kết quả từ 1 tới 6 trên 6

Ðề tài: "Dân tộc Việt là khối tự phát khổng lồ" ?

  1. #1

    Mặc định "Dân tộc Việt là khối tự phát khổng lồ" ?

    "Dân tộc Việt là khối tự phát khổng lồ"
    05:12' 20/10/2007 (GMT+7)
    (VietNamNet) - Soi rọi các hiện tượng xã hội dưới ánh sáng văn hóa - đó là công việc mà nhà văn, nhà nghiên cứu văn hóa Vương Trí Nhàn đang theo đuổi. Dưới đây là những chia sẻ của ông với phóng viên VietNamNet nhân một câu chuyện thời sự.


    Người Việt duy tình, cạn nghĩ, ăn xổi


    "Tôi không coi duy tình là một niềm tự hào. Trái lại, ta phải tính để vượt lên một trình độ sống khác". Ảnh: ZAIZAI
    Suốt tuần nay, dư luận ầm ĩ xung quanh sự kiện 1 diễn viên trẻ bị đưa chuyện phòng the lên mạng. Từ góc độ một người nghiên cứu văn hóa, nhận định của ông về việc này ra sao?

    Có hai hiện tượng để nhìn nhận.

    Thứ nhất, việc tự quay phim ghi lại chuyện ân ái của mình, chứng tỏ một bộ phận lớp trẻ hiện nay có lối sống khá bế tắc, bất cần, muốn vượt ra ngoài các lề thói đạo đức thông thường.

    Thứ hai, việc dư luận sôi sục lên trước sự kiện ấy, chứng tỏ chúng ta có một đám đông rất nhạy cảm, dễ bị kích động. Song tôi dự đoán, rồi cũng giống như một vài vụ trước, như vụ các cô dâu lấychồng Đài Loan, Hàn Quốc, nó chỉ là hiệu ứng lửa rơm.

    Lối sống thác loạn của một bộ phận giới trẻ không phải bây giờ mới có. Chờ nó được đưa ra sân chơi công cộng, mới nảy sinh "làn sóng" chú ý, mổ xẻ, lên án nó thì muộn quá rồi còn gì. Lẽ ra với một thái độ kiên trì và bình tĩnh, chúng ta phải mang ra bàn bạc từ lâu, vừa bàn vừa lắng nghe và chờ đợi. Cả buông xuôi lẫn nóng vội ở đây đều vô nghĩa, nếu không muốn nói là có hại.

    Tức là, theo ông, hiện tượng dư luận ồn ào quá mức xung quanh một chuyện cá nhân là bất thường?

    Không hẳn bất thường. Như người ta vẫn nói, nước mình nó thế. Từ thuở chỉ quanh quẩn trong các làng xã, chúng ta vẫn có lối phản ứng như vậy. Nó là một đặc điểm của tính cách người Việt.

    Tôi nhớ, trong một bài báo gần đây, ông Trần Ngọc Thêm (nhà nghiên cứu văn hoá - PV) có nói: Đặc điểm tính cách, người Tây là duy lý, người Tàu là duy ý chí còn người Việt là duy tình. Chữ tình, nói theo chữ của ông Thêm, là lối sống giàu tình cảm, trọng tình nghĩa của người Việt.

    Nhiều người cũng nghĩ như ông Thêm.

    Phần tôi, tôi cho rằng chỉ nên nói đặc điểm người Việt là tính tự phát rất lớn, thường là những cơn xúc cảm bùng lên, song không trải qua những suy ngẫm nên sẽ qua đi nhanh.

    Tức, tôi không coi duy tình là một niềm tự hào. Trái lại, ta phải tính để vượt lên một trình độ sống khác.

    Cụ thể hơn, theo ông, "sự duy tình" có những điểm nào không đáng để tự hào?

    Cả sự kém duy lý (vận dụng đến cùng trí tuệ) và kém duy ý chí (sự thôi thúc của tham vọng) đều góp phần kìm hãm sự phát triển của chúng ta.

    Kém lý trí dẫn đến nông nổi, cạn nghĩ. Kém ý chí dẫn đến ngắn hơi, ăn xổi. Cái gọi là duy tình rút lại là đồng nghĩa với bột phát, tùy tiện, lúc thế này lúc thế khác, và thường không dẫn đến sự sáng suốt cùng những quyết sách hợp lý, nhất là trong xã hội hiện đại.

    Như trong câu chuyện phần trên chúng ta vừa nói: cả các bạn trẻ hiện nay cũng sống truồi theo cảm hứng tự phát, không nghĩ đường xa. Mà dư luận cũng tự phát, ầm ĩ đấy rồi cũng bỏ qua ngay đấy.

    Đằng sau nó là những nguyên nhân sâu xa...

    Dân tộc Việt là một khối tự phát khổng lồ


    "Người Việt ít đặt vấn đề dụng công nghiên cứu cái gì cho sâu, cho kỹ". Ảnh: ZAIZAI

    Vậy là, từ một hiện tượng ồn ào trong dư luận hiện nay, ông muốn lưu ý tới những nguyên nhân sâu xa. Liệu có gượng ép quá không?

    Tôi không ngại, miễn là chúng ta cùng lắng nghe nhau một chút.

    Nhưng, liệu cách nhìn nhận của ông về cốt cách sống của dân mình quá cực đoan và khắt khe? Người Việt xưa nay vẫn tự hào là một dân tộc hiếu học, thông minh và có sức chịu đựng, bền bỉ?

    Các phương tiện truyền thông và cả bản thân chúng ta vẫn thường tự ve vuốt mình bằng những nhận định như mấy chữ bạn đã dùng.

    Còn tôi, sau một giai đoạn nghiên cứu về văn hoá và tính cách Việt, tôi mạnh dạn sử dụng hình ảnh “một khối tự phát khổng lồ".

    Nói vậy có thể gây tự ái cho ai đó và có thể gây tranh cãi. Ngay như bản thân tôi, cũng đã nhiều lần tự tìm cách phủ định nó, nhưng hiện tại tôi vẫn chưa tìm ra được dẫn chứng phủ định thuyết phục.

    Người Việt ít đặt vấn đề dụng công nghiên cứu cái gì cho sâu, cho kỹ. Chúng ta tự cho phép sống theo thói quen, nếu như có nói đến các lý thuyết, các định hướng nọ kia thì chủ yếu là đi thừa hưởng các kết quả nghiên cứu từ các dân tộc khác. Thêm nữa, chỉ treo lý thuyết lên gọi là có, chứ vẫn sống theo cách của mình.

    Tôi ví dụ, đơn giản nhất là trong đời sống tôn giáo. Với đạo Phật, chúng ta hiểu biết lơ mơ. Về tất cả các lý thuyết, hầu như không nghiên cứu gì cả, chỉ toàn là truyền miệng với nhau, trong tu thì chỉ "thiền", "ngộ", tức là ngồi để tự nhiên nghĩ ra cái gì đấy.

    Tôi nghĩ lối sống này làm nghèo chúng ta đi, từ sự trống vắng, kết quả thu được cũng chẳng gì hơn cũng là trống vắng. Trong khi ấy, thử so sánh, người Trung Quốc có không biết bao nhiêu pho kinh, chẳng hạn như ông Huyền Trang sang tận Ấn Độ lấy về, dịch ra, họ đã mang lại cho đạo Phật một sức sống mới.

    Bàn một chút về đặc điểm tính cách dân tộc. Theo ông, có những nguyên nhân nào tác động đến điều này?

    Khi nhìn vào những ngổn ngang trong đời sống trước mắt, nhiều người có ý cho rằng đó là bởi các lý thuyết mà chúng ta theo đuổi, chẳng hạn lý tưởng cộng sản... này khác. Tôi thì lại thấy những nguyên nhân sâu xa cơ bản là nằm trong cái cốt cách mà dân tộc đã hình thành trong lịch sử.

    Hiểu rõ nguồn gốc dân tộc, sự hình thành của dân tộc mình là một trong những cách để nhận chân lại mình.

    Nói một cách thô thiển nhất thì như thế này: mỗi khu vực địa lý tạo ra một giống người với đặc điểm riêng của họ.

    Chúng ta là người xứ nóng, vùng nhiệt đới được thiên nhiên ưu đãi, nên một mặt dễ sống, một mặt khác, nó tạo cho ta tính dễ dãi.

    Người xứ nóng thường có cuộc sống đơn giản. Trước đây, thời các cụ, chẳng cần có quần áo cũng tồn tại được. Ngay trước Cách mạng tháng Tám, dân ta còn rất nhiều người đi chân đất.

    Trong khi đó, người xứ lạnh, thời tiết khắc nghiệt đòi hỏi họ phải chuẩn bị cho cuộc sống cẩn thận hơn. Ngay từ ngôi nhà, đến ăn mặc phải bền chắc hơn, có sức chịu đựng hơn... Tất cả những điều này ảnh hưởng một cách vô thức đến tính cách dân tộc...


    Vương Trí Nhàn
    Last edited by Bin571; 21-10-2007 at 09:54 AM.

  2. #2
    Thành viên DANH DỰ - Đã đóng góp nhiều về Học thuật cho Diễn đàn
    Gia nhập
    Oct 2007
    Bài gởi
    1,474

    Mặc định

    Đây chỉ là quan điểm riêng của ông ta thôi, mỗi người đều có quyền có suy nghĩ riêng của mình...nhưng muốn để cộng đồng tán thành thì đó là việc khác.

  3. #3

    Mặc định

    Vâng, em Thanks Bác Đại Hồng Cát nhiều nhé. Cái vụ của em thì họ hùa nhau chưởi bới em như tát lước sôi vào mặt em đó rồi đồn đoán nà em sẽ gục ngã, tự vẫn. Úi, chời...Xí:rolleyes:, em ngu sao em chết chứ. Mà sao họ chưởi em mà không chưởi cái thằng bạn diễn cùng em bác nhỉ, đúng nà họ tự phát quá đi mất, các Đại thiếu gia con cớm tiền tỷ tỷ, cỡ Công tử bạc niêu huyền thoại cũng không nọt vào Top của họ bi giờ. Dù em có đổi cái tấm thân này để xin họ ít tiền cũng chẳng xấu gì phải không Bác. Mà mai mốt em nại có tiền em đi nàm từ thiện chứ em cũng kg tiêu hết đâu, các con cớm ló có tiền nhưng ló không biết nàm từ thiện Bác à, suy ra nà em không có xấu phải kg bác ạh

  4. #4

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi Vang Anh Xem Bài Gởi
    Mà sao họ chưởi em, suy ra nà em không có xấu phải kg bác ạh
    Hoàng Thùy Linh chứ không phải Vàng Anh -------> Bạn Nộn rồi :D

  5. #5

    Mặc định

    Tranh luận nhiều chiều về "dân tộc Việt" của Vương Trí Nhàn
    15:41' 25/10/2007 (GMT+7)
    (VietNamNet) - Trao đổi về những quan điểm của nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn, có ý kiến cho rằng đây là những lời nhận xét hết sức thành thực và mang lại giá trị thực tiễn lớn đối với xã hội chúng ta. Tuy nhiên, cũng không ít ý kiến không đồng tình, họ cho rằng hiện tượng tự phát trong xã hội là có thật nhưng không thể căn cứ vào một số vụ việc cụ thể để đưa ra kết luận về bản chất của dân tộc như vậy được. Để rộng đường dư luận, chúng tôi xin đăng tải những tranh luận nhiều chiều của bạn đọc xung quanh vấn đề này.



    Hội nhập giúp chúng ta nhìn rõ hơn

    Đọc bài phỏng vấn nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn, tôi thấy có sự liên hệ với một số suy nghĩ trong "Oxford thương yêu". Thử nghĩ xem, chúng ta đã tự nịnh bợ mình quá nhiều. Có những người vuốt ve mình nhưng lại lấy cớ rằng đó là sự tự hào đáng có, ngồi một chỗ nhưng lại có thể biết được mọi việc trên đời. Gia Cát Lượng sống ẩn mình nhưng vẫn có tư tưởng lớn và giúp đời. Chúng ta học tập cổ nhân nhưng tôi tin rằng bây giờ không thể có người như thế nữa. Phải đi nhiều, va chạm nhiều chúng ta mới mong lớn lên được. Bùi Thanh Thủy, Xuân Thủy, Hà Nội, email: buithanhthuyftu@...


    Nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn đã phần nào chỉ ra cho chúng ta thấy đặc tính thật sự của dân tộc Việt là như thế nào. Đây là những lời nhận xét hết sức thành thực và mang giá trị thực tiễn rất lớn đối với xã hội chúng ta trong thời đại toàn cầu hóa diễn ra hết sức nhanh chóng. Bấy lâu nay, chúng ta hay tự ngợi khen bản thân mình, khi người nước ngoài có chút khen ngợi xã giao với chúng ta là lập tức trích dẫn sôi nổi, còn đối mặt với sự chỉ trích hay phê phán là lập tức chúng ta không quan tâm tới. Liệu cách hành xử như vậy có làm cho chúng ta tiến bộ lên không, hay lại nuôi dưỡng tâm lý thỏa mãn, không chịu phấn đấu. Bởi vậy, nhìn thẳng vào sự thật để tự biết mình là ai, ở vị trí nào trên thế giới là điều quan trọng, nếu thật sự biết mình, biết người, biết điểm mạnh để phát huy, biết điểm yếu để khắc phục thì mới là cách hay để chúng ta tiến bộ. Thế Tiệm, Hà Nội, email: muadongbaodaytro@...



    Một cách nhìn mới nhân cách người Việt
    Tôi khá thích thú bài viết này và cách phân tích của ông Vương Trí Nhàn. Ông đã trao cho độc giả một cách nhìn nhận một khía cạnh thêm và mới về tính cách người Việt. Tuy nhiên, tính cách này không phải là một đặc tính duy nhất, kém cỏi của người Việt. Hơn thế nữa, chính tính cách này đã tạo nên một huyền thoại kỳ tích về dân tộc Việt, luôn tồn tại, mềm dẻo như một cây tre và phát triển phù hợp với môi trường quốc tế, để phát triển và chấn hưng dân tộc Việt. Tôi hoan nghênh cách phân tích của ông Vương Trí Nhàn. Trần Việt Phương, Hàn Quốc, email: luuhocsinhhanquoc@...




    Bài viết của bác Nhàn tuyệt vời. Được đi ra những nước phát triển học tập, tôi ngẫm thấy rất đúng. Tôi xin lấy ví dụ về vấn đề du học sinh VN ở Tây Âu, chỉ có một số ít du học sinh VN là học tốt, ở mức theo được, còn học giỏi hoặc xuất sắc thì rất hiếm, nhưng khi có một người như vậy thì báo chí rùm beng và khen rằng người việt ta giỏi giang. Vì sao vậy, có lẽ những ý kiến của bác Nhàn về người Việt rất đúng: Sinh viên chúng ta chăm học, nhưng hiệu quả học không cao (học chưa tập trung, có thể ngồi nhiều hơn học...) nhưng nguyên nhân chính tôi nghĩ vẫn là vấn đề về văn hóa của người Việt ta mà bác Nhàn đã đề cập trong bài viết này. Cao Nhàn, London, email: cao_nhan80@...




    Cám ơn ông Vương Trí Nhàn đã đã chỉ đúng được bản chất về cách hành xử của con người Việt nói chung và của xã hội ta hiện nay riêng. Tôi đã nhiều lần thử tìm nguyên nhân sâu xa của những những hiện tượng xã hội mà mình chứng kiến nhưng vẫn không thoả mãn với những gì mình tìm được. Đúng như từ mà ông dùng "Dân tộc Việt là khối tự phát khổng lồ" mà hệ quả của nó là sự hời hợt, nửa vời trong cách hành xử của mỗi con người và cả ở việc hoạch định kế hoạh ở tầm vĩ mô. Nguyễn Đức Toàn, Đống Đa, Đà Nẵng, email: ndtoan@...



    Tôi rất đồng tình với ý kiến của nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn. Người Việt mình sống khá "tự do", theo kiểu, làm việc gì cũng (cảm thấy) làm theo kiểu này đúng thì làm, kiểu kia không đúng thì không làm, và (cảm thấy) tốt cho mình nhất thì làm. Chưa thực sự làm việc theo các nguyên tắc, quy luật và xem xét các ảnh hưởng của nó đến cộng đồng cũng như tương lai con em mình. Tôi đang học tập tại Hàn Quốc và thấy rằng con người ở đây sống rất tự giác và kỷ luật, làm việc gì cũng rất cẩn thận, sạch sẽ, có nguyên tắc và không làm ảnh hưởng đến môi trường sống và cộng đồng xung quanh. Người ta làm việc ngoài phục vụ đời sống của mình còn nghĩ cho thế hệ tương lai, nghĩa là tạo các điều kiện, cơ sở tốt cho thế hệ sau này phát triển. Chính vì vậy, đất nước mới có thể phát triển đi lên và bền vững được. Tôi nghĩ rằng, Việt Nam mình nên dạy dỗ thật cẩn thận lớp trẻ ngay từ bây giờ, đặc biệt là lớp mầm non về sự kỷ luật, nguyên tắc sống và làm việc. Nguyễn Thị Minh Hiền, Nghệ An, email: lipstickvn@...




    Cần phải có những giải pháp pháp cụ thể hữu hiệu
    Tôi rất vui mừng và đồng tình với những nhận định và dẫn chứng của nhà nghiên cứu văn hóa Vương Trí Nhàn ở trên. Xét theo chiều dài lịch sử và trên bình diện chung, nhận định của ông về sự duy tình và sự tự phát của dân tộc Việt Nam là rất chính xác. Ở những bàn luận khác về người Việt Nam, tôi đã bắt gặp những bàn luận về sự tư duy thiếu hệ thống, tạm bợ, định tính thay vì định lượng của người Việt Nam. Nguyên nhân nêu ra cũng là vì người Việt Nam đã trải qua nhiều chiến tranh đói khổ triền miên.



    Ở đây, ông Vương Trí Nhàn đã nêu thêm một nguyên nhân khác sâu xa hơn mà tôi cũng đã chiêm nghiệm từ lâu: “sự ưu ái của tự nhiên dẫn đến sự lười nhác trong tiến hóa”. Nói như vậy không có nghĩa là chúng ta đổ tại trời; nó chỉ như một yếu tố “ru ngủ” mà đối với người tỉnh táo, hay muốn tỉnh táo sẽ không được ngủ quên. Tôi nhất trí như vậy. Tuy nhiên, thế giới đang trở nên phẳng, mỗi con người trên thế giới dần trở nên như thành viên trong một ngôi làng trái đất vì tốc độ của thông tin, giao thông và giao lưu về mọi mặt.



    Trong bối cảnh này, chúng ta, người Việt Nam, muốn rút ngắn khoảng cách và hòa nhập với sự tiến bộ của thế giới, tôi nghĩ cần phải có những giải pháp mang tính hệ thống, chiến lược lâu dài. Tuy là những giải pháp chiến lược lâu dài nhưng lại phải những hành động cụ thể kịp thời.


    Nói một cách cụ thể hơn, nếu những nhà nghiên cứu văn hóa, những nhà xã hội học, những nhà tâm lý học, những nhà tình dục học lập ra được những diễn đàn thảo luận, những hoạt động giao lưu thường kỳ để có thể cuối cùng đi vào đời sống người dân hàng ngày, thì cả những điều tốt hay điều xấu đều không như những cơn gió thoảng qua, mà ngược lại, chúng sẽ là những bài học quý giá để chúng ta tiếp tục tiến bộ.



    Điều tôi muốn nói ở đây không phải chỉ là những công trình nghiên cứu mà là những việc làm tương tác trực tiếp đến đông đảo quần chúng, vì những yếu tố văn hóa vẫn tác động đến người dân hàng ngày. Bằng những việc làm ấy, chúng ta sẽ thoát ra được vòng luẩn quẩn của tính tự phát, tạm bợ và tư duy không có hệ thống.


    Mặc dù khoa học xã hội vốn rất khó định lượng, nhưng tôi hy vọng những người tâm huyết với sự phát triển của dân tộc như nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn đây sẽ tìm ra được những giải pháp hữu hiệu. Duy Cầu, Hàn Quốc, email: chinhdanh@...




    Tôi không tán đồng quan điểm về đặc điểm dân tộc

    Nhìn chung, tôi không tán đồng với những ý kiến của ông Nhàn về đặc điểm của dân tộc Việt Nam, đặc biệt cho rằng đặc trưng của người Việt là tính tự phát (khối tự phát). So sánh là cần thiết, nhưng luôn luôn khập khiễng. Cả thế gới này chỉ có mấy nền văn minh cổ. Chúng ta không nằm trong số đó, nhưng từ đó cho rằng chúng ta là thua kém liệu có đúng chăng? Phải xuất phát từ rất nhiều phía, nhiều sự kiện trong đời sống lịch sự mới rút ra được đặc tính của một dân tộc; không chỉ có mặt tốt đẹp mà có cả mặt hạn chế, thậm chí là xấu (cũng là so sánh tương đối với một số dân tộc khác một cách phiến diện thôi). Email: vulongv@hn.vnn.vn



    Tôi không tán thành nhận định của ông Nhàn khi ông đánh giá: "Dân tộc Việt là khối tự phát khổng lồ". Hiện tượng tự phát trong xã hội là có thật nhưng không thể căn cứ vào một số vụ việc cụ thể để đưa ra kết luận về bản chất của dân tộc như vậy được. Bởi nếu coi đó là bản chất của dân tộc ta thì phải giải thích sao đây về khối đoàn kết dân tộc đã làm nên những chiến công chống ngoại xâm vĩ đại trong hàng nghìn năm tồn tại của dân tộc ta. Bác Hồ đã từng nói rằng dân tộc ta có một lòng yêu nước nồng nàn, mỗi khi có giặc ngoại xâm và đất nước lâm nguy thì lòng yêu nước đó kết thành một khối với sức mạnh to lớn, cuốn phăng hết bọn bán nước và bọn cướp nước. Chúng ta có quyền tự hào với truyền thống quý báu đó. Vấn đề là làm sao để duy trì và phát huy truyền thống đó chứ không phải nhìn vào một vài sự việc cụ thể trong xã hội hiện nay để phủ nhận bản chất yêu nước và đoàn kết của dân tộc. Tôi cũng không cho rằng việc dùng “chữ quốc ngữ càng làm cho chúng ta cẩu thả trong nói và viết. Nếp tư duy hời hợt lan rộng”. Liệu ông Nhàn có thể chứng minh rằng nếu dùng chữ nôm thì ta sẽ cẩn thận hơn trong nói và viết và tư duy sẽ sâu sắc hơn không? Tôi tin chắc là ông không thể. Là một nhà nghiên cứu về văn hoá, ông Nhàn có những ý kiến thoáng về vấn đề này nhưng thoáng đến mức đưa ra những nhận định và khẳng định như trên tôi e rằng quá vội vã, thiếu tính khách quan và không có cở sở khoa học. Hoài Phương, Hà Nội, email: hphuong128@...


    Tôi không hoàn toàn đồng ý với nhận định của ông Vương Trí Nhàn. Tôi cũng chỉ nêu một vài vấn đề mà ông Vương cho là “đơn giản” nhất. Ví dụ về đạo Phật ở Việt Nam. Việc ông Vương cho rằng "Với đạo Phật, chúng ta hiểu biết lơ mơ. Về tất cả các lý thuyết, hầu như không nghiên cứu gì cả, chỉ toàn là truyền miệng với nhau, trong tu thì chỉ "thiền", "ngộ", tức là ngồi để tự nhiên nghĩ ra cái gì đấy. Tôi nghĩ lối sống này làm nghèo chúng ta đi, từ sự trống vắng, kết quả thu được cũng chẳng gì hơn cũng là trống vắng" chỉ đơn giản là cách nghĩ và khả năng nghĩ của riêng ông Vương Trí Nhàn. Trên thực tế hoàn toàn khác như vậy.



    Phật Giáo đã có một quá trình du nhập và phát triển trong mối tương quan tương đồng với văn hoá Việt, tạo nên một nội dung mới với đậm đà bản sắc Việt. Ngay cả Thiền trong Phật Giáo Việt Nam cũng vậy. Vì thế, Tuệ Trung Thượng Sĩ là một ví dụ. Truyền thống Việt còn thể hiện đậm nét ngay trong những tôn giáo khác, tạo nét đặc thù như Thiên Chúa giáo, Hồi giáo ở Việt Nam.



    Ví dụ thứ hai là việc ông Vương cho rằng "Dân tộc Việt là một khối tự phát khổng lồ" và "nuôi ảo tưởng". Chúng tôi thầm nghĩ, liệu ông Vương đã dụng tâm nghiên cứu kỹ lưỡng chưa khi phát biểu nhận định này? "Tự phát" và "ảo tưởng" thì làm sao chúng ta có thể chiến thắng các cỗ máy chiến tranh khổng lồ, có kỹ luật chặt chẽ, không phải một lần mà nhiều lần, từ thời Trần chiến thắng quân Nguyên cho đến thời đại Hồ Chí Minh? "Tự phát" và "ảo tưởng" thì làm sao chúng ta có thể chiến thắng được sức mạnh của thiên nhiên với không biết bao nhiêu thiên tai, bão lũ... để bảo tồn và phát triển dân tộc, đất nước. Vài lời thô mộc của một kẻ thường, xin được góp ý để trước là tôn vinh các giá trị truyền thống ngàn năm văn hiến, sau là xoá dần những hủ lậu của ngày xưa. Kính mong mọi người cùng góp ý. Nguyễn Văn Tư, Cà Mau.

  6. #6

    Mặc định

    ĐỂ PHÁT TRIỂN BẢN SẮC VĂN HOÁ DÂN TỘC VIỆT NAM...

    Tình Thỉ Tổ là tình Thiên Chỉ
    Không tình này là phỉ là ma
    Quên người dùng máu chảy ra
    Để cho hậu duệ có nhà mà nương

    Là hậu duệ không tình thương đó
    Thì như là con Chó rừng hoang
    Quên công Thỉ Tổ khảy đàn
    Loại này là loại vì vàng vì ngân

    Loại cầm cân vì ngân quên Đạo
    Đạo làm người quên Đạo làm người
    Sanh nhiều biến chứng đen thui
    Loại này mê tín ngậm ngùi đó nhân

    Vì vàng ngân quên cân công lý
    Sanh ra điều vô ý vô lương
    Quên đi Thỉ Tổ chỉ đường
    Loại này là loại khó lường lắm nhân

    Chính loại này hại dân hại nước
    Chính loại này hại nước hại dân
    Là loại ác bá khó cân
    Là loại ác bá khó cân khó lường

    Thường núp bóng nhà thương nhà nghiã
    Thường giã danh nhân nghiã nhưng dơ
    Loại này ác bá cao cơ
    Khó ai lật được cái dơ nó làm

    Như ông quan làm quan xét xử
    Chẳng lẽ quan xét xừ chính quan
    Thế thì dòng nước vẫn tràn
    Biết tràn nhưng vẫn để tràn mà thôi



    Nước Việt ta hiên ngang bốn bể
    Đâu có loài vô lễ vô năng
    Đâu để nòi nhiễm sa tăng
    Đâu để nòi nhiễm sa tăng hoành hành

    Đâu để nòi hung hăng hùng hổ
    Làm nhục tông nhục tổ quê hương
    Đâu để nòi nhiễm ma vương
    Ở nơi thánh điạ kỳ hương muôn loài

    Việt Nam ta Như lai như ý
    Đâu có loài vô ký vô lương
    Làm dơ thánh điạ kỳ hương
    Làm dơ thánh điạ kỳ hương Tiên Rồng

    Thời thánh điạ rực hồng lý đạo
    Đạo hiếu hiền lý đạo hiếu ân
    Tổ tiên sáng tạo bao lần
    Hậu nhân tiếp bước mà cân lý tình…

    Gialam

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •