kết quả từ 1 tới 5 trên 5

Ðề tài: Ba Câu Hỏi Liên Quan Bùa Chú

Hybrid View

Previous Post Previous Post   Next Post Next Post
  1. #1

    Mặc định Ba Câu Hỏi Liên Quan Bùa Chú

    saigon42
    Hạ Sư



    Ngày tham gia: 28 8 2006
    Số bài: 915
    Đến từ: USA
    Gửi: Thứ Sáu 01/09/2006 8:06 PM Tiêu đề: Ba câu hỏi liên quan đến bùa chú

    --------------------------------------------------------------------------------

    Ba câu hỏi liên quan đến bùa chú Lỗ Ban và Năm Ông
    Hưng Trà hỏi, Thích Giác Hoàng trả lời

    --------------------------------------------------------------------------------



    Xin Thầy hoan hỷ giảng cho con những câu hỏi sau:

    1. Cái nhìn của đạo Phật đối với các đạo tiên như Lỗ Ban, Năm Ông, thần Quyền, v.v…

    2. Theo luật nhân quả một người đang phải trả nghiệp, ví dụ như vợ chồng ly tán, làm ăn không phát đạt. Đi tìm thầy bùa xin bùa chú trợ giúp, như vậy nghiệp có dứt không?

    3. Thầy bùa giúp người qua những cơn khốn khó như vậy có được phước đức gì không?

    Kính xin Thầy hoan hỷ giảng cho con.

    Hưng Trà



    ******



    Xin chào Phật tử Hưng Trà,

    1. Quan điểm của đạo Phật về các đạo mang tính thần quyền như Lỗ Ban, Năm Ông

    Phật giáo không bài xích tôn giáo nào, nhưng tuyệt đối không khuyến khích tín đồ đặt niềm tin ở những tôn giáo mang tính thần quyền như Lỗ Ban, Năm Ông. Các đạo như trên đúng ra không được gọi là “đạo” hoặc “tôn giáo”, vì thiếu hẳn vị khai sáng và những vị kế tục, cũng như tông chỉ.

    Vì các bùa chú “Lỗ Ban” và “Năm Ông” theo dạng “bí truyền” nên tài liệu về các đạo bùa chú này không có nhiều, có thể nói là không có. Thầy được nghe nhiều Phật tử đã từng theo các đạo bùa như Năm Ông hoặc Lỗ Ban kể lại những giới điều như không ăn thịt chó, không được ăn thịt trâu, không được đi dưới dây phơi đồ…Cũng tuỳ theo đạo đức của từng người mà sử dụng bùa chú khác nhau. Nhiều người luyện các pháp tà ma ác độc như luyện thiên linh cái để điều khiển các oan hồn uổng tử làm vây cánh cho mình, tạo nhiều điều bất thiện trong kiếp này, ví dụ luyện thiên linh cái để làm các việc phi pháp như trộm, cướp, tà vạy hoặc vay mượn sức mạnh của họ để đánh bại đối phương khi thi đấu võ thuật.

    Qua đó, chúng ta thấy các bùa ngãi bị những người không tốt sử dụng không đem lại thiện ích cho con người, mà chỉ là một phương tiện để tạo thêm tội lỗi, ác nghiệp cho mình và cho người mà thôi.

    Chính vì vậy mà Phật tử khi quy y Tam Bảo ở Việt Nam, đặc biệt Phật giáo Đại Thừa cũng như hệ phái Khất Sĩ luôn đính kèm câu:

    Quy Y Phật từ nay cho đến trọn đời, không quy y trời, tiên, thần, quỷ, vật.

    Quy Y Pháp từ nay cho đến trọn đời, không quy y các tà thuyết, ngoại đạo, tín ngưỡng dân gian và các chủ nghĩa khác.

    Quy Y Tăng từ nay cho đến trọn đời, không theo Thầy tà, bạn xấu và các vị không có niềm tin đối với Tam Bảo.

    Do đó, một Phật tử chân chánh cần phải hiểu rõ giáo lý của đạo Phật để tu học, không bị lạc dẫn trước những tà thuyết lạ mắt, êm tai của các tôn giáo khác. Ví dụ theo các vị tu theo đạo bùa Lỗ Ban hoặc Năm Ông hoặc các bí thuật kêu gọi tà ma của những dân tộc thiểu số ở trên các vùng cao nguyên.

    Tuy nhiên, một Phật tử chân chánh cũng không nên dụng tâm khen mình, chê người chuốc lấy khẩu nghiệp và có thể mang hoạ về sau. Người xưa nói, “Phật cao nhất xích, ma cao nhất trượng”, nên Phật tử khéo và cẩn thận lắm thay!

    2. Đeo bùa tụng chú có thể giải nghiệp hay không?

    Đến khi nghiệp đã đến thời kỳ chín muồi (dị thục) thì “dù lên trời, hay lặn xuống đáy biển, hay trốn vào hang sâu núi thẳm cũng không trốn khỏi ác nghiệp đã gây” (Kinh Pháp Cú, số 128). Giả như vợ chồng ly tán, làm ăn không phát đạt mà cứ lo đi tìm thầy bùa đeo ngãi, Thầy bảo đảm với Phật tử, điều đó vô hiệu ! Nếu có hiệu năng chăng là do người đến xin bùa được ông Thầy hướng dẫn bây giờ gia đình ly tán, vợ con chết chóc nhiều là do các nghiệp ác đã tạo, bây giờ lo làm phước như bố thí, cúng dường, ăn chay, niệm Phật cho nhiều,v.v.. nhờ công hạnh đó mà nghiệp kia tự nhiên thay đổi. Một Phật tử không gieo tạo các công đức, dù có van xin Tam Bảo đi nữa, thì Phật, Bồ-tát cũng không cứu nổi, huống gì bùa chú của Năm Ông hay Lỗ Ban. Nếu tự thân mình, trong thì biết tu tập như biết nhường nhịn, tha thứ cho nhau, thông cảm nhau, trì trai giữ giới, niệm Phật, ngoài thì thương người, giúp đỡ người khốn khó, bệnh hoạn, tật nguyền, cô nhi, quả phụ, làm các công ích xã hội như đóng góp xây dựng các bệnh xá, dưỡng lão, học đường, v.v... Đối với các bậc đạo cao đức trọng một lòng tôn kính, cúng dường. Rộng hơn nữa là rải tâm thương yêu đến các loài hữu tình khác như các loại quỷ thần, ma quái. Được như vậy thì dầu chúng ta không có xin bùa, đeo ngãi, trì chú thì các duyên lành cũng đến, khiến cho đời sống thuận hoà, êm ấm, hạnh phúc. Ngược lại, dù chúng ta có chạy Đông chạy Tây kiếm tìm thế giới ngoại tại can thiệp cũng vô ích, nếu có hiệu quả chăng cũng chỉ là giai đoạn nhất thời thôi.

    3. Thầy bùa giúp người qua những cơn khốn khó như vậy có được phước đức gì không?

    Họ không những không có phước đức mà còn tạo nghiệp nữa. Giả như họ có thể giúp người qua cơn khốn khó không qua con đường chuyển hoá tự thân mà bằng các tà thuật như vậy, có nghĩa là họ làm cố xáo trộn trật tự nhân quả của vũ trụ. Như Phật tử thấy, các ông Thầy Pháp giúp người trị bệnh tà, nhìn bên ngoài chúng ta cứ ngỡ rằng ổng giúp người, cứu đời, chứ thật ra họ làm cho các oan hồn uổng tử hoặc quỷ thần oán giận, cho nên con cái họ ít khi toàn mạng hoặc khi về già khi khí lực của người đó suy vi thì ma quái trở lại “trị” họ. Một điều có lẽ ai cũng thấy, nếu họ làm các điều phước thiện thì quỷ thần phải phục, phải nể vì, họ theo thầm gia hộ, chứ sao lại theo để chờ cơ hội để trả đũa?

    Còn trường hợp có một số người cho người thân mình những đạo bùa đặc biệt để hộ thân như trong thời chiến tranh mà chúng ta được nghe nhiều vị kể lại. Điều đó có thực hay không? Điều đó có thể thực và có thể có hiệu quả trong một thời gian chỉ đối với một số người khi phước đức và mạng số của người đó chưa hết. Nếu các đạo bùa có hiệu lực 100% thì các tướng lãnh chiến sĩ ra tiền chiến mang đạo bùa không bao giờ bị tử trận! Nếu các đạo bùa linh hiệu thì các vị thủ tướng, bộ trưởng đeo các bùa thì không bao giờ bị ám sát, bị bắt làm con tin. Vả lại, nếu đạo bùa linh nghiệm trong mọi trường hợp thì các ông đạo bùa sẽ không bao giờ bị truy tố trước pháp luật. Ngài Mục-kiền-liên, đệ tử có thần thông đệ nhất của đức Phật, đến khi nghiệp trổ thì chữ thần còn không nhớ, huống gì là thông! Do đó, một khi đã sử dụng tà thuật để chinh phục người thì phước đức của vị đó chắc chắn không tăng trưởng mà ngược lại còn bị tổn giảm rất nhiều, đồng thời họ làm bà con quyến thuộc với thế giới ma đạo, chắc chắn khi thân hoại mạng chung không được sanh về các cảnh giới lành.

    *******

    Cầu chúc Phật tử tinh tấn tu theo con đường quang minh mà Phật tử đã đi, hầu đem lại an lạc cho tự thân, tha nhân và muôn loài.

  2. #2

    Mặc định

    nam mô a di đà phật
    những lời trên chí lí vô cùng không ngờ forum ta vô cùng phước có những con người đạo hạnh cao tay tham gia phước thay phước thay

  3. #3
    Thành viên DANH DỰ - Đã đóng góp nhiều về Học thuật cho Diễn đàn
    Gia nhập
    Sep 2008
    Bài gởi
    317

    Mặc định

    nam mô a di đà phật
    rất cám ơn bài viết của bạn đã cho tôi những hiểu biết về đời sống của những pháp sư đích thực

  4. #4

    Mặc định

    tôi đả thấy có người giản trên..theo riêng ông ta là đúng...riêng tôi thì....mô phật...thiên tai.bởi vi ..trồng cây ngọt.hưởng ngọt..trồng ớt có pải hưởng cai..đúng không?thí dụ có 1 người bị tai nạn.? nếu sợ bị nghiệp thì không cứu..như vậy có từ bi thương sót chúng sinh hay không ?nếu không thì ta sợ liên lụy đến với ta....? xin lổi họ đang bị chiềm thuyền thì ta pải cứu.mặt dầu ta bỏ công ra cứu họ.thì ta pải mệt chứ sao..nếu ta sợ bỏ công ra như vậy.thì họ đả CHẾT..RIÊNG tôi thì pải cứu họ..cho họ SỐNG.rồi mới nói với họ .nên bố thí.và trì tụng.làm công đức V.V. để họ tự GIẢI NGHIỆP..có pải họ còn sống hay không ? còn để họ tự trả nghiệp thì bị chiềm .chết rồi..NHƯNG .AI LÀ NGƯỜI THẤY ĐƯỢC NGHIỆP ? TẠI SAO TA KHÔNG NÓI .TA ĐẢ VAI NGHIỆP RỒI..trời sinh có âm.có dương.có thiện có ác.có ngày có đêm..sao ta không nói đến ngày đó ta cứu 1 người để trả NGHIỆP... PHẬT PẢI THƯONG SÓT CHÚNG SINH. dầu có thế nào củng KHÔNG THAN..VÀ KHÔNG SỢ...NHƯ MẸ QUAN THẾ ÂM..CÙNG CÁC HÀN PHÂT KHÁC...NHƯ VẬY CHÚNG TA GỌI CẦU CÁC VỊ PHẬT ĐỂ LÀM VÌ ?...TÔI không dám nói ai sai hay là đúng..mỏi người đều tu khác nhau......mọi người thường nói ĐÓ LÀ DUYÊN.NGHIỆP....TÔI góp ý chỉ cỏ bấy nhiêu..có sơ xuất mong các vị thứ lổi....đuôi cuồi bố thí đồng xu..đó là phước ấy công phu để dành...PHẬT NHÒI QUẢ CHO NGƯỜI HÀNH ĐẠO...COI NGƯỜI ĐỜI THỐI TRÍ CÙNG CHĂNG.....

  5. #5

    Mặc định

    cám ơn đạo hữu. Đọc xong bài này, tôi sáng ra được nhiều điều

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •