thể phân chia thành giải thoát thân xác và giải thoát ý thức. Đó là để bản thân không còn vướng bận, ảnh hưởng đến từ những tác động, mẫu thuẫn, cám dỗ bên ngoài. Hẳn bạn đang nói đến giải thoát ý thức. Bạn không đau khổ vì 1 lý do thì đó chính là bạn đã thoát cái khổ đó, tạm thời hay lâu dài, không có nghĩa người khác cũng như vậy.

Tôi không phủ định việc tự thoả mãn hài lòng những gì đang có, vui vẻ hạnh phúc trước mặt, thay vì đứng núi này trông núi nọ, tham vọng xa vời là tốt. Bạn đang có 1 gia đình hạnh phúc, vợ con đuề huề, kinh tế không lo,... nhưng người khác chắc gì đã được như vậy. Rất nhiều người đói ăn, chiến tranh dịch bệnh tai hoạ ở ngay bên cạnh, họ có thể "cực lạc" được không. Hoặc những gì bạn đang có nhưng không phải vĩnh viễn được như vậy. Tai hoạ ập xuống,bạn thất nghiệp, con thiếu sữa, vợ bỏ đi, bạn có còn "cực lạc" nữa ko?

Theo như tôi thấy thì bạn là người buông xuôi, bạn chấp nhận thực tế những gì đã và đang diễn ra, thay vì hướng đến những gì tốt đẹp hơn. Bạn tự cho mình thấu hiểu hồng trần, rằng bản thân đã tự tách mình ra khỏi và làm người quan sát. Nhưng KHÔNg... Bạn vẫn ở trong đó, vẫn chịu tác động ảnh hưởng như mọi người. Như tôi đã viết ở trên: mọi thế giới đều có luật, để cân bằng tất cả các mối quan hệ tương hỗ tương phản khác nhau. Bạn có thể từ chối không nhận phần thưởng, những không thể tránh chịu phạt. Bạn còn thiếu nợ, bạn chưa trả xong thì còn phải trả tiếp, dù bạn có nghĩ ngợi xa vời đến đâu. Bạn không chấp nhân? Bạn có thể chống lại. Chiến thắng, bạn được như ý. Ngược lại, những gì bạn phải chịu đựng sẽ lớn hơn rất nhiều.