kết quả từ 1 tới 6 trên 6

Ðề tài: Xin kính bạch các vị Thiện Tri Thức???

  1. #1

    Mặc định Xin kính bạch các vị Thiện Tri Thức???

    1. Người tu Phật có cần phải luyện tinh - khí - thần hay không?
    Nếu luyện thì theo cách nào là an toàn và không lọt vào tà đạo?
    Mật tông có phải là một pháp để giúp hành giả tu luyện tinh khí thần, khai mở Luân xa hòa nhập Đại vũ trụ...

    2. Nghe nói tu gì cũng phải luyện cho mình cơ thể thuần Dương có đúng không?
    Trong khi Phật pháp chủ trương đầy đủ Âm - dương và vượt qua Âm dương... tức là vô ngã...

    3. Còn vũ trụ thì Âm -dương tương thôi(tương sinh - tương khắc) sinh diệt, sanh ra vạn pháp... Vậy mình tu để về đâu... hihi

    4. Nếu hành giả tu theo các pháp Đại thừa, có chứng nhập được vào các tầng thiền(như Tiểu thừa) hay không ạ? Và trường hợp nhập vào Diệt Thọ Tưởng Định... có phải con người sẽ ngưng hơi thở và giống như một xác chết hay không ạ? Vậy tu tập thế nào để vượt qua được những cảnh giới như vậy nhỉ...

    Vài lời của phàm nhân,

    Kính mong các vị Thiện tri thức hoan hỉ khai thị...
    Nam Mô Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát...
    Aaa.... DiDiiiii.... Đà.aaaa... Phật...phậtttttttt

  2. #2

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi bienvasong Xem Bài Gởi
    1. Người tu Phật có cần phải luyện tinh - khí - thần hay không?
    Nếu luyện thì theo cách nào là an toàn và không lọt vào tà đạo?
    Mật tông có phải là một pháp để giúp hành giả tu luyện tinh khí thần, khai mở Luân xa hòa nhập Đại vũ trụ...

    2. Nghe nói tu gì cũng phải luyện cho mình cơ thể thuần Dương có đúng không?
    Trong khi Phật pháp chủ trương đầy đủ Âm - dương và vượt qua Âm dương... tức là vô ngã...

    3. Còn vũ trụ thì Âm -dương tương thôi(tương sinh - tương khắc) sinh diệt, sanh ra vạn pháp... Vậy mình tu để về đâu... hihi

    4. Nếu hành giả tu theo các pháp Đại thừa, có chứng nhập được vào các tầng thiền(như Tiểu thừa) hay không ạ? Và trường hợp nhập vào Diệt Thọ Tưởng Định... có phải con người sẽ ngưng hơi thở và giống như một xác chết hay không ạ? Vậy tu tập thế nào để vượt qua được những cảnh giới như vậy nhỉ...

    Vài lời của phàm nhân,

    Kính mong các vị Thiện tri thức hoan hỉ khai thị...
    Nam Mô Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát...
    Bạn hỏi nhiều quá , ai trả lời được.Xin mạn phép nói qua về Tu Phật có luyện tinh khí thần hay không, tu theo Phật trước tiên là tu tập thân khẩu ý thanh tịnh để tịnh hóa nghiệp khi 3 cái nầy gần nhau thì gọi là tam mật tương ưng và gần với tâm chư Phật & Bồ tát, do đó lúc đó cầu gì cho chúng sanh để chúng sanh giác ngộ bồ đề đều được chư Phật hộ niệm, khi đã có tam mật tương ứng thì trong thân lập tức có hỏa tam muội, thân nhiệt người sẽ nóng hơn người bình thường 0,5 độ, cũng giống như tu khí công hay du già có tinh khí thần hợp nhất. Người tu theo Phật không phải theo Mật tộng không tu tập tinh khí thần, nhưng người tu theo Mật sẽ đến lúc phải tu tập du già dễ điều khiển tinh khí thần của mình có nhiều hơn hai pháp tối thượng du già và vô thượng du già....
    Khi tam mật tương ưng thân khẩu ý hợp nhất thì các luân xa tự động khai mở, vậy có nghĩa là đã hiệp nhất tinh khí thần rồi.
    Hết thời gian.
    Chao

  3. #3

    Mặc định

    Quý thay có người mộ đạo đặt ra những câu hỏi có lợi ích cho những người vô minh. Ta nay vì người mộ đạo mà giải đáp thắc mắc, không vì những kẻ có lòng đố kỵ, ganh ghét hơn thua, nhắm mắt bật đèn, mà giải đáp.

    Người tu bất kỳ pháp môn nào, dẫu là thích đạo hay huyền môn đều chú trọng tinh khí thần. Vì sao? Phật dạy quy y tam bảo, Phật Pháp Tăng. Tăng là phàm, tức tinh. Pháp là không, tức khí. Phật là thần, chứng đắc tánh linh tại vô căn trụ thái hư. Tất cả mọi pháp đều thanh lọc tinh khí thần, quay về tự tánh. Rời xa tự tánh tức tà.

    Thiện nhân tử, mật tông gọi là mật bởi không có công truyền. Hể cái gì gọi là mật tức ẩn không hiện. Tự tánh do cát bụi trần gian che lấp nên ẩn không hiện. Vì ẩn không hiện nên gọi là mật. Lau chùi sạch cát bụi trần gian thì hiện không ẩn. Đột phá thất tầng la võng, vượt trội không trung, tòng địa dõng xuất, tức gọi Thất Bảo Tháp. Tất cả chỉ do một cái tự tánh ẩn hay hiện, nên gọi là mật. Ngoài ra, không có gì là bí mật cả.

    Lại nữa, thanh tức dương, trược tức âm. Thuần dương tức khứ trược lưu thanh, giải bỏ nghiệp chướng, tiếp thu luồng điển bao la của vũ trụ, ấy là thuần dương. Vạn vật phân âm dương là do phân biệt mà thành. Phá vở cái phân biệt gọi là Nhất. Cái nhất ấy không là thuần dương vậy là cái gì?

    Thiện nhân tử nên biết, Phật không bao giờ nói "vô ngã." Ứng pháp nói vô ngã là do phương tiện độ sinh mà nói vô ngã. Vì sao? Thiện nhân tử, ví như một chổ kia có hàng năm mười người ở gọi nơi ở đó là nhà. Như năm mười người đó một hôm rời khỏi nhà dọn đi phương xa, xây cất chổ ở mới, và gọi chổ mới là nhà. Chổ cũ không một bóng người ra vào, bỏ tróng hoang sơ, nhện bủa tơ giăng. Này thiện nhân tử, chổ ở cũ và chổ ở mới, nơi nào mới thực là nhà? Nên biết, có ngã mới gọi nơi ở là nhà, vô ngã tức nơi ở không phải là nhà. Lại nữa, chỉ có ngã mới tới lui, mới dời đổi nơi ở. Ngã tức chủ, bất biến thường hằng. Vô ngã tức khách, biến đổi phi thường.

    Này thiện nhân tử, chớ hỏi tu để về đâu. Bởi nếu không có chổ về thì tu làm gì? Quay vào nội tại tức trở về. Nhìn nhận tự tánh tức nguồn cội. Có cội có nguồn, có chổ quay về, thì chớ hỏi tu để về đâu. Bởi không biết nguồn cội nên lang thang không chốn định. Nay biết nguồn cội thì "về đâu" để làm gì?

    Thiện nhân tử, ngã vốn không sanh không diệt thì làm gì có hơi thở. Hơi thở là nguồn gốc của sự sanh diệt. Tự tánh không có sanh diệt. Thân xác có sanh diệt. Thân xác có hơi thở. Tự tánh, bản ngã, không có hơi thở. Vì thế, kiến tánh tức kiến ngã, kiến ngã tức dứt lìa sanh diệt, khi lìa sanh diệt tức dứt hơi thở.
    Linh căn giáng hạ cứu mê tình
    Độ ải trần lao đáo nẻo minh
    Nhân chủng mịt mùn nun khói trược
    Ham vui tục sự vứt quên mình

  4. #4

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi XuanPhong Xem Bài Gởi
    Quý thay có người mộ đạo đặt ra những câu hỏi có lợi ích cho những người vô minh. Ta nay vì người mộ đạo mà giải đáp thắc mắc, không vì những kẻ có lòng đố kỵ, ganh ghét hơn thua, nhắm mắt bật đèn, mà giải đáp.

    Người tu bất kỳ pháp môn nào, dẫu là thích đạo hay huyền môn đều chú trọng tinh khí thần. Vì sao? Phật dạy quy y tam bảo, Phật Pháp Tăng. Tăng là phàm, tức tinh. Pháp là không, tức khí. Phật là thần, chứng đắc tánh linh tại vô căn trụ thái hư. Tất cả mọi pháp đều thanh lọc tinh khí thần, quay về tự tánh. Rời xa tự tánh tức tà.

    Thiện nhân tử, mật tông gọi là mật bởi không có công truyền. Hể cái gì gọi là mật tức ẩn không hiện. Tự tánh do cát bụi trần gian che lấp nên ẩn không hiện. Vì ẩn không hiện nên gọi là mật. Lau chùi sạch cát bụi trần gian thì hiện không ẩn. Đột phá thất tầng la võng, vượt trội không trung, tòng địa dõng xuất, tức gọi Thất Bảo Tháp. Tất cả chỉ do một cái tự tánh ẩn hay hiện, nên gọi là mật. Ngoài ra, không có gì là bí mật cả.

    Lại nữa, thanh tức dương, trược tức âm. Thuần dương tức khứ trược lưu thanh, giải bỏ nghiệp chướng, tiếp thu luồng điển bao la của vũ trụ, ấy là thuần dương. Vạn vật phân âm dương là do phân biệt mà thành. Phá vở cái phân biệt gọi là Nhất. Cái nhất ấy không là thuần dương vậy là cái gì?

    Thiện nhân tử nên biết, Phật không bao giờ nói "vô ngã." Ứng pháp nói vô ngã là do phương tiện độ sinh mà nói vô ngã. Vì sao? Thiện nhân tử, ví như một chổ kia có hàng năm mười người ở gọi nơi ở đó là nhà. Như năm mười người đó một hôm rời khỏi nhà dọn đi phương xa, xây cất chổ ở mới, và gọi chổ mới là nhà. Chổ cũ không một bóng người ra vào, bỏ tróng hoang sơ, nhện bủa tơ giăng. Này thiện nhân tử, chổ ở cũ và chổ ở mới, nơi nào mới thực là nhà? Nên biết, có ngã mới gọi nơi ở là nhà, vô ngã tức nơi ở không phải là nhà. Lại nữa, chỉ có ngã mới tới lui, mới dời đổi nơi ở. Ngã tức chủ, bất biến thường hằng. Vô ngã tức khách, biến đổi phi thường.

    Này thiện nhân tử, chớ hỏi tu để về đâu. Bởi nếu không có chổ về thì tu làm gì? Quay vào nội tại tức trở về. Nhìn nhận tự tánh tức nguồn cội. Có cội có nguồn, có chổ quay về, thì chớ hỏi tu để về đâu. Bởi không biết nguồn cội nên lang thang không chốn định. Nay biết nguồn cội thì "về đâu" để làm gì?

    Thiện nhân tử, ngã vốn không sanh không diệt thì làm gì có hơi thở. Hơi thở là nguồn gốc của sự sanh diệt. Tự tánh không có sanh diệt. Thân xác có sanh diệt. Thân xác có hơi thở. Tự tánh, bản ngã, không có hơi thở. Vì thế, kiến tánh tức kiến ngã, kiến ngã tức dứt lìa sanh diệt, khi lìa sanh diệt tức dứt hơi thở.
    Xin chân thành cảm ơn chủ topic và XP đã khai thị cho mình và mọi người,

  5. #5

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi bienvasong Xem Bài Gởi
    1. Người tu Phật có cần phải luyện tinh - khí - thần hay không?
    Nếu luyện thì theo cách nào là an toàn và không lọt vào tà đạo?
    Mật tông có phải là một pháp để giúp hành giả tu luyện tinh khí thần, khai mở Luân xa hòa nhập Đại vũ trụ...

    2. Nghe nói tu gì cũng phải luyện cho mình cơ thể thuần Dương có đúng không?
    Trong khi Phật pháp chủ trương đầy đủ Âm - dương và vượt qua Âm dương... tức là vô ngã...

    3. Còn vũ trụ thì Âm -dương tương thôi(tương sinh - tương khắc) sinh diệt, sanh ra vạn pháp... Vậy mình tu để về đâu... hihi

    4. Nếu hành giả tu theo các pháp Đại thừa, có chứng nhập được vào các tầng thiền(như Tiểu thừa) hay không ạ? Và trường hợp nhập vào Diệt Thọ Tưởng Định... có phải con người sẽ ngưng hơi thở và giống như một xác chết hay không ạ? Vậy tu tập thế nào để vượt qua được những cảnh giới như vậy nhỉ...

    Vài lời của phàm nhân,

    Kính mong các vị Thiện tri thức hoan hỉ khai thị...
    Nam Mô Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát...

    Trước hết tôi chưa dám nhận mình là Thiện Tri Thức (vì bản thân tự thấy chưa đầy đủ Giới-Định-Tuệ) nhưng xin mạo muội trao đổi với bạn.

    1. Người tu Phật có cần phải luyện tinh - khí - thần hay không?
    Ai cũng cần tấm thân và tinh thần khỏe mạnh như cái bè qua sông. Thân và Tâm nếu bệnh thì phải chữa ví như bè hỏng thì phải sửa bè mới đi tiếp được. Tinh-Khí-Thần sung mãn biểu hiện người có phúc đức lớn, rất dễ tu tập bất cứ pháp môn nào. Con người dễ chấp thân nên khi tu luyện dễ tham đắm vào thân, quên mất nó là phương tiện, là cái bè qua sông. Mà thân thì sẽ Già, Bệnh, Chết nên cho dù có tu luyện thân đến bao nhiêu thì cũng như ''dã tràng xe cát'' mà thôi.
    Không bao lâu thân này,
    Sẽ nằm dài trên đất,
    Bị vất bỏ, vô thức,
    Như khúc cây vô dụng
    .
    (Pháp Cú)
    Tiếp theo là Tâm. Vì có hơn 121 loại Tâm sinh diệt trong từng sát-na, nên ta không biết tâm nào là thật mình nên gọi là TÂM ĐIÊN ĐẢO. Tâm điên đảo vì nó lúc thiện, lúc ác, lúc vui, lúc buồn, lúc lơ ngơ, lúc tưởng mình là tiên là thánh. Đã không biết lúc nào là thật mình thì giống như người ngủ mê. Sống say chết mộng.
    Tâm khó thấy, tế nhị,
    Theo các dục quay cuồng.
    Người trí phòng hộ tâm,
    Tâm hộ, an lạc đến

    (Pháp Cú)
    Như vậy người tu Phật không cần phải luyện tinh-khí-thần. Còn nếu thân bệnh và tâm bất an thì chữa cho khỏi bệnh thôi (sửa bè thôi).

    Nếu luyện thì theo cách nào là an toàn và không lọt vào tà đạo?
    Gọi là tà đạo là khi đạo đó còn có chứa các dục (các ham muốn). Nếu luyện thân tâm cho khỏe thì chẳng sao, tham đắm vào việc LUYỆN mới lọt vào tà đạo.

    Mật tông có phải là một pháp để giúp hành giả tu luyện tinh khí thần, khai mở Luân xa hòa nhập Đại vũ trụ...
    Mật tông có liên quan đến việc khai mở luân xa, nhưng không liên quan đến việc luyện tinh khí thần. Mật tông xuất phát từ Ấn độ giáo, trong Ấn độ giáo có Mật giáo Ấn độ dạy phép tu luyện mở Luân Xa để kết nối với các tầng chư Thiên. Mật tông lấy kinh nghiệm này nhưng chuyển sang lý luận dưới dạng mở luân xa để kết nối, hòa nhập với các Báo thân của Bồ tát ở Thân Trung Ấm thay vì ở các tầng chư Thiên như ở Ấn độ giáo.

    2. Nghe nói tu gì cũng phải luyện cho mình cơ thể thuần Dương có đúng không?
    Khái niệm Âm Dương xuất phát từ Hà Đồ Lạc Thư của Trung Quốc được viết trong Kinh Dịch. Bắt đầu từ sách coi bói toán rồi trở thành sách triết học. Nền tảng của nó là lý thuyết Âm-Dương. Sự kết hợp hào Âm (2 vạch ngắn) và hào Dương (1 vạch dài) để dự đoán, lý giải về con người, về hiện tượng xung quanh. Có âm có dương gọi là điều hòa, thiếu âm hoặc thiếu dương là bệnh. Bản thân cơ thể phân cứng như xương cốt gọi là dương, phân nhu nhuyễn như máu, nước gọi là âm. Nếu luyện thiên lệch về một thái cực là sai. Nhìn vào vòng tròn Âm Dương (có 2 con cá âm và dương quyện lấy nhau). Vòn tròn này trong đạo học gọi là vòng tròn viên mãn. Nếu bỏ một con cá âm hoặc cá dương đi thì không còn là vòng tròn, không còn là viên mãn nữa. Vì vòng tròn thể hiện cho mặt trời, mặt đất và sự đầy đủ, hài hòa của Âm và Dương.

    Trong khi Phật pháp chủ trương đầy đủ Âm - dương và vượt qua Âm dương... tức là vô ngã...
    Phật pháp không có chủ trương đầy đủ Âm-Dương, giáo lý Phật gọi chung là THẾ GIAN PHÁP, là SINH DIỆT PHÁP, là NHỊ NGUYÊN PHÁP, là ĐỐI ĐÃI PHÁP, là NHƯ HUYỄN NHƯ MỘNG PHÁP. Vượt qua NHỊ NGUYÊN PHÁP thì gọi là PHÁP KHÔNG HAI (nhưng chẳng phải là MỘT). Đó là cánh cửa vào Niết Bàn.

    3. Còn vũ trụ thì Âm -dương tương thôi(tương sinh - tương khắc) sinh diệt, sanh ra vạn pháp... Vậy mình tu để về đâu... hihi
    Vì nhận lầm pháp Âm-Dương (pháp Nhị Nguyên có đỗi đãi, sinh diệt) giống như nhận lầm thân sinh diệt, tâm sinh diệt này là cửa giải thoát, liền ôm chấp thân sinh diệt này, ôm chấp tâm sinh diệt này. Tưởng rằng tâm điên đảo, nhị nguyên này là Ngã thường hằng, thường trú. Lấy các PHÁP SINH DIỆT để tu tập đạt tới cái KHÔNG SINH KHÔNG DIỆT là không thể nào có được, không thể nào làm được. Giống như nghe người mù chỉ hướng có ánh sáng là không thể.

    4. Nếu hành giả tu theo các pháp Đại thừa, có chứng nhập được vào các tầng thiền(như Tiểu thừa) hay không ạ?
    Tu các Pháp Đại Thừa thì không qua các tầng thiền như Thiền nguyên thủy. Pháp tu Đại Thừa vào thẳng Thiền Tuệ (vipssana) để phá 10 kiết sử. Như Thiền tông tu kiến tánh (Phá thân kiến). Tịnh độ tu Nhất tâm bất loạn (tương đương Tứ thiền) và hướng tâm vào Phật A Di Đà (Minh sát tuệ) vào thẳng cõi A Di Đà. Mật Tông phá thân kiến bằng quán tưởng, kết ấn trì chú hòa nhập với Báo thân bồ tát gần với quả Tu Đà Hoàn (Thánh Dự Lưu)

    Và trường hợp nhập vào Diệt Thọ Tưởng Định... có phải con người sẽ ngưng hơi thở và giống như một xác chết hay không ạ?
    Đến Diệt Thọ Tưởng Định thì hành giả không còn hơi thở nhưng không phải là như xác chết. Xác chết là thân tan hoại thối rữa. Còn thân hành giả lúc này vẫn tươi tắn, nhuận khí, nếu muốn hành giả có thể để thân tòa mùi thơm mà cõi Dục giới như cõi người không thể có được. Đến Diệt Thọ Tưởng Định là đã vượt qua Bát Thiền (8 tầng thiền) vượt qua quả cao nhất là Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ. Đến thiền này hành nếu muốn thì có hóa sinh vào cõi Vô Sắc Giới (là cõi chư Thiên cao nhất, nhiều phúc nhất trong tam giới: Dục giới, Sắc Giới, Vô Sắc giới). Đến cảnh giới này thì hành giả có thần thông, có thể tùy ý kéo dài tuổi thọ thân mạng ra bao nhiêu tùy ý, hoặc muốn hoặc hóa sinh ngay cũng được. Hành giả không còn phụ thuộc vào sắc thân nữa. Hành giả có thể du hành qua lại các cõi chư Thiền trong Tam giới tùy ý. Nhưng nếu hành giả không Minh Sát các pháp là sinh diệt (vô thường, vô ngã, khổ) thì hành giả vẫn tái sinh ở cõi Thiên Vô Sắc Giới và nằm lại trong vòng luân hồi bất tận.
    Last edited by delightdhamma; 15-12-2010 at 03:25 AM.

  6. #6

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi XuanPhong Xem Bài Gởi
    Quý thay có người mộ đạo đặt ra những câu hỏi có lợi ích cho những người vô minh. Ta nay vì người mộ đạo mà giải đáp thắc mắc, không vì những kẻ có lòng đố kỵ, ganh ghét hơn thua, nhắm mắt bật đèn, mà giải đáp.

    Người tu bất kỳ pháp môn nào, dẫu là thích đạo hay huyền môn đều chú trọng tinh khí thần. Vì sao? Phật dạy quy y tam bảo, Phật Pháp Tăng. Tăng là phàm, tức tinh. Pháp là không, tức khí. Phật là thần, chứng đắc tánh linh tại vô căn trụ thái hư. Tất cả mọi pháp đều thanh lọc tinh khí thần, quay về tự tánh. Rời xa tự tánh tức tà.

    Thiện nhân tử, mật tông gọi là mật bởi không có công truyền. Hể cái gì gọi là mật tức ẩn không hiện. Tự tánh do cát bụi trần gian che lấp nên ẩn không hiện. Vì ẩn không hiện nên gọi là mật. Lau chùi sạch cát bụi trần gian thì hiện không ẩn. Đột phá thất tầng la võng, vượt trội không trung, tòng địa dõng xuất, tức gọi Thất Bảo Tháp. Tất cả chỉ do một cái tự tánh ẩn hay hiện, nên gọi là mật. Ngoài ra, không có gì là bí mật cả.

    Lại nữa, thanh tức dương, trược tức âm. Thuần dương tức khứ trược lưu thanh, giải bỏ nghiệp chướng, tiếp thu luồng điển bao la của vũ trụ, ấy là thuần dương. Vạn vật phân âm dương là do phân biệt mà thành. Phá vở cái phân biệt gọi là Nhất. Cái nhất ấy không là thuần dương vậy là cái gì?

    Thiện nhân tử nên biết, Phật không bao giờ nói "vô ngã." Ứng pháp nói vô ngã là do phương tiện độ sinh mà nói vô ngã. Vì sao? Thiện nhân tử, ví như một chổ kia có hàng năm mười người ở gọi nơi ở đó là nhà. Như năm mười người đó một hôm rời khỏi nhà dọn đi phương xa, xây cất chổ ở mới, và gọi chổ mới là nhà. Chổ cũ không một bóng người ra vào, bỏ tróng hoang sơ, nhện bủa tơ giăng. Này thiện nhân tử, chổ ở cũ và chổ ở mới, nơi nào mới thực là nhà? Nên biết, có ngã mới gọi nơi ở là nhà, vô ngã tức nơi ở không phải là nhà. Lại nữa, chỉ có ngã mới tới lui, mới dời đổi nơi ở. Ngã tức chủ, bất biến thường hằng. Vô ngã tức khách, biến đổi phi thường.

    Này thiện nhân tử, chớ hỏi tu để về đâu. Bởi nếu không có chổ về thì tu làm gì? Quay vào nội tại tức trở về. Nhìn nhận tự tánh tức nguồn cội. Có cội có nguồn, có chổ quay về, thì chớ hỏi tu để về đâu. Bởi không biết nguồn cội nên lang thang không chốn định. Nay biết nguồn cội thì "về đâu" để làm gì?

    Thiện nhân tử, ngã vốn không sanh không diệt thì làm gì có hơi thở. Hơi thở là nguồn gốc của sự sanh diệt. Tự tánh không có sanh diệt. Thân xác có sanh diệt. Thân xác có hơi thở. Tự tánh, bản ngã, không có hơi thở. Vì thế, kiến tánh tức kiến ngã, kiến ngã tức dứt lìa sanh diệt, khi lìa sanh diệt tức dứt hơi thở.
    Lành thay!Thật là ích lợi cho quần chúng!
    Cần nói rõ tu Mật tông chủ yếu là dựa vào dòng truyền thừa, khi được mật truyền tâm ấn, pháp tu , hành giả sẽ được sự gia hộ của Thầy và cả dòng truyền thừa để thanh lọc nghiệp quả , và với sự phát huy tu tập tính không tương ưng với Tâm của chư Phật và chư Bồ tát, họ sẽ được chư Phật và chư Bồ tát và cả dòng truyền thừa hộ niệm cho , như vậy tu theo Mật sẽ mau chóng thành tựu pháp, và dựa vào sự thành tựu nầy, họ phải vì chúng sinh mà hoằng pháp vì chúng sinh mà phổ độ, dần dần tâm khẩu ý sẽ càng ngày càng thanh tịnh và hiệp nhất làm một ,đi tới chổ nhất tâm.
    Nếu ai tu mật mà thầy chưa truyền tâm ấn , thì vẫn là đang tu hiển, dù là có tụng niệm chú, và có các nghi quỹ thiền quán bổn tôn....
    Hầu hết tất cả những quán đảnh cộng đồng đều không có truyền tâm ấn.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Hỏi các bạn về ma - họ suy nghĩ thế nào?
    By hoadao_vnn in forum Chuyện Ma, Quỉ
    Trả lời: 10
    Bài mới gởi: 23-01-2011, 12:25 AM
  2. các Huynh Đệ Tỷ Muội nào biết xin giúp dùm
    By lamhoangphong in forum Chuyện các Thầy, Bà…
    Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 13-12-2010, 04:07 PM
  3. Tìm hiểu bản chất của ý thức
    By chuotcong1 in forum Tâm linh – Tín ngưỡng – Siêu hình học – Ngoại cảm
    Trả lời: 2
    Bài mới gởi: 12-12-2010, 10:33 PM
  4. Danh họa Dương Bích Liên: Xin thu mình nhỏ lại
    By Bin571 in forum Văn học - Hội họa - Thi Ca
    Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 11-12-2010, 08:42 PM

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •