NGHIỆP ,NGHIỆP LỰC ,NGHIỆP CHƯỚNG KHÁC HAY GIỐNG NHAU ?

Nghiệp đóng một vai trò quan trọng trong kiếp người ,cho nên người Phật tử phải cẩn thận tìm hiểu vấn đề cho thật chính xác để biết được việc của chính mình làm .

Nghiệp là hành động ,tức hành vi tạo tác do thân miệng và ý tạo thành .Nghiệp gồm có nghiệp lành và nghiệp ác .Phần lớn nghiệp của chúng ta tạo đều do ý chí quyết định cả .Nếu tư tưởng không nghĩ sai ,hành động sẽ đúng .

Nghiệp hay nghiệp lực chỉ cho hành động của ta có một sức mạnh phi thường không gì sánh nổi .Còn nghiệp chướng là hậu quả của hành động sai quấy đưa lại .Nghiệp gồm có hai loại là cộng nghiệp và biệt nghiệp ,nói một cáh khác là nghiệp chung và nghiệp riêng .

Nghiệp chung do nhiều người tạo ra ở trong cùng một hoàn cảnh như trường hợp của một quốc gia lâm cảnh chiến tranh; còn nghiệp riêng do chính mỗi người tạo .Cũng trong cùng cảnh binh lửa của chiến trường ,chưa hẳn ai nấy đều chết theo lằn tên mũi đạn .Còn nếu phân chia theo Kinh “Nhân quả ” dựa vào yếu tố thời gian thì nghiệp có bốn loại :

-Hiện nghiệp : Hành động nghĩ ra đều có kết quả .
-Sinh nghiệp : Phải chịu quả báo đời sau .
-Hậu nghiệp : Đời này tạo và phải chờ sang mấy đời sau mới chịu quả báo .
-Bất định nghiệp : Là hậu quả do hành động chúng ta không rõ sẽ xảy ra lúc nào .Cũng có một lối phân chia khác : Nghiệp do nhiều đời còn lại ,nghiệp do thói quen tạo ra ,nghiệp cực trọng gồm cả thiện và ác ,nghiệp lực lúc gần trút hơi thở lìa đời .

Những hành động của ta chưa hẳn đã mất đi khi chưa đủ yếu tố để hiện ra kết quả đó thôi .Người Phật tử biết được điều đó nên tránh gây ác nghiệp bằng cách tạo cho tư tưởng ngay chính trong đời sống để tránh quả báo chẳng lành về sau .


ktcbpg