kết quả từ 1 tới 6 trên 6

Ðề tài: Quả phúc ,báo ứng

  1. #1
    Đai Đen Avatar của quoccuong
    Gia nhập
    Dec 2007
    Nơi cư ngụ
    Không Không
    Bài gởi
    705

    Mặc định Quả phúc ,báo ứng

    QUẢ PHÚC ,BÁO ỨNG LÀ GÌ ?

    Qủa phúc và báo ứng là hai vấn đề nói lên khía cạnh nhân và quả thành hình liên tục trong Phật giáo .

    Qủa phúc là kết quả của việc làm phước .Kết quả có được là do nhờ nhiều nhân tố hợp thành .Nhân tố tốt thì qủa tốt ,còn nhân tố xấu dĩ nhiên quả sẽ xấu .Câu ca dao :

    “Cây xanh thì lá cũng xanh ,
    Cha mẹ hiền lành để phúc cho con ” .

    Có liên hệ đến lý nhân quả liên tục kéo dài từ đời này qua đời khác .Còn báo ứng là đền trả hay thù đáp lại cũng giống như quả báo .Như vậy ,quả phúc và báo ứng giống hay khác nhau ? Chữ quả phúc bao hàm cái nghĩa thiện ,còn báo ứng có sự trả vay vô hình do luật nhân quả hỗ tương mà thành .Có nhiều trường hợp ta làm thiện trong đời này liền được báo ứng ngay gọi là hiện báo .Có người làm nhiều việc lành nhưng hiện tại chưa được đền đáp xứng đáng mà phải chờ thời gian 5 ,10 ,20 hoặc 30 năm sau mới có báo ứng gọi là Sanh báo ,nhưng đôi khi còn có những trừơmg hợp ta ra sức làm việc thiện và chờ mãi cho đến lúc lìa đời vẫn không thấy được chút phước báo nào tới cả mà phải đợi tới đời con cháu mới được hưởng phước gọi là Hậu báo . Chữ báo ứng hay quả báo vì thế có ba nghĩa : HIỆN BÁO ,SANH BÁO ,Và HẬU BÁO như đã trình bày trên đây .

    Khi biết qua ý nghĩa này rồi ,chúng ta không còn thắc mắc hay trông chờ cũng như không chán nản ,thối chí đạo tâm trong bất cứ một công việc làm thiện nào ,dù nhỏ đến đâu cũng phải cố gắng làm cho đến cùng và cái kết quả tốt hay xấu đưa lại đều phải vui vẻ chấp nhận ,thì mới tỏ ra xứng đáng là người thực hành và hiểu lý nhân quả của đạo Phật một cách đúng mức ,không thiên lệch .

    Thái độ chán nản ,than trách số phận ,chờ mong việc tốt đến …là những việc không phải của người Phật tử chân chánh đã hiểu sâu về ý nghĩa của nhân và quả liên tục kéo dài .

    KTCBPG
    Chỉ Thế
    Khéo Lừa Thôi
    Cuời Lộ Hết
    Vui!... Lừa
    .
    _KonChoTharPa_

  2. #2
    Đai Đen Avatar của quoccuong
    Gia nhập
    Dec 2007
    Nơi cư ngụ
    Không Không
    Bài gởi
    705

    Mặc định

    NGHIỆP ,NGHIỆP LỰC ,NGHIỆP CHƯỚNG KHÁC HAY GIỐNG NHAU ?

    Nghiệp đóng một vai trò quan trọng trong kiếp người ,cho nên người Phật tử phải cẩn thận tìm hiểu vấn đề cho thật chính xác để biết được việc của chính mình làm .

    Nghiệp là hành động ,tức hành vi tạo tác do thân miệng và ý tạo thành .Nghiệp gồm có nghiệp lành và nghiệp ác .Phần lớn nghiệp của chúng ta tạo đều do ý chí quyết định cả .Nếu tư tưởng không nghĩ sai ,hành động sẽ đúng .

    Nghiệp hay nghiệp lực chỉ cho hành động của ta có một sức mạnh phi thường không gì sánh nổi .Còn nghiệp chướng là hậu quả của hành động sai quấy đưa lại .Nghiệp gồm có hai loại là cộng nghiệp và biệt nghiệp ,nói một cáh khác là nghiệp chung và nghiệp riêng .

    Nghiệp chung do nhiều người tạo ra ở trong cùng một hoàn cảnh như trường hợp của một quốc gia lâm cảnh chiến tranh; còn nghiệp riêng do chính mỗi người tạo .Cũng trong cùng cảnh binh lửa của chiến trường ,chưa hẳn ai nấy đều chết theo lằn tên mũi đạn .Còn nếu phân chia theo Kinh “Nhân quả ” dựa vào yếu tố thời gian thì nghiệp có bốn loại :

    -Hiện nghiệp : Hành động nghĩ ra đều có kết quả .
    -Sinh nghiệp : Phải chịu quả báo đời sau .
    -Hậu nghiệp : Đời này tạo và phải chờ sang mấy đời sau mới chịu quả báo .
    -Bất định nghiệp : Là hậu quả do hành động chúng ta không rõ sẽ xảy ra lúc nào .Cũng có một lối phân chia khác : Nghiệp do nhiều đời còn lại ,nghiệp do thói quen tạo ra ,nghiệp cực trọng gồm cả thiện và ác ,nghiệp lực lúc gần trút hơi thở lìa đời .

    Những hành động của ta chưa hẳn đã mất đi khi chưa đủ yếu tố để hiện ra kết quả đó thôi .Người Phật tử biết được điều đó nên tránh gây ác nghiệp bằng cách tạo cho tư tưởng ngay chính trong đời sống để tránh quả báo chẳng lành về sau .


    ktcbpg
    Chỉ Thế
    Khéo Lừa Thôi
    Cuời Lộ Hết
    Vui!... Lừa
    .
    _KonChoTharPa_

  3. #3

    Mặc định

    Nhiệp thường có 3 loại:
    1. Nghiệp Ác.
    2. Nghiệp Thiện
    3. Nghiệp bất định - nghĩa là không thiện cũng không ác.

    Nghiệp không quyết định là có, hay nghiệp không quyết định không có. vì sao vậy? vì nếu nói không có nghiệp thì đồng như ngoại đạo, còn nói nếu thiệt là có nghiệp thì ai tu ai chứng vì như thế không có Phật vì nghiệp là thiệt có. Vì thế tôi nói Nghiệp biết thì không còn không biết thì có.

  4. #4

    Talking

    Trích dẫn Nguyên văn bởi VôPháp Xem Bài Gởi
    Vì thế tôi nói Nghiệp biết thì không còn không biết thì có.
    Ông nói là việc của ông. Nói chung là toàn KHÔNG với CÓ.

  5. #5
    Đai Đen Avatar của quoccuong
    Gia nhập
    Dec 2007
    Nơi cư ngụ
    Không Không
    Bài gởi
    705

    Mặc định

    HÃY PHÂN BIỆT PHẬT GIÁO VỚI ĐẠO PHẬT KHÁC NHAU THẾ NÀO ?

    Phật giáo và đạo Phật là hai danh từ đã dùng quen thuộc ,hầu như ít có ai để ý phân biệt được chỗ giống và khác nhau thế nào để làm gì ,có lẽ việc tìm hiểu như thế không cần thiết chăng ?

    Thật ra ,chữ Phật giáo và đạo Phật có khác nghĩa nhau đôi chút . Phật giáo là tiếng gọi tổng quát rất phổ thông để chỉ cho một tôn giáo như Phật-giáo , Thiên-chúa-giáo ,Cao-đài-giáo v.v...tức là gồm cả một hệ thống của một tôn giáo có một giáo chủ ,giáo lý và giáo đoàn thuộc phạm vi khách quan .Trong khi đó ,danh từ đạo Phật được thu hẹp nghĩa hơn và chỉ lưu hành trong phạm vi của một quốc gia hay nhìn xa hơn thuộc về phạm vi chủ quan của từng cá nhân . Ví dụ : Tôi theo đạo Phật hay đạo Phật của tôi ,hoặc đạo Phật ,đạo Hoà-hảo, đạo Islam...

    Ngoài ra Phật giáo còn bao hàm được cái nghĩa nguyên thuỷ của nó ,còn đạo Phật theo dòng thời gian ,đã biến thái và đi vào dân gian như một tôn giáo qua sự đãi lọc và truyền thừa bởi các nhà truyền giáo ,các vị tổ khai sáng tông phái ,các bậc thiện-tri-thức...để đem đạo Phật gần gũi và hoà nhập vào các sinh hoạt dân gian .

    Do đó ,chúng ta có thể nói rằng Phật giáo là chỉ cho cái chung của một tôn giáo về chiều rộng ,còn đạo Phật phải đòi hỏi ở sự thực hành thuộc về chiều sâu hơn .Từ trước tới nay hai danh từ nầy có sự dùng lẫn lộn và cho tới bây giờ cũng chưa ai phải bận tâm đem tách rời nhau ra làm hai phạm vi cả ,vì trên danh nghĩa hình như hai ,nhưng ý nghĩa đều chỉ có một ,là một tôn giáo thuần tuý mà thôi .Biết được sự khác nhau của cách dùng như thế để khỏi có sự lầm lẫn mỗi khi gặp kẻ khác hỏi để tìm hiểu hay chất vấn về Phật giáo .

    Vấn đề danh từ đơn giản ta chưa giải quyết được thì đừng nói chi tới phần giáo nghĩa sâu xa của Niết-bàn ,Cực-lạc, Chơn-tâm...còn xa lạ khó hiểu đến chừng nào !


    ktcbpg
    Chỉ Thế
    Khéo Lừa Thôi
    Cuời Lộ Hết
    Vui!... Lừa
    .
    _KonChoTharPa_

  6. #6
    Đai Đen Avatar của quoccuong
    Gia nhập
    Dec 2007
    Nơi cư ngụ
    Không Không
    Bài gởi
    705

    Mặc định

    GIẢI THOÁT LÀ THẾ NÀO ? NHỮNG PHƯƠNG PHÁP GÌ ĐỂ TU CHO ĐẠT ĐƯỢC ?

    Như những tội nhân được cứu ra khỏi lao tù ,như người sắp chết đói được thức ăn ,cũng như chúng ta sống trong đời này gặp nhiều oan trái vây ngặt nên phải tìm cách vượt ra mà chỉ có giáo lý đạo Phật mới đủ công năng giải thoát được sự ràng buộc ấy .

    Đức Phật từ bỏ ngai vàng ,bệ ngọc ,vợ con vào núi tu hành cho đến khi đạt đựơc chân lý là một sự giải thoát vô tiền khoáng hậu. Vì Phật không những tu để cứu mình mà khi giải thoát được tất cả khổ não rồi còn giải thoát cho tất cả chúng sinh đang trầm luân trong biển khổ sanh tử nữa .

    Người tu hành sống đời đạo hạnh ,không vướng bận cảnh vợ con là một hình thức giải thoát .Chúng ta tự chủ được mình trong những dục vọng thấp hèn cũng là một hình thức giải thoát nhưng chính ta không tự thấy được .Muốn được giải thoát ,trước hết chính ta phải tự ý thức để cứu lấy mình ra khỏi cảnh ràng buộc .

    Ngoài ra do nhờ tha lực trong những trường hợp như bị áp bức ,ép ngặt...để được tự do ,tự tại .Nhưng trong đời phần nhiều do ta tự giải thoát lấy mình .Có phương pháp để đạt đến giải thoát là dứt bỏ lòng tham muốn bất chánh và khi đã bắt tay vào làm một công việc gì phải trung thành với việc đó cho đến khi hoàn thành mới thôi (quan niệm giải thoát theo thế gian ), thứ hai là hy sinh thì giờ để nghiên cứu ,học hỏi ,thực hành những việc thiện hay từ bỏ gia đình để tu theo Phật cho đến khi tìm ra được chân lý (quan niệm) giải thoát hướng thượng vượt ngoài phạm vi thế gian) .

    Đức Phật-Thích-Ca nhờ thực hành đúng và rất táo bạo về cuộc cách mạng để giải phóng cho nhân sinh thoát khỏi vòng sinh tử và chinh Ngài được xưng tụng là bậc Thiên Nhơn chi Đạo-Sư (Thầy của Trời và Người) .

    Nói cách khác ,việc giải thoát không khó ,nhưng khó ở thái độ trù trừ của chúng ta không chịu bắt tay vào việc tu tập thì khó mong đạt được mục đích .


    ktcbpg
    Chỉ Thế
    Khéo Lừa Thôi
    Cuời Lộ Hết
    Vui!... Lừa
    .
    _KonChoTharPa_

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •