kết quả từ 1 tới 7 trên 7

Ðề tài: “Ý nghĩa thiêng liêng của tín ngưỡng tâm linh đang bị bóp méo

  1. #1

    Mặc định “Ý nghĩa thiêng liêng của tín ngưỡng tâm linh đang bị bóp méo

    “Ý nghĩa thiêng liêng của tín ngưỡng tâm linh đang bị sự thực dụng và xô bồ bóp méo”



    GiadinhNet – Những hoạt động tín ngưỡng, tâm linh đầu xuân là nét văn hóa đẹp từ ngàn đời mà cha ông ta để lại. Tuy nhiên, những biến thiên thời gian, sự phát triển xô bồ của xã hội hiện đại đã khiến nhiều nghi thức, hoạt động tín ngưỡng, tâm linh trở nên lệch chuẩn. Để có cái nhìn tổng quan về vấn đề này, PV báo GĐ&XH Cuối tuần đã có cuộc trao đổi với PGS. TS Lê Quý Đức – nguyên Viện phó Viện Văn hóa phát triển.



    Dịp Tết Nguyên đán, người Việt có rất nhiều hoạt động tín ngưỡng, tâm linh như thờ cúng tổ tiên, dâng hương chùa đền, tham gia lễ hội... Đó từ lâu đã trở thành những nét đẹp truyền thống trong nền văn hóa của dân tộc ta. Tuy nhiên theo biến thiên thời gian, nhiều hoạt động đang bị hiểu sai và biến tướng. Với mong muốn giúp độc giả có cái nhìn chính xác, báo GĐ&XH Cuối tuần đã phối hợp với các nhà nghiên cứu văn hóa uy tín, các địa điểm danh thắng lớn trên toàn quốc thực hiện chuyên đề “Hướng về nguồn cội”. Thông qua chỉ dẫn, giới thiệu cụ thể của các chuyên gia, giúp độc giả có cách nhìn nhận chính xác, qua đó thực hành tín ngưỡng, tâm linh một cách ý nghĩa và tiết kiệm.



    Nhiều tục lệ đã mất đi ý nghĩa tốt đẹp vốn có

    Vào ngày Tết, người Việt có khá nhiều hoạt động tín ngưỡng, tâm linh. Những hoạt động này có ý nghĩa như thế nào, thưa ông?

    - Nói về những hoạt động tín ngưỡng, tâm linh trong ngày Tết của dân tộc ta thì nhiều vô kể. Tuy nhiên phổ biến nhất phải kể đến là thờ cúng tổ tiên, trồng cây nêu, tổ chức các lễ hội, đi lễ chùa, đền... Có thể thấy, đời sống tín ngưỡng, tâm linh của người Việt rất phong phú. Ngoài những loại hình phổ biển như trên thì mỗi vùng miền, dân tộc lại có các hoạt động tín ngưỡng, tâm linh riêng. Tuy nhiên, tất cả đều bắt nguồn từ nguồn gốc tốt đẹp và có ý nghĩa tích cực trong đời sống xã hội.

    Ví dụ như tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên. Chúng ta không cần phải phân tích nhiều, viết pho sách này, chủ nghĩa kia để lưu truyền, bởi nó hết sức dân dã, dể hiểu. Tục thờ cúng tổ tiên của dân ta bắt nguồn từ truyền thống uống nước nhớ nguồn, biết ơn người đi trước. Bởi vậy có thể thấy, các dân tộc Việt đều có tục thờ cúng tổ tiên, dù có thể hình thức biểu hiện có chút ít khác nhau nhưng đều chung ở ý nghĩa cao đẹp là tưởng nhớ công ơn, thể hiện sự tôn thờ huyết thống, dòng dõi và cũng là một điểm tựa tinh thần cho con người. Hay như tục đi vãn cảnh kết hợp lễ chùa, đền đầu năm, cầu mong may mắn, bình an, không chỉ cho bản thân, gia đình, mà cho cả cộng đồng, dân tộc. Chùa, đền cũng là những nơi thanh tịnh, yên tĩnh, giúp con người tĩnh tâm, hòa mình vào thiên nhiên. Đây chính là những mặt rất ý nghĩa.



    Một cảnh chen lấn, xô đẩy ở chốn linh thiêng làm mất đi ý nghĩa trong sáng của tục đi lễ đầu năm.


    Mang ý nghĩa là vậy nhưng hiện nay, một số hoạt động tín ngưỡng, tâm linh đang bị biến tướng, làm mất đi giá trị vốn có của nó. Theo ông, đâu là nguyên nhân chính?

    - Theo tôi, có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng này. Trong đó có thể chia ra hai nhóm nguyên nhân chính là nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan. Về mặt chủ quan là do người dân thực hiện nhưng chưa có đủ trình độ văn hóa tâm linh để hiểu hết về nguồn gốc, ý nghĩa của hoạt động tín ngưỡng tâm linh đó. Điều này dẫn đến thực trạng hiểu sai. Khi người ta đã hiểu sai thì thực hiện không đúng là điều đương nhiên. Về mặt khách quan thì là do sự biến đổi của xã hội, sự phát triển của kinh tế dẫn đến tình trạng những hoạt động tín ngưỡng, tâm linh dần bị thực dụng hóa. Những lớp ý nghĩa trong sáng, mang đậm tính tư tưởng, văn hóa, cộng đồng dần bị che lấp bởi những lớp nghĩa với ý thức lợi lộc, cá nhân.

    Ông có thể phân tích một hiện tượng cụ thể? Ví dụ như việc người dân quan niệm “trần sao âm vậy” nên rất chú trọng việc đốt vàng mã cho người chết.

    - Dân gian ta từ xưa vẫn quan niệm chết không phải là hết. Vì thế chuyện người sống chia đồ cho người chết rất phổ biến, biểu hiện ở việc thời xa xưa, người chết thường được chôn cùng với những vật dụng lao động, tiền, vàng bạc, áo quần để sang cõi khác “sử dụng” hay còn gọi là tục thủy táng. Tuy nhiên sau này, cuộc sống phát triển hơn, con người nghĩ ra vàng mã để thay thế những thứ dụng cụ thật ấy để hóa theo người chết nhằm giảm chi phí tang ma, lễ bái. Đốt vàng mã là một trong các nghi lễ, mà nghi lễ nào cũng có cơ sở nhận thức và được thực hiện trên một nền tảng quan niệm vững chắc, trở thành một tập quán xã hội. Vốn ý nghĩa của tập tục này là mong người chết cũng có được cuộc sống đủ đầy, điều đó cũng thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn”. Nhưng hiện nay, nhiều người lại mua vàng mã về cúng, đốt với mục đích để nhận lại sự phù hộ của tổ tiên cho mình. Vì vậy họ nghĩ, đốt càng nhiều, càng được tổ tiên phù hộ nhiều. Như vậy là hiểu sai về ý nghĩa của tập tục này, vừa không thể hiện lòng thành với cha ông, vừa lãng phí.




    Nên thực hiện dựa trên nguồn gốc và ý nghĩa

    Một hiện tượng rất dễ thấy nữa là tình trạng dịp đầu năm, người dân thường chen lấn, xô đẩy nhau để cố xin được một tờ ấn hoặc đơn thuần là để thắp một nén hương lên ban thờ Phật. Theo ông đâu là nguyên nhân dẫn tới điều này?

    - Như đã nói ở trên, nguyên nhân là do người dân chưa có đủ phông kiến thức văn hóa tâm linh để hiểu hết về việc tham gia lễ hội, thực hiện hoạt động tín ngưỡng như thế nào. Người ta đến những nơi tâm linh, thờ tự như chùa, đền nhưng chưa có tâm thế cho hợp với những nơi đó. Đến những nơi linh thiêng như chùa chiền thì cần tâm trong sáng, lòng thanh tịnh. Ngày xưa vào dịp đầu xuân, người ta đi vãn cảnh chùa, thắp nén hương là để tinh thần hanh thông, cảm được cái thanh tịnh nơi cửa Phật để trút bỏ bớt đi những gánh nặng cơm, áo, gạo, tiền. Tuy nhiên hiện nay, chẳng mấy ai đến chùa chiền với tâm thế này, đa phần họ chỉ đến để cầu lợi lộc. Hầu như ai cũng nghĩ rằng, phải có lễ to, phải cúng nhiều tiền thì Thần, Phật mới độ trì cho. Phải thắp được nén hương lên ban thờ thì Phật mới chứng cho sự có mặt cũng như cái tâm của mình. Người ta cố gắng phải chen chúc để có thể được đến gần hơn với Phật nhưng lại mang cái tâm thực dụng, cầu lợi lộc đến. Đây thực sự là quan niệm sai lầm bởi vốn dĩ cõi Phật, ý Phật là những gì thanh tao, tịnh độ.


    Nhiều người còn quan niệm chùa này “thiêng”, chùa kia “không thiêng” dẫn đến tình trạng có những ngôi chùa bốn mùa du khách tấp nập, có chùa lại vắng vẻ quanh năm. Ông nghĩ sao về hiện tượng này ?

    - Theo tôi, chuyện chùa này đông, chùa kia vắng là chuyện ở vùng miền nào cũng có. Trước tiên phải xét đến lý do khách quan. Thường thì những người dân khi đi chùa đều có hai mục đích chính là dâng hương và vãn cảnh, vậy mới gọi là du lịch tâm linh. Khi đi du lịch thì nơi nào cảnh đẹp, nổi tiếng là người ta đến, rồi thì người này kháo người kia, trở thành tâm lý đám đông. Còn chuyện phân biệt rằng chùa này thiêng, chùa kia không thiêng là hoàn toàn không hợp lý. Tuy nhiên ở đây cần xét về mặt niềm tin tâm linh. Với nhiều ngôi chùa, niềm tin tâm linh trong lòng người dân đã trở thành truyền thống nên du khách nườm nượp kéo đến vào dịp lễ tết cũng là điều đương nhiên.

    Vậy như thế nào là thực hành tín ngưỡng, tâm linh khoa học và ý nghĩa, thưa ông?

    - Ranh giới giữa tín ngưỡng, tâm linh và mê tín dị đoan rất mong manh. Bởi vậy nếu không có cái nhìn khoa học và ý thức phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp, chúng ta rất dễ hiểu sai và làm sai. Như vậy, để thực hiện tín ngưỡng, tâm linh có khoa học và ý nghĩa, trước hết người dân nên tìm hiểu sâu về nguồn gốc cũng như ý nghĩa của các hoạt động này. Khi đã hiểu thì sẽ có tâm thế đến với nó phù hợp nhất, tức là thực hiện dựa trên nền tảng nguồn gốc, ý nghĩa đó. Ngoài ra, mọi người cũng cần cảnh giác trước những trò mê tín dị đoan “đội lốt” tín ngưỡng, tâm linh để tránh mất thời gian, tiền bạc.

    Cảm ơn ông! Chúc ông và gia đình năm mới an khang thịnh vượng.
    Lâm Thạch (th)
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  2. #2

    Mặc định

    Khi con người biến thần, Phật thành đầy tớ

    Thứ hai, 23/02/2015, 21:08 (GMT+7)



    (
    Văn hóa) - Phật là mẫu mực của chân lý và đức hạnh nhưng giờ họ bắt Phật phải phục vụ cho con người, ban ân huệ cho con người dưới góc độ vật chất. Trước bàn thờ Phật họ làm ầm ĩ gõ chiêng trống làm rối loạn thế giới thanh tịnh; rồi thì du nhập vào lễ Phật những thứ không phải của đạo Phật, chẳng hạn như dâng sao giải hạn…

    Phỏng vấn GS Trần Lâm Biền.

    “Đổi chức năng” của thần linh


    – Như người ta thường nói tôn giáo, tín ngưỡng nào cũng hướng tới điều thiện, nhưng phải hiểu trên nền tảng cơ sở nào. Mọi thứ tôn giáo, tín ngưỡng đều có hệ thống triết học hoặc một số tín điều vô văn bản truyền lại. Tất cả đều trên nền tảng của trí tuệ và cái tâm. Khi người ta đi lễ đền chùa mà không có trí thì đi đến chỗ rất sai, sai mà tưởng đúng, không biết mình sai. Cho nên ứng xử sẽ không tốt đẹp.


    Chẳng hạn đối với chùa, nếu hiểu chùa là nơi thờ Phật, Bồ Tát và các thần linh liên quan (cơ bản gắn với Phật), mà Phật là trí tuệ, đạo Phật là một hệ thống triết học vô thần, từ bi và thoát tục thì việc đi lễ chùa là để tìm lại chính mình, để trở lại tinh thần ý thức tốt đẹp chứ lên chùa không có chỗ để cầu xin, không dính đến cầu xin về vật chất.


    Vì bản chất đạo Phật là dẫn con người đến chỗ Niết Bàn, dẫn con người đến chỗ giải thoát, đặc biệt là giải thoát tư tưởng, để chống cái dục vọng và tôn trọng cái nghiệp. Do vậy, không thể lên chùa để xin dục vọng, xin vật chất được. Nhưng hiện nay, có một điều không hay lắm là người ta đang “bắt ức” thần linh, o ép thần linh, bắt thần linh phục vụ cho con người một cách trắng trợn.
    – Biểu hiện của sự o ép, “bắt ức” này là bắt thần linh đổi chức năng. Phật là mẫu mực của chân lý và đức hạnh nhưng giờ bắt Phật phải phục vụ cho con người, ban ân huệ cho con người dưới góc độ con người mong muốn mà góc độ ấy là vật chất chứ không phải cái tâm hay tinh thần tối thượng của đạo Phật. Nên trước bàn thờ Phật họ làm ầm ĩ gõ chiêng trống làm rối loạn thế giới thanh tịnh; rồi thì du nhập vào lễ Phật những thứ không phải của đạo Phật, chẳng hạn như dâng sao giải hạn.


    Ở chùa là không hề có hiện tượng dâng sao giải hạn. Cái đó là của các ông phù thủy, ở đền, gắn với các đặc quán chứ chùa không làm chuyện này. Bởi vì khi làm như vậy là bệ đỡ cho dục vọng.


    – Như tôi đã nói ở trên, Phật là trí tuệ. Nhờ có trí tuệ nên những người tu hành mới đi đến chỗ giải thoát, tìm được tới Niết Bàn, không lệ thuộc vào bất kể vị trí địa lý nào. Còn với chúng sinh, nhờ trí tuệ mới đi đến chỗ diệt cái ngu tối, mà ngu tối là mầm mống tội ác. Cho nên lên chùa để tâm tức Phật, Phật tức tâm, để giác ngộ. Do đó, ngày xuân lên chùa là để cầu làm sao cho có trí tuệ làm bệ đỡ cho cái tâm. Hay nói khác đi, lên chùa đầu xuân là tìm điều thiện trên nền tảng trí tuệ. Có trí tuệ mà không có tâm thì đi đến mù quáng, chỉ nuôi dưỡng cái sai trái như dục vọng mà thôi.


    “No cơm ấm cật”


    – Làm gì có chuyện đó. Ở nước ta chưa có chuyện “phú quý sinh lễ nghĩa” đâu, vì nếu có lễ nghĩa thì nó đã vào trật tự rồi.
    Cần thấy rằng, kinh tế nước ta phát triển nhưng văn hóa chưa theo kịp thì chỉ dẫn đến “no hơi ấm cật, dậm dật chân tay” mà thôi.
    – Thì đấy, cứ nhìn vào cái việc người ta đi lễ chùa sẽ thấy họ chẳng hiểu gì cả. Họ không biết cách bày bàn thờ, không hiểu được ý nghĩa đồ thờ khi để hòm công đức ngay gian chính giữa – nơi mà đáng ra phải đặt tất cả đồ thờ đều thiêng liêng và không có chỗ cho dục vọng. Rồi những hối lộ thần linh khi đem tiền đặt vào tay thần thánh, đặt cược với thần linh, cầu xin đủ mọi thứ từ công danh, tiền tài, thăng quan tiến chức…


    Đặt niềm tin vào sự phù du


    – Trước hết, cần phải phân định xe công ấy là gì. Có phải là xe của những cơ quan về văn hóa đi kiểm tra công tác tổ chức lễ hội không? Nếu thế thì họ đi làm nhiệm vụ đấy chứ.
    Song nếu anh em trong cơ quan có tín ngưỡng đi lễ chùa và đi ngày càng đông thì phải đặt ra vấn đề tại sao cán bộ lại đi lễ đầu năm đông như thế? Phải chăng là một sự khủng hoảng tinh thần? Một lòng tin bị xói mòn? Lòng tin của người ta để đâu mà phải đi tin vào sự phù du, vô căn cứ? Phải chăng nó rơi vào cái bẫy của sự hụt hẫng tinh thần? Người có trách nhiệm phải làm việc lại chứ không phải chỉ răn đe.
    – Tôi không dại dột gì mà nói thế. Tôi chỉ biết có thực trạng là kể cả cán bộ công chức cũng đổ xô đi đến các kiến trúc có tính chất tín ngưỡng, họ quên hẳn bản chất của tôn giáo tín ngưỡng của người Việt mà đến đó chỉ cầu xin, “bắt ức” thần linh phải theo ý con người. Cái đó đặt ra cho những người có trách nhiệm phải quan tâm thấu đáo.


    Tôi chỉ thấy cô đơn


    – Tôi chỉ cảm thấy một sựcô đơn.
    – Vì tôi nói không lại được với những hiện tượng như thế, lời nói của tôi không được người có chức quyền, có trách nhiệm ủng hộ. Nhiều người chỉ thích khen mà không thích chê đâu. Hay là họ cũng mải mê trong cái ước vọng về vật chất cho nên họ không thèm quan tâm đến thực tế của cuộc sống nên đã không nghe? Họ nói cần thế này thế nọ nhưng hầu như chỉ là hình thức thôi.
    – Không. Sự cô đơn về trí tuệ thì có gì mà đáng buồn! (Cười)


    Theo KIẾN THỨC
    Last edited by Bin571; 23-02-2015 at 10:17 PM.
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  3. #3

    Mặc định

    Bi kịch tín ngưỡng của người Việt

    Thứ Bảy, 28/02/2015 1135 GMT+7



    Trong tín ngưỡng mà trục lợi thì không còn là tín ngưỡng. Nhưng đó là thực trạng của nhiều lễ hội năm nay.

    Năm nào cũng vậy, vào mùa lễ hội dịp đầu xuân là nảy sinh biết bao hiện tượng tiêu cực, từ bạo lực đến nhét tiền lẻ vào tay tượng Phật, đánh nhau hỗn loạn để tranh cướp ấn cướp lộc... Một trong những nguyên nhân của thực trạng nhiễu loạn ấy là do lễ hội hiện nay đang nhuốm màu trục lợi.


    Không dễ từ bỏ mối lợi hàng chục tỉ đồng


    Tính vụ lợi trong lễ hội hiện nay đến từ cả hai phía là người tổ chức và người tham dự lễ hội. Hiện tượng này phổ biến trên khắp đất nước. Vào mùa lễ hội hay thậm chí là quanh năm, các đền, phủ luôn cố gắng phải “thu hoạch” được càng nhiều càng tốt.
    Các két sắt công đức (bây giờ không còn là hòm công đức nữa mà hầu như đã được thay bằng két sắt công đức) được dựng khắp nơi. Các cơ sở tổ chức lễ hội tìm đủ mọi cách để móc túi người dân, trong khi họ lại không tổ chức được cách tiếp nhận tiền công đức của người dân một cách trân trọng.



    Người dân giẫm đạp lên nhau để mua ấn đền Trần năm 2013 - Ảnh: Nguyễn Khánh


    Cả người tổ chức và người đến dự lễ hội đều coi thường, rẻ rúng, sẵn sàng chà đạp lên những đồng tiền lẻ.

    Tôi đã có lần làm việc với đền Sòng và được biết một năm sau khi thanh toán tất cả các khoản chi phí, nhà đền còn nộp cho ngân sách của huyện Bỉm Sơn (Thanh Hóa) 12 tỉ đồng. Nhưng nếu so sánh thì đền Sòng vẫn chưa bằng hội Phủ Dầy và đền Trần Nam Định.

    Trở lại câu chuyện tranh cướp hỗn loạn để mua ấn ở đền Trần đã được nói rất nhiều trong những năm qua, bản thân tôi là một người Nam Định rất xấu hổ về chuyện đó và luôn hi vọng người dân cùng cơ quan quản lý nhà nước sẽ khắc phục được.Xưa kia, đây là lễ hội tôn vinh, tái hiện một thời kỳ rất huy hoàng trong lịch sử dân tộc chúng ta là thời đại nhà Trần, nhưng bây giờ chúng ta đã biến thành một lễ hội mà ai cũng biết là để “mua - bán ấn”. Lễ hội nhuốm màu của trục lợi từ hành vi cơ bản đó.

    Trong đó cả người tổ chức, quản lý và người tham dự lễ hội đều quá chú trọng đến việc bán và xin ấn. Người dân trong vùng cũng vụ lợi từ số tiền thu được bằng những dịch vụ ăn theo.


    Nếu được hỏi sẽ không ai bảo đó là “mua - bán ấn”, nhưng thực tế chắc chắn không có ai lấy được một tờ ấn mà không phải trả một số tiền nhất định.


    Có năm, lãnh đạo TP Nam Định cho biết riêng lễ hội đền Trần đã thu được 14 tỉ đồng. Sau đó, số tiền ấy được sử dụng như thế nào tôi không biết, nhưng nó biến lễ hội đó thành một lễ hội trục lợi. Và đương nhiên không ai dễ từ bỏ một mối lợi hàng chục tỉ đồng như vậy.



    “Đút lót” cả thần linh


    Đời sống tâm linh là sự phản ánh đời sống xã hội. Xã hội ra sao thì đời sống tín ngưỡng cũng như vậy. Ở ngoài xã hội thì người dân có thói quen đưa tiền hối lộ tận tay những người giúp đỡ họ.
    Nên khi đến đền, chùa họ mang theo quan niệm ấy và phải nhét tiền tận tay thần linh chứ không bỏ tiền vào hòm công đức, có lẽ vì bây giờ họ không tin số tiền họ bỏ vào hòm công đức sẽ đến được với thần linh.


    Nếu nói theo ngôn ngữ trần tục thì đó là “đút lót” thần linh, cũng như ngoài xã hội họ “đút lót” cho cán bộ, công chức.
    Hành động này không chỉ vô văn hóa, phản tín ngưỡng mà còn rất phản cảm về tư cách công dân không lành mạnh. Đồng tiền của đất nước mình dù mệnh giá nhỏ nhưng cũng rất thiêng liêng. Vậy mà cả người đi lễ hội và người tổ chức lễ hội đều không e ngại chà đạp lên những đồng tiền của quốc gia.
    Khi không gian lễ hội không còn tính thiêng nữa thì tính bạo lực trong lễ hội gia tăng là điều tất yếu. Điển hình là việc các thanh niên cầm gậy đánh nhau tại hội Gióng (Sóc Sơn, Hà Nội). Bây giờ, người VN “lao vào đời sống tín ngưỡng” như con thiêu thân.


    Nhưng bi kịch là họ không biết đến chỗ nào để xin cái gì, thậm chí không tìm hiểu xem nơi đó thờ ai, có ý nghĩa, lịch sử như thế nào. Trong đời sống tín ngưỡng, ngoài tâm thế thanh sạch còn phải có kiến thức.
    Tình trạng lễ hội hỗn loạn hiện nay còn có nguyên nhân do lịch sử để lại, đó là có một thời kỳ dài chúng ta không thừa nhận tín ngưỡng, đã xóa sạch mọi lề lối trong đời sống tín ngưỡng xưa kia mà ông cha để lại.


    Sự đứt gãy trong lịch sử tín ngưỡng người Việt đã để lại hậu quả đến tận bây giờ là người VN rất thiếu kiến thức về tín ngưỡng, nên mới gây ra sự hỗn loạn và xung đột trong lễ hội. Không chỉ người dân mà ngay cả một số quan chức văn hóa hiện nay cũng không có kiến thức về tín ngưỡng.
    Để giải quyết bài toán khó này, Bộ VH-TT&DL phải có một chiến lược lâu dài, có thể 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn để tuyên truyền, giáo dục, đưa lại cho người dân những hiểu biết về tín ngưỡng. Khi người dân có kiến thức về tín ngưỡng thì họ sẽ tự điều chỉnh hành vi cho phù hợp với lề lối.
    Đồng thời, chính quyền cần phải trả lễ hội về cho người dân tự tổ chức, quản lý. Đây là nguyên tắc về văn hóa đã được UNESCO thừa nhận, vì người dân chính là chủ thể văn hóa.


    Nhưng do người dân bao nhiêu năm đã đánh mất những kiến thức tín ngưỡng họ đã có, nên các nhà khoa học, nhà quản lý văn hóa phải có trách nhiệm hướng dẫn, cung cấp kiến thức tín ngưỡng cho họ.


    TP.HCM giảm tần suất tổ chức lễ hội

    Đó là chỉ đạo mới đây của UBND TP.HCM đối với các sở ngành, UBND quận huyện và các tổ chức đoàn thể nhằm đảm bảo việc tổ chức lễ hội, ngày hội tiết kiệm, hiệu quả, tránh phô trương lãng phí, phù hợp với truyền thống văn hóa của dân tộc. Theo đó, sẽ giảm tần suất tổ chức lễ hội, ngày hội, nhất là những lễ hội có quy mô lớn.


    Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị nói trên sẽ chịu trách nhiệm báo cáo về kế hoạch, chương trình, nội dung, quy mô, tần suất, thời gian tổ chức lễ hội, ngày hội. Hạn chế tối đa việc sử dụng ngân sách tổ chức lễ hội, ngày hội.
    Về quản lý, sử dụng, lưu thông tiền tệ, đặc biệt tại các di tích, công trình tín ngưỡng, tôn giáo, nơi tổ chức lễ hội: quản lý việc đặt tiền lễ, tiền giọt dầu bảo đảm văn minh, tiết kiệm, hợp lý.


    Nghiêm cấm hoạt động đổi tiền lẻ hưởng phí chênh lệch, đặc biệt là trong khuôn viên di tích và lễ hội. Việc tu bổ, tôn tạo di tích; cung tiến, tiếp nhận đồ cung tiến vào di tích, công trình tín ngưỡng, tôn giáo phải được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.


    MAI HOA



    Giáo sư NGÔ ĐỨC THỊNH (nguyên viện trưởng Viện Nghiên cứu văn hóa dân gian VN)

    Theo Tuổi Trẻ
    Last edited by Bin571; 28-02-2015 at 11:45 PM.
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  4. #4

    Mặc định

    Manh động, phản cảm và biến tướng tại các lễ hội

    Cập nhật lúc: 07h33" | 28/02/2015


    (VnMedia) Biến tướng lễ hội, thương mại hóa lễ hội, lợi dụng lễ hội để “manh động”, bất chấp sự dẫm đạp, chen lấn để “cầu may”, phục dựng cách tân các lễ hội truyền thống… là thực trạng đáng báo động vào mỗi mùa lễ hội đầu năm.


    Trong vô vàn những sự “man rợ”, lệch lạc của Lễ hội được phản ánh nhiều năm qua như hoành tráng hóa lễ hội với những cống phẩm kỷ lục như bánh chưng, bánh dày nặng cả tấn nhưng đã sớm bị mốc chua, các liền anh, liền chị ngả nón xin tiền, ẩu đả tại Lễ hội Đền Gióng, vung dao ở Lễ hội cướp Phết cầu may ở Vĩnh Phúc… thì sự việc mới đây nhất gây rúng động báo chí và cộng đồng mạng trong Lễ rước kiệu được cho là ở làng Xuân Đỉnh khiến người Việt phải sởn da gà. Một chiếc xe Kia Morning không may mắn đỗ ở gần cổng trường học, ngay nơi diễn ra Lễ rước kiệu đã bị các trai tráng làng bê chiếc kiệu lao từ xa đến đâm vào kính sau của xe. Sau vài lần lao đến dùng cán đầu rồng đâm trực tiếp, kính sau của xe đã bị vỡ toang khiến khổ chủ phải quỳ xuống van lạy để “thánh” kiệu tha. Chỉ sau màn quỳ, chắp tiền trên tay khấn lạy và liên tục nói “con lạy ngài”, chiếc kiệu mới được đưa rẽ sang hướng khác và thậm chí, có cả lực lượng dân phòng dẹp đường cho kiệu đi.


    Chiếc xe Kia bị đập vỡ cửa kính sau

    Không rõ chiếc xe này sẽ được bồi thường thế nào hay khổ chủ phải cảm thấy may mắn vì đã được “thánh” tha không phá hoại tiếp. Sự vụ bất ngờ này sau khi gây xôn xao cộng đồng mạng được nhiều người cho là đã diễn ra từ năm 2013 và phải tới 2015, nó mới được công khai đưa lên mạng gây phẫn nộ cho dư luận.
    Cách đây 6 năm, Lễ hội Lảnh Giang từng bị các nhà nghiên cứu và truyền thông chỉ trích vì sự lai căng, cách tân quá mức với lễ hội truyền thống, phá vỡ bản sắc lễ hội Lảnh Giang mà cụ thể là nghi lễ hầu đồng truyền thống của người dân nơi đây. Nhiều nhà nghiên cứu văn hóa về ca trù giật mình, hầu đồng đã bị “biến tướng” trầm trọng, không còn giữ được “tính thiêng” của nghi lễ dân gian này. Việc sân khấu hóa lễ hội của các đạo diễn tên tuổi nhưng không phải người dân bản địa khiến cho tính biểu tượng và mô thức của lễ hội bị hiểu sai lệch.



    Những năm qua, nhiều vật cống phẩm được cho là lập kỷ lục ghi nét cũng được nhắc tới nhiều như một sự đầu tư công phu và quy mô của các con dân Việt thành tâm hướng tới Phật tổ, hướng tới các vị vua anh linh. Từ năm 2014, Lễ hội Đền Hùng – quốc giỗ của cả nước đã từ chối những lễ vật khổng lồ. Trước đó, đến hẹn lại lên, Lễ hội Đền Hùng tưởng nhớ công ơn khai sinh ra nước Việt của các vị Vua Hùng luôn được nhiều doanh nghiệp ghi nhận bằng những cống phẩm kỷ lục. Từ bánh chưng, bánh dầy nặng hàng trăm kg, chiếc chiếu to kỷ lục 35 mét cho đến ly cà phê to nhất thế giới với dung tích tới 3.600 lít hay chai rượu 4.000 lít vào kỷ lục Guiness khiến cho những “kỷ lục” này càng trở nên phản cảm vì sự tốn kém của nó.


    Cặp bánh chưng, bánh dày kỷ lục cống tiến tại Lễ hội Đền Hùng

    Bánh chưng, bánh dầy hàng trăm kg từng tạo làn sóng phẫn nộ với những du khách thập phương đổ về Đền Hùng vì khi cắt bánh để chia thì bánh đã bị mốc chua, lên men hoặc có năm mở ra chỉ toàn là đệm mút. Những vật phẩm cúng tiến như cà phê, rượu thì nặng tính quảng cáo của doanh nghiệp… Vì thế, từ năm 2014, Tỉnh Phú Thọ đã từ chối tất cả những cống phẩm được đầu tư quy mô nhằm xác lập kỷ lục ghinet.

    Mới đây nhất, vụ hỗn chiến tại Lễ hội Đền Gióng và vung dao tại Lễ hội cướp Phết ở Vĩnh Phúc cũng gây sự sững sờ cho mọi người. Tại Lễ hội Đền Gióng ở Sóc Sơn, các thanh niên trai tráng đã cầm gậy hỗn chiến để tranh cướp hoa tre, kiệu trầu cau chỉ với mục đích “cầu may” cả năm cho bản thân. May đâu chả thấy, chỉ thấy đó là sự phản cảm của văn hóa ứng xử vốn nằm sâu trong tiềm thức của nhiều người mê tín dị đoan tới tột đỉnh.


    Hỗn chiến tại Lễ hội Đền Gióng
    Cảnh chen lấn, xô đẩy, dẫm đạp lên nhau để cướp ấn Đền Trần cũng từng gây sợ hãi cho du khách thập phương về lễ hội dịp này. Vào giờ thiêng của đất trời, người dân hô hào chen lấn, xô đẩy, đạp đổ cả rào chắn để lao vào cướp ấn cầu may. Bài học xương máu đó khiến cho chủ nhà đã phải chấn chỉnh bằng cách kéo dài thời gian phát ấn và chỉ phát cho dân thường vào khung giờ quy định. Dù nỗ lực cải tiến phương pháp để tránh tình trạng chen lấn, xô đẩy, dẫm đạp lên nhau, nhưng năm 2014, tình cảnh đó vẫn diễn ra đầy e ngại. Năm nay, Nam Định kéo dài thời gian phát ấn trong 6 ngày và phát ấn sớm hơn cho người dân từ 6 giờ sáng, nhưng với tình cảnh hàng nghìn người dự lễ khai ấn sau đó chầu trực tại chỗ để chờ có được những chiếc ấn đầu tiên thì cũng không thể tránh việc náo loạn, manh động và thậm chí có những hành động phản cảm của người dân.


    Dẫm đạp lên nhau để cướp ấn Đền Trần
    Sự manh động của người dân trước mỗi mùa lễ hội, sự mê tín dị đoan của người dân, sự yếu kém của ban tổ chức khiến cho mỗi mùa lễ hội đến, người dân lại rùng mình vì những ứng xử kém văn hóa trước các nơi linh thiêng.


    Thu Phạm
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  5. #5

    Mặc định

    Biết bao linh hồn non nớt được cho đầu thai vô nước Việt Nam, thế là tha hồ vẫy vùng trong dục vọng, đua chen, thể hiện cái tôi to tướng. Ông Trời ở trên nhìn xuống mỉm cười sung sướng thấy các con đang sáng tạo không ngừng.

  6. #6

    Mặc định

    Suy cho cùng thì có lẽ cũng bởi Tham, Sân và Si. Vì tham nên lắm vọng tưởng, đua chen, tranh giành cho được. Tranh giành không được thì Sân nổi lên. Cũng bởi vì mê lầm, ngu si nên mới ra cơ sự ấy. Chứ nếu hiểu được vấn đề thì đâu phải vì một miếng lộc có được do tranh giành, dẫm đạp nhau mà có thể đem lại may mắn, lợi lạc nào cho được.

  7. #7

    Mặc định

    Kết cục thảm hại cho tham lam mù quáng,ban tổ chức các điểm tín ngưỡng củng muốn múc tiền,vô minh con người tự hành hạ chính mình...

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. những đánh đổi trong tâm linh...
    By salamon1736 in forum Thần Quyền
    Trả lời: 3
    Bài mới gởi: 21-11-2012, 12:33 AM
  2. Cách hiểu khách quan, khoa học về thiền định, linh hồn và tâm linh
    By tranchanonline in forum Tâm linh – Tín ngưỡng – Siêu hình học – Ngoại cảm
    Trả lời: 6
    Bài mới gởi: 15-10-2012, 03:09 PM
  3. Dốc bà ký và cây sung gần nghĩa trang thạnh nghĩa
    By Bu0nVjDepTraj in forum Chuyện Ma, Quỉ
    Trả lời: 9
    Bài mới gởi: 10-03-2012, 09:02 PM
  4. Trả lời: 10
    Bài mới gởi: 20-01-2012, 08:37 PM
  5. Những cấu trúc tâm linh siêu hình của con người .
    By Bin571 in forum Tâm linh – Tín ngưỡng – Siêu hình học – Ngoại cảm
    Trả lời: 2
    Bài mới gởi: 10-06-2010, 06:02 PM

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •