kết quả từ 1 tới 15 trên 15

Ðề tài: Ngụ ngôn

  1. #1
    Nhất Đẳng Avatar của HellBoy
    Gia nhập
    Oct 2007
    Nơi cư ngụ
    Địa Ngục
    Bài gởi
    1,647

    Mặc định Ngụ ngôn

    Ngụ ngôn

    Đây là phần dành cho truyện ngụ ngôn.

    Sự tích thỏ tai dài đuôi ngắn

    Trong một khu rừng nọ, có một con cọp dữ và một con heo rừng hung hãn. Cọp và heo, con thì cậy có móng vuốt sắc, con thì cậy có bộ nanh dài, bắt nạt tất cả mọi loài. Các con vật đều không thể nào sống yên lành với hai con thú hung ác này được.

    Mọi loài kéo nhau đến nhà thỏ, để bàn cách giết cọp và heo rừng. Chúng nghĩ mãi, vẫn chẳng tìm ra cách gì. Bỗng thỏ reo to:

    - Tôi nghĩ ra rồi! Tôi nghĩ ra rồi!

    Các con vật xúm lại. Thỏ ghé tai nói thầm với chúng. Cả bọn đều phục mưu trí của thỏ.

    Sáng hôm sau, thỏ tìm gặp cọp trong một bụi rậm. Thỏ khẽ nói vào tai cọp:

    - Bác cọp ơi! Thằng heo rừng cứ luôn nói xấu dọa dẫm bác mà bác không biết sao?

    Cọp vừa nghe thấy vậy đã giận dữ gầm lên:

    - Cái gì? Thằng heo rừng mà dám nói xấu và dọa dẫm ta? Nó nói gì vậy?

    - Chu cha! Thỏ làm bộ bí mật - Thằng heo rừng nói bác cọp miệng to, răng to, mặt to mà nhút nhát, chỉ dám bắt nạt bầy dê và loài heo nhà thôi. Heo rừng còn bảo: nếu gặp bác, nó sẽ đâm thủng bụng bác.

    Sau đó, thỏ lại chạy theo đường tắt đến tìm gặp heo rừng. Heo rừng đang ngủ trong một cái hang sâu. Thỏ lay heo rừng dậy, giả bộ sợ hãi nói:

    - Bác heo ơi! Trốn mau đi! Thằng cọp đang tìm bác để ăn thịt đấy! Nó bảo phải cắn cổ heo rừng, vì heo rừng chỉ chuyên phá mì, phá bắp.

    Heo rừng hộc lên giận dữ. Thỏ nói thêm:

    - Thằng cọp nói rằng phải cắn cổ bác, xem tim bác có to không.

    Heo rừng vốn lì lợm và ngang ngạnh. Nó chẳng nói chẳng rằng, chạy ngay đi tìm cọp.

    Hai con vật hung dữ gặp nhau. Chúng mắng nhiếc, xỉ vả nhau thậm tệ. Cọp nói rằng heo rừng là loài chết đói. Heo rừng rủa cọp là bị quỷ Briơng ăn thịt. Mỗi lúc chúng một hung hăng, nhưng chúng vẫn sợ nhau. Chúng hẹn bảy ngày nữa sẽ gặp nhau để thử sức.

    Trong bảy ngày ấy, cọp lăn mình mãi ở trên đồi cỏ tranh cho khỏe người. Cả đồi cỏ tranh bị cọp lăn trở thành xơ xác. Cọp định bụng phen này sẽ ăn thịt heo cho hả giận. Còn heo rừng cũng lăn mình trong bùn suốt bảy ngày, để bùn trát vào da hết lớp này đến lớp khác. Heo rừng định bụng làm gẫy răng cọp, đâm cọp lòi ruột ra để cọp hết thói ba hoa.

    Đến ngày thứ bảy, cọp và heo rừng gặp nhau ở một trảng lớn ven suối. Chúng chẳng nói với nhau một lời, cứ lẳng lặng xông vào cắn xé nhau. Thỏ ngồi trên một thân cây thông, hò hét ầm ĩ, kích cho hai con vật đánh nhau chí tử.

    Cọp và heo rừng đánh nhau cho đến khi trời tối mịt, lại suốt cả ngày hôm sau. Cọp nhiều lần ngoạm vào mình heo, bị gẫy cả răng. Khắp mình heo rừng cũng đầy vết thương. Cả hai con vật, máu chảy đầm đìa, cùng gầm lên giận dữ và đau đớn. Mọi thú rừng đều im tiếng theo dõi hai tên chúa rừng đánh nhau. Riêng thỏ vẫn ngồi trên thân cây thông hò hét cổ vũ làm cho hai con vật càng điên tiết lao vào nhau mạnh hơn.

    Đến ngày thứ ba, heo rừng bị què một chân, còn cọp bị mù một mắt. Chúng lảo đảo lao vào nhau lần cuối cùng. Cả hai con vật ngã nhào xuống suối. Chúng chìm nghỉm, không đủ sức bơi vào bờ nữa.

    Giữa lúc mọi loài vật kéo nhau ra suối xem xác hai con vật hung ác, thỏ bỗng thấy đuôi nó bị nhựa thông dính chặt vào thân cây thông. Thỏ cố sức đứng dậy, vùng ra, mà không được. Nó đành ngồi nghĩ, nghĩ mãi, và rồi nghĩ ra một kế. Thỏ chờ đúng lúc bác voi ở trong rừng đi ra, liền hét lên thật to.

    - Dừng lại! đây là suối nước của ta. Ai ra suối cũng phải xin phép!

    Bác voi sững lại ngạc nhiên: một chú thỏ nhãi ranh mà dám bắt nạt một bác voi to lớn! Voi tiếp tục đi. Thỏ lại quát:

    - Dừng lại! Đây là suối nước của ta. Ai ra suối cũng phải xin phép. Không xin phép, ta sẽ ăn thịt.

    Bác voi bực mình, bèn dừng lại, túm lấy tai thỏ, nhấc nó lên và quẳng sang một bên. Thỏ đau điếng nhưng mừng vì thoát nạn, cắm cổ chạy vào rừng.

    Thỏ bị bác voi túm tai nên tai dài ra. Còn đuôi thỏ trở nên ngắn cũn vì một mẩu đuôi bị đứt, dính ở thân cây thông ngày ấy!

    HELLBOY (st).
    Ta cứ ngỡ xuống trần chơi một chốc ,
    Nào ngờ đâu ở mãi tới hôm nay .

  2. #2
    Nhất Đẳng Avatar của HellBoy
    Gia nhập
    Oct 2007
    Nơi cư ngụ
    Địa Ngục
    Bài gởi
    1,647

    Mặc định Cáo và Cò

    Cáo và Cò

    Cáo là loại rất háu ăn nhưng rất khôn lanh quỉ quyệt. Một hôm, Cáo bỗng mời Cò đến nhà dùng cơm. Thức ăn Cáo dọn ra mời khách là món cháo, được để trong một cái đĩa dẹp, không có chiều sâu. Sau khi mời khách, Cáo thản nhiên liếm hết sạch, trong khi Cò, vì có mỏ dài, chẳng ăn được gì trong đĩa, đành chịu đói.

    Vài ngày sau, đến phiên Cò mời Cáo đến dùng cợm Vốn háu ăn, Cáo nhận lời và đến ngay. Thức ăn thật là ê hề, nào là thịt, cá, bắp, gạo, trái cây, nhưng Cò đã để trong một chiếc hũ thuỷ tinh cao cổ. Cáo loay hoay mãi không cách chi lấy đồ ăn được, chỉ còn cách đi nhặt mấy miếng vụn thức ăn mà Cò đã rơi vãi trong khi ăn.

    -------------------

    Lời bàn:

    Câu chuyện muốn nhắc chúng ta đừng nên làm những gì mình không muốn người khác làm như vậy cho mình.

    Tục ngữ:

    Hòn bấc ném đi
    Hòn chì ném lại


    HELLBOY (st).
    Ta cứ ngỡ xuống trần chơi một chốc ,
    Nào ngờ đâu ở mãi tới hôm nay .

  3. #3
    Nhất Đẳng Avatar của HellBoy
    Gia nhập
    Oct 2007
    Nơi cư ngụ
    Địa Ngục
    Bài gởi
    1,647

    Mặc định Nông Phu và hũ vàng

    Nông Phu và hũ vàng

    Có một người nông phu hiền hoà, hàng ngày dắt trâu ra đồng cày bừa. Một hôm đang cày ruộng, chợt phát giác ra một cái hũ ai chôn ở ruộng của anh ta. Khi mở nắp ra, thì thấy toàn là ngọc ngà châu báu đầy ở trong hủ. Người nông phu không lộ vẻ gì vui mừng cả, đặt cái hũ bên bờ ruộng, rồi lại tiếp tục việc cày bừa.

    Đến tối về, kể chuyện lại cho vợ nghe. Người vợ trách chồng khờ khạo, đào được châu báu mà không đem về, lại để ở bờ ruộng Người nông phu trả lời: "Có phải của mình đâu mà mang về. Nếu Trời đã cho mình, thì mình chẳng cần mang về mà tức khắc có người mang đến để ở trước cửa nhà mình"

    Trong khi đó, có hai tên trộm nghe lén được; vội vàng ra ruộng xem thì quả nhiên thấy cái hũ còn để bên bờ ruộng. Hai tên trộm mừng lắm, vội mở nắp ra xem thì chỉ thấy toàn là rắn rết trong hụ Hai tên trộm giận lắm, một tên bàn rằng: "Hừ! Thế này mà hắn dám bảo là ngọc ngà châu báu! Đã thế ta đem để trước cửa nhà hắn cho bõ ghét!".

    Nói xong hai tên bèn khênh cái hũ để ở trước cửa nhà người nông phu. Sáng hôm sau, như thường lệ, người nông phu lại ra động Khi mở cửa thì thấy cái hũ ở trước cửa, mở ra thì vẫn còn đầy ngọc ngà châu bạu

    ---------------------

    Lời Bàn:

    Câu chuyện muốn khuyên chúng ta phải sống hiền lành, và lương thiện thì sẽ được đền bù xứng đáng.

    Tục ngữ:

    Ở hiền gặp lành.

    HELLBOY (st).
    Ta cứ ngỡ xuống trần chơi một chốc ,
    Nào ngờ đâu ở mãi tới hôm nay .

  4. #4
    Nhất Đẳng Avatar của HellBoy
    Gia nhập
    Oct 2007
    Nơi cư ngụ
    Địa Ngục
    Bài gởi
    1,647

    Mặc định Ông Lão và Con Lừa

    Ông Lão và Con Lừa

    Ông lão nhà quê và đứa cháu bàn nhau đem con lừa ra hội chợ bán. Để con lừa khỏi mệt mỏi hầu có thể bán được giá cao, họ buộc chân lừa lại và hai ông cháu khệ nệ gánh con lừa đi.

    Đi được một đoạn, người đi đường thấy thế phá ra cười và bảo: "Có con lừa mà không chịu cỡi lại khiêng nó. Sao mà ngu thế!" Ông lão nhận thấy mình ngu thật, vội để con lừa xuống, cởi trói cho nó, và để đứa cháu cỡi lên lưng lừa, còn ông thì đi theo sau.

    Một lúc sau, khách bộ hành trông thấy thế, mắng thằng cháu: "Mày là đồ bất hiếu bất mục! Sao lại để Ông mày già yếu thế mà đi bộ Chính mày phải đi bộ mới phải!" Một lần nữa, nghe theo ý khách bộ hành, Ông già leo lên lưng con lừa, đứa cháu bước theo sau.

    Đến một đoạn đường khác, ba cô gái đi qua thấy vậy, một cô bảo: "Tội nghiệp thằng bé, phải đi khập khễnh theo sau, trong khi ông già tưởng mình khôn ngoan lại ngồi chễm chệ trên lưng lừa!" Ông già nhận thấy ý kiến đúng, bảo thằng cháu cùng lên ngồi trên lưng lừa.

    Rồi một toán người khác đi ngang qua lại phê bình: "Sao lại bắt con lừa đáng thương ấy chở nặng như vậy? Họ không biết thương hại con vật già nua của họ tí nào cả. Ra đến hội chợ thì họ chỉ còn mảnh da lừa để bán!" Một lần nữa, hai ông cháu xuống đi bộ, để con lừa đi thong dong đằng trước.

    Vẫn chưa hết, một khách qua đường thấy vậy than rằng: "Sao họ không để con lừa vào lồng kính mà thờ! Họ đi mòn giầy của họ để bảo vệ con lừa. Đúng là ba con lừa!"

    Bấy giờ Ông lão mới trả lời: "Vâng, chính tôi là con lừa! Nhưng từ nay về sau, dù người ta khen hay chê tôi, dù người ta nói điều gì hay không nói điều gì, tôi chỉ làm theo đầu óc của tôi mà thôi!"

    ----------------

    Lời bàn:

    Câu chuyện khuyên ta tuy phải lắng nghe ý kiến của người khác nhưng luôn luôn phải dùng sự suy nghĩ của chính mình để định đoạt mọi việc.

    Tục ngữ:

    Lắm thầy thối ma

    HELLBOY (st).
    Ta cứ ngỡ xuống trần chơi một chốc ,
    Nào ngờ đâu ở mãi tới hôm nay .

  5. #5
    Nhất Đẳng Avatar của HellBoy
    Gia nhập
    Oct 2007
    Nơi cư ngụ
    Địa Ngục
    Bài gởi
    1,647

    Mặc định Con Bò và Con Ếch

    Con Bò và Con Ếch

    Một con bò, trong lúc gậm cỏ ngoài đồng, lỡ đạp nhằm mấy mẹ con ếch, làm bị thương một ếch con. Khi ếch bố về, lũ ếch con kể lại cho bố ếch nghe, nói rằng kẻ làm chúng bị thương là một con vật khổng lồ, chúng chưa hề thấy ai to lớn như vậy.

    Bố ếch vốn tánh kiêu căng, muốn tỏ cho các con thấy rằng không ai to lớn hơn mình, nên hít một hơi, phình bụng ra rồi hỏi: "Phải nó to như thế này không? " Ếch con trả lời: "To hơn nữa!".

    Ếch bố lại hít hơi, cố phình bụng thêm. "Nữa, nữa, to hơn thế nữa!", lũ ếch con lại la lên.

    Ếch bố lại cố gắng hít hơi, cố phình bụng thêm nhiều lần nữa, đến lúc chịu hết nổi nữa rồi, đành vỡ bụng ra chết dưới chân con bò.

    ---------------------

    Lời bàn:

    Câu chuyện muốn khuyên chúng ta phải biết khiêm tốn, và phải biết tự lượng sức mình.

    Tục ngữ:

    Ếch ngồi đáy giếng, coi trời bằng vung


    HELLBOY (st).
    Last edited by HellBoy; 14-10-2007 at 09:43 PM.
    Ta cứ ngỡ xuống trần chơi một chốc ,
    Nào ngờ đâu ở mãi tới hôm nay .

  6. #6
    Nhất Đẳng Avatar của HellBoy
    Gia nhập
    Oct 2007
    Nơi cư ngụ
    Địa Ngục
    Bài gởi
    1,647

    Mặc định Người Mù và Người Què

    Người Mù và Người Què

    Người Mù và người Què cùng sống chung trong một căn nhà. Tuy cùng bị tàn tật, đã không thương yêu gì nhau mà họ lại còn hay ganh ghét, chỉ trích lẫn nhau. Mỗi khi cãi vã, người Mù mắng người Què là đồ vô dụng, không có chân nên chẳng đi đâu được Người Què cãi lại, cho người Mù là đồ phế thải, không có mắt thì coi như đời bỏ đi. Người nào cũng cho mình mới thật là người hữu dụng.

    Một hôm có đám cháy trong xóm, và bà con láng giềng đã gồng gánh, bồng bế nhau chạy tán loạn khỏi đám cháy. Lửa lan dần đến bên nhà của hai người, nhưng hai người không biết làm cách nào thoát được ngọn lựa. Một người hàng xóm chạy ngang qua, thấy vậy, mắng rằng: "Còn chờ đợi gì nữa, ở đó chịu chết à? Sao anh Mù không cõng anh Què, và anh Què sáng mắt thì chỉ đường dẫn lối cho anh Mù đi, có hơn không? ". Người Mù và người Què nghe thấy có vẻ hợp lý, làm theo.

    Thế là trong giây lát, hai người đã cùng tự dìu dắt nhau thoát khỏi đám cháy một cách an toàn. Từ đó hai người trở nên bạn thân.

    ------------------------

    Lời Bàn:


    Câu chuyện muốn khuyên chúng ta phải biết nương tựa, và giúp đỡ lẫn nhau.

    Tục ngữ:

    Hợp đoàn gây sức mạnh

    HELLBOY (st).
    Ta cứ ngỡ xuống trần chơi một chốc ,
    Nào ngờ đâu ở mãi tới hôm nay .

  7. #7
    Nhất Đẳng Avatar của HellBoy
    Gia nhập
    Oct 2007
    Nơi cư ngụ
    Địa Ngục
    Bài gởi
    1,647

    Mặc định Hai Con Gà Trống

    Hai Con Gà Trống

    Có hai con gà cùng một gà mẹ sinh ra và nuôi dưỡng. Khi lớn lên, đủ lông đủ cánh trở thành hai con gà trống, chúng lại hay cãi vã nhau. Con nào cũng tự cho mình đẹp đẽ, oai phong hơn, có quyền làm Vua của Nông Trại.

    Một hôm sau khi cãi nhau, chúng đánh nhau kịch liệt, định rằng hễ con nào thắng sẽ được làm Vua của Nông Trại. Sau cùng, dĩ nhiên một con thắng và một con bại.

    Con gà thắng trận vội nhảy lên hàng rào, vỗ cánh và cất tiếng gáy vang, ca tụng sự chiến thắng của mình. Chẳng ngờ tiếng gáy của con gà làm một con chim ưng khi bay ngang qua đấy chú ý đến. Thế là, con chim ưng xà xuống bắt con gà thắng trận mang đi mất. Trong khi đó con gà bại trận vẫn còn nằm thoi thóp thở.

    --------------------

    Lời bàn:

    Câu chuyện muốn khuyên chúng ta phải thương yêu, và đùm bọc anh chị em trong nhà để người ngoài không hiếp đáp được.

    Ca dao:

    Khôn ngoan đối đáp người ngoài
    Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau


    HELLBOY (st).
    Ta cứ ngỡ xuống trần chơi một chốc ,
    Nào ngờ đâu ở mãi tới hôm nay .

  8. #8
    Nhất Đẳng Avatar của HellBoy
    Gia nhập
    Oct 2007
    Nơi cư ngụ
    Địa Ngục
    Bài gởi
    1,647

    Mặc định Thần Gió và Mặt Trời

    Thần Gió và Mặt Trời

    Sau khi gây ra thiên tai, bão táp làm đổ xập nhà cửa, cây cội Thần Gió càng lúc càng tỏ ra ngạo mạn. Một hôm Thần Gió tranh cãi với Mặt Trời xem ai là kẻ mạnh nhất. Nhìn xuống dưới, thấy một khách bộ hành khoác chiếc áo tơi đang đi, Mặt Trời bảo: "Chẳng cần cãi nhau làm gì, hễ ai làm cho người khách bộ hành kia phải cởi chiếc áo ra sẽ thắng cuộc và là kẻ mạnh nhất!"

    Thần Gió bắt đầu thổi làm cát bụi bốc lên mù mịt, cây cối đổ rạp Những cơn cuồng phong liên tiếp nổi lên, kèm với cái lạnh buốt da, buốt thịt. Tuy nhiên, gió càng lớn chừng nào thì người bộ hành càng chống cự lại, cố giữ chặt chiếc áo tơi của mình, làm cho Thần Gió không cách nào lột được chiếc áo kia ra.

    Đến phiên Mặt Trời, từ trong đám mây đen, Mặt Trời từ từ ló dạng Những tia nắng vàng toả ra khắp nơi, làm người bộ hành cảm thấy ấm áp, thoải mại Thế rồi người bộ hành cởi bỏ chiếc áo tơi vô dụng kia ra.


    -----------------------


    Lời bàn:

    Ý câu chuyện là hành động nhẹ nhàng thường thường có tác dụng tốt hơn là bạo lực.

    Tục ngữ:

    Nhu thắng Cương,
    Nhược thắng Cường


    HELLBOY (st).
    Ta cứ ngỡ xuống trần chơi một chốc ,
    Nào ngờ đâu ở mãi tới hôm nay .

  9. #9
    Nhất Đẳng Avatar của HellBoy
    Gia nhập
    Oct 2007
    Nơi cư ngụ
    Địa Ngục
    Bài gởi
    1,647

    Mặc định Hội Nghị Chuột

    Hội Nghị Chuột

    Một con Mèo rất hung dữ, tiêu diệt gần hết lũ Chuột Lũ Chuột còn lại rất sợ, chỉ chui ở trong hang chịu cảnh đói khát mà không dám rời khỏi hang. Một hôm nhân dịp Mèo có việc phải đi xa, các con Chuột mới tụ tập lại, bàn cách để đối phó với tình thế.

    Thôi thì đủ các loại chuột, nào là chuột Cống, chuột Bạch, chuột Chù, chuột Nhắt, chuột Động từ các nơi đổ về dự Hội Nghị.

    Chuột Cống là niên trưởng, đưa ra ý kiến là tình thế rất nguy ngập, bây giờ chỉ còn cách buộc một cái chuông vào cổ tên kẻ thù hung dữ kia, để mỗi lần hắn cử động thì phát ra tiếng leng keng, các chuột đều biết trước và trốn tránh dưới đất. Các con chuột khác đều gật gù tán thưởng ý kiến quá hay của vị niên trưởng khả kính này.

    Việc khó khăn nhất là ai sẽ lãnh công việc đeo chuông vào cổ Mèo. Chuột này nói:

    - "Không, tôi không thể làm chuyện này! Tôi không dại đâu!"

    Chuột khác nói:

    - "Tôi cũng vậy!"

    Bàn tán với nhau mãi, chẳng ai chịu làm việc nguy hiểm này, rốt cuộc lũ chuột đành giải tán Hội Nghị.

    ------------------

    Lời bàn:

    Câu chuyện này có ý nói lúc họp bàn thì mọi người thi nhau đưa ra các khuyến cáo. Nhưng lúc thi hành thì chẳng có người nào (La Fontaine)

    Ca dao:

    Khi vui thì vỗ tay vào
    Đến khi hoạn nạn thì nào thấy ai


    HELLBOY (st).
    Ta cứ ngỡ xuống trần chơi một chốc ,
    Nào ngờ đâu ở mãi tới hôm nay .

  10. #10
    Nhất Đẳng Avatar của HellBoy
    Gia nhập
    Oct 2007
    Nơi cư ngụ
    Địa Ngục
    Bài gởi
    1,647

    Mặc định Trí khôn ta đây!

    Trí khôn ta đây!

    (hay là sự tích bộ lông vằn của hổ, hàm răng trên bị khuyết của trâu)

    Một con cọp từ trong rừng đi ra, thấy một anh nông dân cùng một con trâu đang cày dưới ruộng. Trâu cặm cụi đi từng bước, lâu lâu lại bị quất một roi vào mông. Cọp lấy làm ngạc nhiên. Đến trưa, mở cày, Cọp liền đi lại gần Trâu hỏi:

    - Này, trông anh khỏe thế, sao anh lại để cho người đánh đập khổ sở như vậy?

    Trâu trả lời khẽ vào tai Cọp:

    - Người tuy nhỏ, nhưng người có trí khôn, anh ạ!

    Cọp không hiểu, tò mò hỏi:

    - Trí khôn là cái gì? Nó như thế nào?

    Trâu không biết giải thích ra sao, đành trả lời qua quýt:

    - Trí khôn là trí khôn, chứ còn là cái gì nữa? Muốn biết rõ thì hỏi người ấy!

    Cọp thong thả bước lại chỗ anh nông dân và hỏi:

    - Trí khôn của anh đâu, cho tôi xem một tí có được không?

    Anh nông dân suy nghĩ một lát rồi nói:

    - Trí khôn tôi để ở nhà. Để tôi về lấy cho anh xem. Anh có cần, tôi sẽ cho anh một ít.

    Cọp nghe nói, mừng lắm.

    Anh nông dân toan đi, lại làm như sực nhớ ra điều gì bèn nói:

    - Nhưng mà tôi đi khỏi, lỡ anh ăn mất trâu của tôi thì sao?

    Cọp đang băn khoăn chưa biết trả lời thế nào thì anh nông dân đã nói tiếp:

    - Hay là anh chịu khó để tôi buộc tạm vào gốc cây này cho tôi được yên tâm.

    Cọp ưng thuận, anh nông dân bèn lấy dây thừng trói cọp thật chặt vào một gốc cây. Xong anh lấy rơm chất chung quanh Cọp, châm lửa đốt và quát:

    - Trí khôn của ta đây! Trí khôn của ta đây!

    Trâu thấy vậy thích quá, bò lăn ra mà cười, không may hàm trên va vào đá, răng gãy không còn chiếc nào.

    Mãi sau dây thừng cháy đứt, Cọp mới vùng dậy ba chân bốn cẳng chạy thẳng vào rừng không dám ngoái nhìn lại.

    Từ đó, cọp sinh ra con nào trên mình cũng có những vằn đen dài, vốn là dấu tích những vết cháy, còn trâu thì chẳng con nào có răng ở hàm trên cả.

    HELLBOY (st).
    Ta cứ ngỡ xuống trần chơi một chốc ,
    Nào ngờ đâu ở mãi tới hôm nay .

  11. #11
    Nhất Đẳng Avatar của HellBoy
    Gia nhập
    Oct 2007
    Nơi cư ngụ
    Địa Ngục
    Bài gởi
    1,647

    Mặc định Gốc tích bộ lông quạ và bộ lông công

    Gốc tích bộ lông quạ và bộ lông công

    Xưa kia Quạ và Công là đôi bạn chí thân. Cũng vì mầu lông của chúng giống nhau: con nào con nấy đều xám xịt như vừa rúc ở bùn lên. Lúc ấy chúng làm gì đã có bộ cánh như bây giờ. Cả hai con đều tự biết mình xấu nên không dám chơi với ai cả. Riêng Công dưới mắt Quạ thì lại càng xấu tệ: cái đầu bé tí chẳng cân xứng với con người. Thêm vào đó, một cái cổ dài và ngẳng nghiu, thật khó coi hết sức. Một hôm Quạ bảo Công:

    - Đằng kia có người thợ vẽ có thuốc đủ các mầu, chúng ta hãy ăn trộm về mà tô chuốt cho nhau, sửa lại bộ cánh cho đẹp.

    Công gật gù nhận lời. Hôm ấy, người thợ đang vẽ dở cho người ta một bộ tứ bình, thuốc vẽ còn bỏ lăn lóc bốn bên người. Thừa dịp người thợ ngủ ngày, hai con vật lần lượt mò vào lấy trộm bút lông và thuốc vẽ đưa ra một gò con ở giữa hồ gần đấy. Lần thứ ba chúng định vào lấy một mẻ nữa nhưng người thợ vẽ đã ngủ dậy. Chúng đành trở ra kiểm lại thì thấy chỉ được có một thỏi mực tàu, một gói thuốc xanh và một gói kim nhũ. Quạ bảo:

    - Thôi được, ta cứ bắt đầu vẽ cho nhau đi!

    Nói đoạn, Quạ bắt Công nằm xuống cho mình tô điểm. Quạ vốn khéo tay, thoạt tiên nó dùng mầu xanh tô vào đầu vào cổ và mình Công. Tô đến đâu, rắc kim nhũ đến đấy. Đến cái đuôi, Quạ bắt Công phải cố xòe ra như cánh quạt cho mình vẽ được kỹ lưỡng. Ở mỗi lông đuôi Quạ vẽ những vòng tròn và tô bằng mực tàu và kim nhũ rất đẹp.

    Tô xong đắc ý, Quạ bắt Công phơi cái đuôi cho thật khô.

    Công vốn vụng về nên khi bắt tay vào tô điểm cho Quạ thì nó lúng túng. Hơn nữa lúc đó mầu xanh và kim nhũ đã cạn.

    Giữa lúc Công chưa biết trang sức cho Quạ như thế nào thì bỗng có Quạ khoang ở đâu bay đến. Quạ khoang vốn có họ với nhà Quạ. Hồi ấy mầu lông của nó trắng toát như vôi. Chưa đỗ xuống, nó đã giục tíu tít:

    - Anh Quạ! Anh làm gì đó? Mau đi về phương Đông!

    - Để làm gì?

    - Phía đó mới có một trận đánh nhau to, thây chết như rạ. Thật là một dịp may hiếm có.

    Quạ nghe nói đến thịt người thì sự thèm muốn làm cho nó không tự chủ được nữa. Quạ bảo Quạ khoang:

    - Thế à? Nhưng để nó tô điểm cho tao cái đã. Chịu khó chờ tý nhé!

    - Không được. Phải đến trước ban đêm... Ngày mai mới đến thì người ta chôn hết còn gì nữa.

    Quạ nóng nảy, giục Công:

    - Thế thì phải làm gấp lên mới được!

    Quạ khoang thấy Công đẹp nên cũng muốn có một bộ cánh tươm tất. Nó xen vào:

    - Anh Quạ! Anh làm ơn cho tôi một tí với. Tôi cũng cần ăn mặc tử tế một chút.

    Quạ vui lòng chia sẻ phần thuốc vẽ của mình cho người em họ. Công nhân lúc Quạ vội nên chả cần ngắm nghía gì lôi thôi, trút một nửa số mực tàu lên đầu Quạ. Mực chảy đến đâu, người Quạ đen đến đó. Công còn hữu ý bôi cả vào mỏ vào chân làm cho toàn bộ người Quạ đen nhánh như cột nhà cháy.

    Đến lượt tô cho Quạ khoang, Công cũng đổ số mực còn lại lên người nó. Khi nước mực rót xuống đầu, Quạ khoang hơi ngại vội rụt cổ lại, thành thử cổ của nó có một cái ngấn không bị mực thấm đến.

    Nhìn thấy Công tô điểm cho Quạ khoang, Quạ mới biết là mình dại, không dưng lại để cho một kẻ vụng về trang điểm. Nhưng việc đã lỡ còn biết làm gì được nữa. Tức mình quá hai anh em nhà Quạ chỉ còn biết mắng cho Công một trận rồi bỏ đi. Từ đó Quạ không chơi với Công nữa.

    Cũng vì thế mà ngày nay dòng dõi loài Công có bộ cánh rất sặc sỡ. Đi đâu chúng nó cũng ưỡn ẹo và luôn miệng khoe khoang: "Cuông (1) tốt! Cuông tốt!". Trái lại, dòng dõi loài Quạ thì bộ cánh đen thui như mực, trong đó có Quạ khoang đặc biệt có một cái ngấn trắng ở quanh cổ. Vì phải bộ cánh xấu quá nên Quạ rất thẹn thò, đi đâu cũng than thở: "Quạ xấu hổ! Quạ xấu hổ (2)!".

    ----------
    1. Cuông: công, tiếng Nghệ Tĩnh.
    2. Theo lời kể của người miền bắc, Triaire và Trịnh Thục Oanh trong Con rùa vàng đã tiểu thuyết hóa truyện này, khiến cho câu chuyện khác với truyện kể trong nhân dân.

    Khảo dị

    Người Lào cũng có một truyện cổ tích tương tự với truyện của ta. Đại khái, trước kia Quạ xang biêng biếc, Công đen. Một hôm hai con quyết định mỗi con rút mầu sắc ở hông của mình luyện thành thuốc vẽ để tô lại cho nhau. Mầu thuốc của Quạ rất đẹp mà Quạ lại khéo tay nên tô đến đâu bộ cánh của Công rực rỡ đến đó. Lúc Công sắp tô cho Quạ thì vừa có Diều đến rủ Quạ đi ăn thịt trâu. Quạ háu ăn, bảo Công trút cả thuốc vào cho mình. Vì thế người Quạ đen như mực (theo Brengues: Cổ tích và truyền thuyết Lào).

    Trong sách của Landes có truyện "Quạ và Bìm bịp". Truyện này có lẽ chỉ lưu hành ở miền nam, trong đó cũng có tình tiết phần nào giống với truyện vừa kể:

    Xưa Quạ và Bìm bịp đều là đầy tớ hầu hạ đức Thánh. Một hôm đức Thánh dùng một trăm thợ đóng một chiếc tàu lớn. Khi tàu đã đóng xong, đức Thánh sai Quạ ra bờ sông xem nước bao giờ lên để hạ thủy. Quạ ra sông thấy ở gần đấy có một cái ao cạn, tôm cá nhiều lắm, bắt rất dễ và ăn rất ngon, bèn lội xuống bắt ăn, say mê quên cả về.

    Thấy Quạ đi lâu quá, đức Thánh sốt ruột, sai Bìm bịp đi tìm Quạ. Quạ vừa thấy Bìm bịp đến, đã bảo: "ở đây tôm cá nhiều lắm, xuống bắt đi mày, không đi đâu mà vội!". Bìm bịp nghe bùi tai bèn cũng xuống bắt cá, quên cả phận sự đức Thánh giao cho.

    Đức Thánh lại sai Bồ câu ra sông để tìm Quạ và Bìm bịp. Bồ câu đi qua ao thấy họ đang mải bắt cá ăn, bèn trở về báo với chủ. Đức Thánh giận vô cùng, quyết định hạ thủy tàu ra đi, không cần đợi Quạ và Bìm bịp nữa.

    Quạ và Bìm bịp ăn no mới nhớ đến phận sự. Cả hai đều sợ chủ trị tội nên không dám về. Chúng nó dắt nhau đến nhà nhị tì gần đó. Ở đây có một bọn học trò mượn ngôi nhà công làm nơi trọ học; nghiên mực và son của họ bỏ đầy cả gậm giường. Quạ nghĩ ra được một kế bèn bảo Bìm bịp: - "Chúng ta hãy lấy mực bôi khắp cả người cho lạ đi. Như thế lúc về, đức Thánh trông thấy chúng ta sẽ buồn cười mà không quở nữa". Nói rồi Quạ lấy mực bôi khắp cả mình, Bìm bịp cũng bắt chước Quạ, bôi mực vào người, nhưng mới bôi được cái đầu và cái cổ thì mực đã cạn. Nó bèn lấy son bôi thêm cho trọn phần dưới.

    Đoạn cả hai vội đi về hầu chủ. Đức Thánh trông thấy bật cười rồi tha đánh cho cả hai. Nhưng khi tàu sắp nhổ neo thì đức Thánh bắt chúng hóa làm chim, và bắt ở lại không cho theo nữa.

    Vì thế mà ngày nay chúng ta thấy bộ lông của quạ đen thui như mực, còn bộ lông của chim bìm bịp thì đỏ nâu như mầu son, trừ đầu và cổ màu đen.

    Đồng bào Xơ-rê ở Tây Nguyên cũng có một truyện nói về bộ lông đen của quạ như sau: Có một nhân vật tên là Đinh Đang, lúc xuống cõi âm tìm thấy hai chất thuốc nhuộm đen và đỏ, bèn trao cho Quạ là tên nô lệ có phận sự giao thông với cõi trần. Một hôm Quạ vô ý để bình thuốc đen đổ cả vào người nên từ đó lông Quạ không còn trắng nữa. Cũng vì thế, lúc Quạ lên cõi trần truyền lại cho người nghề nhuộm thì thiếu mất chất đen. Người ta đành phải dùng lá cây nhuộm thành một mầu xanh sẫm tức màu chàm.

    Còn truyện của đồng bào Ba Na thì giống truyện của người Lào ở trên.

    Người Myanmar có truyện "Ba quả trứng rồng" cũng có nói đến sự tích bộ lông quạ:

    Người xưa lông Quạ trắng như tuyết. Công chúa Rồng sai Quạ đi báo tin cho người yêu là mình đã đẻ được ba quả trứng. Người yêu của công chúa Rồng giao cho Quạ một viên ngọc đỏ. Quạ bọc vào trong gói đưa về. Dọc đường, Quạ đói bụng bèn giấu ngọc ở một lùm cây để tìm thức ăn. Không ngờ ngọc bị một người lái buôn trộm mất và thay vào đó một cục cứt trâu. Công chúa Rồng vì thế giận buồn mà chết. Thần mặt trời trị tội Quạ bằng cách đốt sém lông thành mầu đen. Trứng Rồng không nở được bị nước sông Ia-ra-oađdi cuốn trôi về sau biến thành ngọc đỏ (1).

    Một truyện của ta "Vì sao chúc mào đỏ đít" cũng có liên quan đến câu chuyện thuốc nhuộm:

    Có hai vợ chồng nhà nghèo làm nghề nhuộm điều. Một năm mất mùa không ai tới nhuộm cả, hai vợ chồng không biết làm nghề gì mà ăn, sinh ra bực bội đánh nhau, bao nhiêu thuốc nhuộm lăn lóc cả sân. Vợ bị chồng đánh ngồi vấy ngồi vá nên thuốc nhuộm dính đỏ cả đít. Vì thế vợ chết hóa thành chim chúc mào, lông đít của nó bao giờ cũng đỏ (2).

    Một truyện khác nói về nguồn gốc mầu lông các giống chim như sau:

    Xưa, Trời mới sinh các giống chim, con nào mầu lông cũng trắng toát như vôi. Có giống chim Tối mắt làm bậy mắc tội. Thiên lôi được lệnh Trời xuống trị tội, nhưng vì chim nào chim ấy đều trắng như nhau làm cho Thiên lôi nhầm lẫn. Các giống chim đem việc đó kiện lên Trời. Để dễ phân biệt Trời bèn sai Long thần thổ địa tô điểm cho mỗi giống mỗi mầu sắc khác nhau. Chỉ có giống Cò là lọt lưới. Mãi sau Long thần cũng tóm được, nhưng vì hết mất mầu nên chỉ đánh cho một dấu riêng ở mỏ (3).

    -----------

    1. Theo Truyện dân gian Myanmar.
    2. Theo Bản khai sách Hữu-lập, sách Vĩnh-lại, sách Nhiêu-hợp, tập II.
    3. Theo Nguyễn Văn Ngọc, sách đã dẫn.

    HELLBOY (st).
    Ta cứ ngỡ xuống trần chơi một chốc ,
    Nào ngờ đâu ở mãi tới hôm nay .

  12. #12
    Nhất Đẳng Avatar của HellBoy
    Gia nhập
    Oct 2007
    Nơi cư ngụ
    Địa Ngục
    Bài gởi
    1,647

    Mặc định Vụ kiện châu chấu

    Vụ kiện châu chấu

    Có một con châu chấu mải mê kiếm ăn nên lạc mất đường về. Tối đến, trời rét lại mưa rơi rả rích, làm cho chấu ta run rẩy. Nó muốn tìm một chỗ ngủ, nhưng bóng đen dày đặc chẳng biết đường nào mà lần. - "Ta cứ bò liều may gặp chỗ nào khỏi ướt thì nằm tạm một đêm". Nghĩ vậy chấu ta cứ lồm cồm bò mãi trên một cành cây mới bám được. Cuối cùng không ngờ nó lại lọt được vào nhà chim di. Đến đây, châu chấu thấy ấm áp dễ chịu. Nhưng một tiếng hỏi cất lên:

    - Đêm hôm khuya khoắt, ai vào nhà tôi đó? Khéo kẻo đạp lên mấy đứa con tôi!

    Thấy chim di mẹ đứng lên hỏi thế, chấu rên rỉ đáp không ra hơi:

    - Tôi là chấu đây!... Đêm lạnh quá... Làm ơn cho ngủ nhờ một đêm, sáng dậy đi ngay.

    - Nhà rách nát lại chật chội, mấy mẹ con nằm không đủ. Thôi chú đi tìm nơi khác đi!

    Nhưng chấu vẫn kêu nài:

    - Cho ghé lưng nằm một tí phía ngoài này cũng được, kẻo tôi lạnh cóng không thể bước đi đâu được nữa.

    Nghe nói, chim di mẹ thương hại, bèn đáp:

    - Thôi được, cho chú mày nằm ghé bên kia, nhưng phải co cẳng kẻo đạp vào mấy đứa con ta.

    Thế là chấu xếp hai càng vào bụng, đặt lưng ngay bên cạnh mấy con bé của chim di. Chỉ một chốc sau chấu cũng như chim di, ai nấy đều ngon giấc.

    Đang ngủ say sưa, bỗng nhiên một tiếng nai kêu "tác" bên cạnh nhà. Tiếng kêu quá to làm cho châu chấu giật mình tỉnh dậy. Chấu vươn vai rồi quên mất lời chim di dặn, duỗi thẳng đôi càng dài thượt của nó. Nhà chim di vốn đặt lơ lửng trên một cành na, nhà quá rách nát vì gió đánh tả tơi lâu ngày chưa kịp chữa. Châu chấu duỗi mạnh đôi càng làm cho cả một chỗ nằm kêu răng rắc:

    - Ôi chao! Đổ mất, đổ mất.

    Chim di mẹ kêu tướng lên. Quả nhiên cái duỗi chân của chấu đã làm hại nó. Mấy con chim con bị đạp dồn về một phía, cái nhà nghiêng hẳn, chỉ một chốc rời khỏi cành na, một con chim non còn ngủ say cũng lăn theo và rơi tõm xuống sông. Mẹ con chim di bay loạn xạ đi tìm thì nó đã bị nước cuốn đi mất.

    Tức giận vì châu chấu tự dưng vô cớ đến gây tai họa cho nhà mình, sáng hôm sau mẹ con chim di bèn đi kiện với Bụt. Nghe nguyên cáo trình bày đầu đuôi, Bụt liền theo đến tận nơi xem xét rồi gọi châu chấu đến hỏi:

    - Tại sao nhà ngươi đêm hôm đến làm hại nhà người ta?

    Châu chấu cúi đầu nhận rằng quả nó có gây tang tóc cho nhà chim di, nhưng nó cũng cho Bụt biết rằng nó vốn không có ác ý:

    - Tôi không phải là kẻ vô ơn bạc nghĩa đâu. Vì con nai tự dưng ở đâu đến kêu thét vào tai làm cho tôi giật nảy mình. Chính vì thế mà tôi duỗi chân theo thói quen nên mới ra nông nỗi.

    Thấy châu chấu tình thực nên Bụt cũng thương hại, bèn cho gọi nai đến, kể cho nai biết đầu đuôi sự việc xảy ra, rồi bảo:

    - Nhà đổ con chết, rõ ràng là tại tiếng kêu thét của nhà ngươi. Tại sao nhà ngươi đêm hôm khuya khoắt đến đây kêu rống lên làm gì để gây nên tai vạ?

    Nai vội vàng trả lời:

    - Oan tôi quá! Lúc ấy tôi cũng đang lim dim đôi mắt. Tự nhiên một quả na xanh rơi trúng vào mặt làm cho tôi toáng đảm kêu lên. Vậy là tại quả na chứ không phải tại tôi.

    Nghe nai bày tỏ có lý, Bụt lại quay sang hỏi cây na:

    - Vì sao ngươi lại để cho quả xanh rơi trúng vào mặt con nai, làm cho nó hét tướng lên, gây tai vạ cho nhà người ta. Ngươi đã biết tội chưa?

    Na đợi Bụt buộc tội xong, lập tức trả lời:

    - Bẩm ngài. Tôi đâu có muốn quả xanh của tôi rơi. Vì con sâu nó làm hại tôi, nó cắn cuống quả xanh, cho nên quả mới rụng đấy ạ!

    Đến lượt sâu được Bụt sai gọi đến kể cho nghe sự tình rồi kết tội:

    - Nhà ngươi đã thấy rõ chưa? Nếu nhà ngươi không cắn quả na xanh thì làm gì có tai vạ xảy đến cho nhà chim di. Vậy ngươi không tránh được tội lỗi.

    Nhưng Bụt không ngờ sâu cũng không nhận tội. Sâu đáp:

    - Bẩm ngài, tôi vốn sống yên ở trong đám lá khô dưới kia. ở đó tôi có nhiều thức ăn ngon lành. Nhưng mấy hôm nay có con gà ở đâu đến nó sục sạo tìm giết cả họ nhà tôi rất là kinh khủng. May mắn làm sao, tôi ba chân bốn cẳng bò được lên đây. Chẳng có gì nhét vào bụng nên tôi phải gặm chút vỏ quả na xanh cho đỡ đói. Nếu có rơi trúng vào nai hay là con gì khác thì điều đó không phải tại tôi mà là tại con gà kia.

    Lại đến lượt gà được gọi đến đối chất. Gà vốn không phải quê tại khu vực này. Nó có một đàn con. Mẹ con thường dẫn nhau đi kiếm ăn. Nhưng thức ăn ngày một hiếm. Ngày hôm kia, mẹ gà nhờ được vịt, chỗ quen biết chở qua sông hứa sẽ xin ấp trứng vịt để đền ơn. Vì thế mấy hôm nay gà được no bụng. Nhưng khi nghe Bụt buộc tội vì đã gây tai vạ cho chim di, gà đớ người không biết tìm câu gì để chống chế vì khu vực này không phải là quê quán của mình. Hỏi đến ba lần, gà không trả lời được, nên bị Bụt sai giam lại.

    Bầy con của gà có bốn con mái, một con trống. Khi nghe vịt cho biết là mẹ mình bị giam ở bên kia sông thì chúng nó hết sức hốt hoảng. Chúng khẩn khoản nhờ vịt chở qua thăm mẹ. Bốn con gà mái nhớ thương mẹ quá, tranh đi trước. Chúng nó chỉ biết kiếm sâu tìm dế nuôi mẹ mà không biết kêu van với Bụt để mẹ được tha, nên cuối cùng lại về không. Hôm sau đến lượt con trống con đi thăm mẹ nó. Khi nghe mẹ nó kể đầu đuôi sự tình vì sao bị Bụt bắt giam, gà trống con bèn đi tìm Bụt rồi phân trần:

    - Bẩm ngài, ngài bắt giam mẹ con thật quả oan hết sức.

    Bụt chau mày, hỏi:

    - Lại còn oan nỗi gì. Nếu mẹ mày cứ kiếm ăn ở bên kia sông đừng qua bên này, thì làm gì có chuyện con sâu bò lên cắn quả na xanh, làm gì có chuyện quả na xanh ấy đứt cuống rơi vào mặt con nai để con nai kêu thét lên, rồi làm gì có chuyện con châu chấu giật mình duỗi chân đạp đổ nhà chim di và làm cho con nó chết. Chính thủ phạm là mẹ mày, mày còn kêu oan nỗi gì.

    Gà trống con lễ phép thưa:

    - Bẩm ngài, chính vì thế mà con phải kêu oan cho mẹ con, vì rõ ràng trong lục súc sáu loài, loài nào loài ấy khi sinh con đẻ cái đều được trời cho có sữa nuôi con. Riêng loài gà chúng con thì tuyệt nhiên không có lấy một giọt sữa. Vì thế gà phải chạy vạy tần tảo nuôi con. Mẹ con phải vất vả đi các nơi kiếm thức ăn là vậy. Bên kia người khôn của khó nên phải lần mò sang bên này. Tình cảnh khó khăn buộc phải thế, đâu có phải là tội tại mẹ con!

    Bụt thấy gà trống con cãi cho mẹ có lý có lẽ, đành phải thả cho mẹ nó về.

    Thấy gà trống bé người mà không ngoan, ai nấy đều khen ngợi. Từ đó mỗi lần có kiện tụng việc gì, người ta thường mang gà trống theo, hy vọng nhờ sự có mặt của nó mới thắng kiện. Còn gà thì phải ấp trứng vịt để trả ơn, dòng dõi của nó sau này vẫn thế.

    HELLBOY (st).
    Ta cứ ngỡ xuống trần chơi một chốc ,
    Nào ngờ đâu ở mãi tới hôm nay .

  13. #13
    Nhất Đẳng Avatar của HellBoy
    Gia nhập
    Oct 2007
    Nơi cư ngụ
    Địa Ngục
    Bài gởi
    1,647

    Mặc định Thỏ và hổ

    Thỏ và hổ

    (Chuyện ngụ ngôn dân tộc Chăm)

    Sáng tinh sương, khi trên cao cành cây chưa động đậy; ở dưới thấp, ngọn cỏ cũng đang nín thở để hút sương trời, thỏ đã dậy đi đào củ sắn rừng. Ăn no bụng, thỏ mang một ít về dành cho buổi chiều. Càng gần đến nhà, sắn càng đè nặng vai. Bác thợ rừng nào đã đẵn một cây đé làm gỗ, để lại cái gốc tròn và bằng phẳng như một cái ghế tốt. Thỏ để sắn, nhảy lên ngồi nghỉ. Không ngờ cây đé mới bị chặt, nhựa tràn lên dẻo hơn cháo nếp. Thỏ vừa mới đặt đít ngồi, nhựa cây đã dính chặt lại. Nó càng cựa quậy nhựa dính càng nhiều, không sao xuống được. Cách gốc đé xa xa có một đàn voi đi đào củ cốc. Ăn no bụng, voi cũng kéo về. Thấy đàn voi đi ngang, thỏ cất tiếng van nài:

    - Anh voi ơi! Làm ơn đỡ hộ tôi ra khỏi gốc đé này!

    Con voi đầu đàn quạt tai đi thẳng. Thỏ lại nói với voi thứ hai, thứ ba! Rồi voi thứ tư, thứ năm. Nhưng chưa con nào dừng lại. Đàn voi qua sắp hết mà thỏ chưa nhờ được. Khi con voi cuối cùng sắp đi qua, thỏ bèn dập đuôi nghĩ kế:

    - Này, anh voi, tôi với anh thi vật chơi?

    - Mày bé bằng cái móng chân tao mà đòi vật với vạc...

    - Thì cứ thử cái xem sao?

    - ừ thì vật!

    Con voi vừa nói vừa đưa vòi gạt thỏ ngã ra khỏi gốc đé. Thỏ xốc lại xâu củ đậu, nói với theo:

    - Anh voi ơi! Anh tốt bụng đấy. Khi nào cần giúp đỡ, anh bảo tôi...

    Hôm sau con voi ấy đi ăn một mình. Voi từ trong cánh rừng già đi ra. Gặp một con hổ đứng ở đầu đám rừng thưa. Thấy voi, hổ nạt:

    - Voi!

    Voi trả lời:

    - Gọi tôi chi, anh hổ?

    - Mày không biết núi rừng này của tao hay sao, mà dám bén mảng đến đây?

    Voi nhẹ nhàng trả lời:

    - Anh nói gì đấy... Nói chơi hay nói thật?

    - Tao là chúa cánh rừng này. Tất cả muôn loài ở đây do tao cai quản. Mày đến đây phải để tao ăn thịt.

    - Rừng của anh là rừng thưa thôi. Rừng già này là của loài voi chúng tôi.

    - Tất cả đều là của tao. Tao là sơn lâm chúa tướng. Mày phải đến đây cho tao ăn thịt, mau!

    - Không được, lý làm sao anh nói như vậy. Tôi không nghe anh đâu.

    - Tao là chúa ở đây, tao kêu lên thì muôn loài phải run sợ, mày không biết hay sao?

    - Tôi không tin việc đó.

    - ừ, nếu không tin thì tao với mày đánh cuộc! Nếu tao gầm lên mà muôn loài run sợ thì rừng là của tao, tao được ăn thịt mày. Nếu mày gầm mà muôn loài cũng run sợ thì mày được đi lại trên cánh rừng này.

    Voi chưa nhận ra mưu hổ nên bằng lòng đánh cuộc. Con hổ ranh mãnh để voi rống trước. Mặt trời sắp lặn. Tất cả chim, sóc, hươu, nai đều đi ngủ. Voi ngẩng đầu rống từ đầu hôm đến quá nửa đêm. Mọi vật vẫn say ngủ. Không con gì động đậy. Hổ đắc ý vì đã lừa được voi. Nó làm ra vẻ nhân đức:

    - Bây giờ chắc mày đã biết chủ rừng này là ai rồi. Nhưng thôi, tao cho mày rống thêm một lúc nữa đi!

    Voi lại ra sức rống, rống đến quá canh ba vẫn chưa thấy con gì sợ sệt. Hổ lại lên tiếng:

    - Thôi, đêm chia làm năm canh, mày rống bốn canh rồi, còn một canh để phần tao.

    Hổ bắt đầu gầm, gầm được mấy tiếng thì chân trời hửng sáng. Gà rừng bắt đầu gáy. Chim đã thức dậy gọi nhau đi ăn. Sóc nhảy trên cành. Hươu nai gọi đàn đi gặm cỏ. Hổ thôi gầm, giơ vuốt ra, mắng voi:

    - Mày đã vào rừng của tao mà còn làm tao nhọc xác! Cúi đầu đi. Cúi đầu xuống cho tao ăn thịt!

    Voi khóc, van nài hổ:

    - Thân tôi thuộc về anh rồi, nhưng... xin anh cho tôi khất một ngày.

    Hổ quát tháo:

    - Một ngày làm gì? Tao đang đói đây!

    - Anh cho tôi khất một ngày. Để tôi về báo với họ hàng nhà voi tôi biết, đến mà giấu xương tôi kẻo nắng đốt mưa ngâm.

    Hổ bằng lòng cho voi hoãn chết. Voi đi tìm đàn, vừa đi vừa khóc. Voi khóc to lắm. Nước mắt chảy dầm dề. Thỏ đang ăn trong rừng, nghe tiếng, chạy ra hỏi:

    - Có việc gì mà anh khóc lóc thế anh voi?

    Voi kể đầu đuôi sự việc. Thỏ đưa tay vuốt râu bảo:

    - Việc ấy có gì phải khóc với than? Anh mắc mưu thằng hổ gian xảo ấy rồi. Đã lỡ vậy thì anh phải tìm mưu mà trị nó chớ!

    Voi lắc đầu chán nản:

    - Thôi thỏ ơi! Tránh cho tôi đi tìm đàn. Mưu mẹo gì nữa chớ! Mai nó đã ăn thịt tôi rồi. Để tôi tìm đàn mà gửi lại nắm xương!

    Thỏ ngạc nhiên:

    - Anh chẳng tìm được kế gì sao? Thôi... để tôi sẽ giúp anh!

    - Tôi vóc to chân lớn nhường này mà chưa ăn thua, huống hồ bé như anh thì được gì?

    - Không, không - dùng mưu thì không dùng đến sức. Khuyên anh cứ nghe tôi.

    Nghe thỏ nói, voi nửa tin nửa ngờ.

    - Thỏ có kế gì, hãy cho tôi biết trước.

    - Dễ thôi, anh cứ đến đó nằm giả chết, để tôi làm gì mặc tôi. Chỉ cần lúc nào tôi sờ vào sườn bên này, thì anh lăn qua bên kia, khi tôi sờ sườn bên kia, thì anh lại lăn trả lại bên này. Chỉ có thể thôi!

    Voi để thỏ ngồi trên lưng, đến gặp hổ sớm hơn giờ đã định. Đến nơi, voi nằm bẹp dí xuống đất. Thỏ đi đào củ nâu, mài ra bôi khắp mình voi. Màu nâu đỏ như máu. Đoạn thỏ bẻ cây làm một cái ná, rồi lên đầu voi ngồi chờ. Đến giờ hẹn, hổ thèm thịt, nước bọt chảy ròng ròng. Nó mài nanh múa vuốt đến ăn thịt voi. Đến nơi, thấy thỏ ngồi chễm chệ trên đầu voi, hổ thét:

    - Thỏ!!!

    - Hỏi gì đó anh hổ?

    - Tránh ra, không khéo tao nhai cả xương mày bây giờ!

    - Tránh làm gì, nhai cái gì cơ chứ!

    - Mày không thấy con voi của tao nằm đấy sao?

    - Voi nào?

    - Giả bộ hoài - Voi dưới đít mày đó chứ voi nào?

    - Anh nói chơi đấy chứ! Chả nhẽ mình anh có voi?

    - Không lẽ với chẳng gì cả. Voi của tao đấy. Khôn hồn thì tránh ra. Mau, tao đang đói!

    - Voi của anh thế nào, nói nghe coi?

    - Tao coi rồi, voi mày lót đít đó là của tao.

    - Này anh hổ ơi! Voi có nhiều loại, anh nhầm rồi. Voi này tôi bắn được đấy. Anh lại gần mà xem. Máu nó còn đỏ lòm đây này!

    - Voi của tao, tao không cần xem.

    Hổ vừa nói, vừa hùng hổ nhảy đến, thỏ giương ná lên:

    - Anh đến tôi bắn!

    Hổ sợ tên, dịu giọng:

    - Thỏ ơi, mày tranh voi của tao mà còn đòi bắn tao sao?

    - Voi của anh có dấu gì?

    - Thế voi của mày có dấu gì?

    - Voi tôi bắn, máu đang chảy.

    - Mày lại nói dối rồi. Bé nhỏ như mày, làm gì bắn được voi.

    - Tôi bé nhưng tôi khỏe hơn anh.

    - Mày lại nói dối rồi!

    - Thì ta cứ thi sức chơi, thỏ thách.

    - ừ, mày hãy vần voi sang bên xem nào?

    - Tôi chỉ bê một tay thôi, nhưng nhường cho anh bê thử trước.

    Hổ vào cố sức vần, mà thân voi không hề nhúc nhích. Thỏ đứng ngoài khoái chí cười.

    - Thế mà cũng khoe tài khoe sức. Tránh ra xem nào.

    - Khoan, hãy khoan cái đã...

    Hổ lại cố sức vần; càng vần sức càng yếu càng mệt.

    Nó bảo thỏ:

    - Thôi, mày vần đi... Mày mà không vần được thì tao ăn thịt cả voi lẫn mày.

    Thỏ đến lấy tay sờ sườn bên này. Voi biết ý, lật qua bên kia. Thỏ sờ sườn bên kia, voi lại lật sang bên này. Thấy thỏ "khỏe" quá, hổ tuy căm giận bị tranh mất mồi, nhưng sợ thỏ bắn nên cong đuôi cút thẳng.


    * * *


    Một hôm, không may thỏ bị sa chân rơi xuống giếng hoang. Hổ đến, thấy thỏ lúng túng, hổ thò đầu xuống giếng đe:

    - Thỏ, phen này thì chết? Mày còn nhớ cả tội tranh voi với tao không?

    Nhìn lên thấy mây bay là là trên mặt đất, thỏ vụt nảy ra một ý.

    - Hổ, anh điên à, không muốn sống hay sao, trời sắp sập rồi kia, có thấy không? Nhảy xuống đây mà trú với tôi mau.

    Hổ ngẩng lên, thấy mây bay càng thấp, sấm rền ầm ầm, vội vàng nhảy bổ xuống giếng. Chân hổ vừa đụng đất, thỏ đã trêu chọc. Hổ bực mình:

    - Tao ném cổ lên trên cho trời đè dập xương bây giờ.

    - Chỉ có anh hèn thế chứ. Voi tôi lật còn nổi nữa là trời... trời mà ăn thua gì! Tôi đội trời dậy như chơi.

    Thấy thỏ tỏ vẻ khoác lác, hổ nắm cổ thỏ vứt lên trên.

    Thoát khỏi giếng hoang, thỏ rất mừng, nhưng nghĩ thương anh hổ ngu ngốc, bèn lập kế cứu. Thỏ chạy một mạch vào làng, vừa chạy, vừa la:

    - Hổ sụp giếng người ơi... Hổ sụp giếng ra mà bắt.

    Dân làng nghe tiếng, cầm đòn xách gióng chạy ra, dòng hổ kéo lên bờ, nhân lúc hổ chưa bị trói chặt thỏ giả què chạy qua chạy lại giữa đám đông. Người ta muốn được cả thỏ lẫn hổ, nên để hổ đang trói dở nằm đó tranh nhau đuổi thỏ. Nhân đó hổ vùng dậy trốn thoát. Thỏ cũng hết "què" chạy vào rừng.

    Hổ lại gặp thỏ. Mối thù đã không giảm mà lại tăng. Hổ ra sức đuổi thỏ. Thỏ vừa chạy vừa nghĩ, nhưng chưa ra kế gì. Khi chạy qua chỗ tổ ong mặt quỷ, thỏ cười:

    - Phải làm cho thằng hổ già này mù mắt mới được.

    Nghĩ vậy, thỏ chạy vào nhét hai cửa tổ ong. Ong bị khua động, lại không có đường ra, kêu vù vù trong tổ. Hổ chạy đến, thấy lạ, nén giận, tò mò hỏi:

    - Chú mày làm gì vậy, thỏ?

    - Tôi đang đánh trống đây - anh có nghe thì vào.

    - ừ, mày cho tao gõ cái.

    - Được, nhưng tai anh lắm lông lắm, lúc đánh anh phải rút hai cái nùi cỏ này ra, trống kêu mới to, anh mới nghe rõ.

    - ừ được, mày cứ để đấy cho tao.

    Thỏ bước ra, hổ vào, rút hai nùi cỏ, dang tay đấm thật mạnh. Tổ ong rách nát. Ong bay tóe ra đốt. Hổ bị đốt sưng cả mặt. Hôm sau, hổ gặp thỏ, mối thù lại tăng thêm. Thấy thỏ ngồi chót vót trên ngọn tre, hổ chạy đến ngồi trấn dưới gốc:

    - Lần này thì mày chạy đằng trời.

    - Chả lên trời mà cũng chả xuống đất. Thỏ ầm ừ để tìm kế.

    Gió thổi mạnh, cây tre xát vào nhau kêu "kin kít", "kẽo kẹt". Hổ lại tò mò: - Mày làm gì mà kêu vui tai thế thỏ?

    Thỏ buồn cười: "Thằng cọp này quả dại thật. Mày đã chỉ đường tao đi". Thỏ chõ mồm xuống làm cao:

    - Đã nghe rồi sao còn hỏi. Đàn của ông tổ tôi để lại đấy! Tôi đang kéo đàn.

    Mê đàn quá, hổ giục:

    - Mày thử gẩy to hơn nữa, tao nghe nhờ...

    - Đàn khô rồi, nếu anh muốn nghe rõ, thì cho xin tí nước bọt.

    - Để làm gì?

    - Để bôi cho nói trơn, kêu...

    - Được thôi, nhưng bôi vào chỗ nào.

    - Khi nào tôi kéo trở ra thì anh bôi vào nhé?

    - Ừ.

    Gió thổi đến, hai cây tre dãn ra, thỏ giục hổ:

    - Hãy bôi vào đi, bôi vào...

    Hổ lè lưỡi đưa vào. Hai cây tre kẹp lại. Lưỡi hổ kẹt ở giữa, vừa đau vừa tức, hổ đứng giậm chân chờ trận gió khác. Thỏ tụt xuống chạy. Chạy đến bờ sông, thỏ trông thấy khỉ ngồi khóc. Khỉ đi hái trộm hai quả bầu khô mà không sao đưa qua sông được. Hễ gánh lội xuống nước thì hai quả bầu lại nổi lên, nâng khỉ nổi lên theo. Thỏ chạy đến bảo khỉ:

    - Nó "đội" nổi mình, ắt mình ngồi trên mình nó, nó không chìm. Hãy ôm lấy cổ quả bầu mà lội sang sông. Khỉ còn đang ngần ngừ, thỏ lấy một quả bầu ôm lội sang trước, khỉ làm theo. Thỏ vừa sang đến bờ bên kia, hổ cũng đã chạy đến bờ bên này. Thấy thỏ ung dung ngồi vuốt râu, cọp giận lắm nhưng nước sông lớn không biết làm sao, phải nén giận, gọi với:

    - Thỏ ơi thỏ! Chân mày ngắn hơn chân tao? Làm sao mày lội sang sông được?

    Thỏ giả làm giận làm hờn:

    - Chỉ có thế mà cũng phải hỏi. Lấy một hòn đá to buộc vào cổ, thì lội qua được chứ việc gì...

    Hổ ngần ngừ không dám tin. Thỏ ôm một quả bầu lội thử cho hổ xem. Ngồi bên này nhìn sang, thấy quả bầu hổ tưởng là đá. Thua thỏ nhiều cuộc, lần này hổ cẩn thận hơn. Nó vào rừng bứt dây buộc một hòn đá thật to, tròng vào cổ rồi chõ mồm thét sang bên kia, dọa thỏ:

    - Chuyến này thì mày phải trả dồn cho tao nhiều tội...

    Nói rồi hổ mang hòn đá nhảy tùm xuống sông. Con hổ ngu ngốc đã chìm nghỉm dưới đáy sông.

    HELLBOY (st).
    Ta cứ ngỡ xuống trần chơi một chốc ,
    Nào ngờ đâu ở mãi tới hôm nay .

  14. #14
    Nhất Đẳng Avatar của HellBoy
    Gia nhập
    Oct 2007
    Nơi cư ngụ
    Địa Ngục
    Bài gởi
    1,647

    Mặc định Thỏ và em bé

    Thỏ và em bé

    (Truyện cổ Ê Đê)

    Đến một khu rừng, Thỏ gặp một em bé chăn trâu đang ngồi khóc. Thỏ động lòng thương, bước lại gần, hỏi:

    - Em tên là gì? Sao lại ngồi đây mà khóc?

    - Em tên là Rít. Trâu của em là trâu cái, mới đẻ được con nghé. Vậy mà có một lão Cọp đến đòi con nghé, lão ấy nói: nghé là do trâu đực của lão đẻ ra. Lão bắt mất nghé của em rồi.

    Thỏ dỗ em bé:

    - Thôi, đừng khóc nữa, để ta đi đòi nghé về cho.

    Lần đến hang Cọp, Thỏ vồn vã:

    - Kìa, bác Cọp! Sao lâu nay bác đi đâu mà không thấy. Vắng bác cả rừng ai cũng nhớ bác đấy.
    Cọp thích lắm, cười hà hà:

    - À, chú Thỏ, chú đến chơi có việc gì thế?

    - Ngày mai em làm giỗ mẹ, định lại mời bác đến chơi uống vài chén rượu!

    - Ồ, rượu thì tốt quá! Được, mai thế nào tôi cũng đến.

    Sáng mai, Cọp mò đến, thấy Thỏ vẫn ngủ khì, Cọp tức mình lay dậy:

    - Thế nào, giỗ chạp gì mà mời khách đến lại ngủ khì thế?

    Thỏ làm bộ mệt mỏi, dụi mắt đáp:

    - Chả nói giấu gì bác, em vất vả suốt đêm, cực khổ quá.

    - Chuyện gì mà vất vả suốt đêm?

    - Ấy, bố em giở dạ, đẻ được con em gái.

    Cọp trợn mắt:

    - Mày nói gì thế? Đàn ông sao lại đẻ?

    Thỏ mừng quýnh ngồi dỏm dậy:

    - Đó, đó. Bác nói đàn ông không đẻ, tại sao bác nhận con nghé là do trâu đực nhà bác đẻ ra? Thôi, bác phải trả lại con nghé cho thằng Y Rít.

    Cọp cứng lưỡi đành phải trả lại nghé cho Y Rít. Thấy Thỏ vui tính và nhanh trí, Cọp kết bạn với Thỏ rồi mời Thỏ về nhà mình ở. Nhưng vì tính thích lang thang nên Thỏ từ giã Cọp ra đi.

    HELLBOY (st).
    Ta cứ ngỡ xuống trần chơi một chốc ,
    Nào ngờ đâu ở mãi tới hôm nay .

  15. #15
    Nhất Đẳng Avatar của HellBoy
    Gia nhập
    Oct 2007
    Nơi cư ngụ
    Địa Ngục
    Bài gởi
    1,647

    Mặc định Truyện hổ và ngựa

    Truyện hổ và ngựa

    Con ngựa có tính huênh hoang, khoác lác, ra khỏi nhà là nó nện bốn cái vó xuống đất, nghe ròn hơn gõ mõ làng, hí váng cả tai hàng xóm. Một hôm trời chưa sáng hẳn, ngựa còn đang ngủ say, chủ nhà đã ra bắt ngựa cưỡi đi chợ. Ngựa phải đưa chủ qua suối, qua đồi, qua khe. Đường xa, bụng đói, chân mỏi, người đẫm mồ hôi, nhưng con ngựa không dám kêu, vì kêu thì sợ lúc trở về chủ sẽ không cho ăn bắp ngô, chậu cám. Đến chợ, chủ nhà buộc ngựa ngoài gốc cây, vào quán ăn thịt uống rượu. Con ngựa khát nước khô cả cổ mà không dám đòi, vì sợ chủ ăn không ngon, lúc về sẽ bắt ngựa chạy nhanh hơn. Ngựa về, bụng đã đói, chân đã mỏi, nhưng chủ nhà vẫn giục ngựa chạy nhanh. Lưng ngựa oằn xuống, bọt xùi ra mép, ngựa vẫn cắm đầu chạy một mạch, mong mau về đến nhà kiếm nắm cỏ tươi. Nhưng vừa mới về đến cửa thì con chủ nhà đã ra đón. Ngựa lại phải đưa con chủ nhà đi thăm nương, rẫy. Mãi đến nửa chiều, ngựa mới được về nhà uống một chậu nước cám. Uống xong, lại sức, con ngựa ra sông tắm. Vừa mới tắm xong ngựa đã lên bờ giũ lông, hí vang, ra dáng khoan khoái lắm. Lúc đó có một con hổ đi ngang. Thấy hổ lủi thủi đi một mình, đuôi cụp, đầu cúi, dáng buồn bã, ngựa nghển cổ lên nói khích:

    - Đi đâu mà trông khổ sở thế anh hổ?

    - Tôi đi kiếm ăn ở rừng dưới về. Anh chẳng làm gì sao mà trông thong thả thế?

    Ngựa càng lên mặt, giũ lại bộ lông một lần nữa, hí vang thêm một lượt, rồi mới ngạo nghễ nói:

    - Tôi lúc nào mà chẳng thong thả? Đi dạo chơi từ sáng đến giờ, bây giờ ra tắm cái cho khỏe.

    - Anh sung sướng quá! Phận tôi thì phải chạy tối ngày mà có khi cũng chẳng được miếng ăn.

    Được hổ nịnh, ngựa càng vênh mặt:

    - Anh vất vả quá thật. Đường rộng rãi thế này, mà tôi dạo một lúc đã thấy mỏi chân. Còn anh thì núi rừng thế kia, đi vướng trước, đụng sau làm sao mà chịu được?

    Ngựa còn khoe lúc nào cũng thừa thóc thừa ngô, ăn chẳng hết, rồi mời hổ về nhà chơi, để xem những thứ đó. Tính hổ ít nói, lại không muốn mang ơn bạn trước, nên mời ngựa đến nhà mình chơi trước, rồi mới đến trả lễ sau. Hổ về, chạy vào rừng tìm bắt những con nai, con hươu làm tiệc đón ngựa. Ngựa đến cùng hổ ăn thịt, uống rượu tới một ngày rồi kết nghĩa làm anh em. Xong bữa tiệc đó, ngựa về lo đón hổ, tỏ cho hổ biết mình là người sang trọng. Ngựa lấy lục lạc tròng vào cổ, mang yên vào lưng, ngắm nghía một lúc rồi ra đứng đón hổ. Hôm đó nhà chủ ngựa lại có cỗ, ngựa chờ chủ nhà ngủ yên, vào lấy hết mâm cỗ ra tiếp hổ. Hai bên ngồi ăn uống, ngựa chỉ vào từng món thức ăn, khoe:

    - Cái này là thịt gà xào này!

    - Cái này là mật ong này, ngọt lắm.

    - Cái này làm chỗ ở của tôi - Ngựa chỉ ra chuồng, nói tiếp - chỗ tôi ở mưa không dột, nắng không đến, chứ đâu có khổ sở như anh, lúc mưa phải núp vào hang đá, lúc nắng trú dưới bóng cây...
    Ngựa còn đang khoác lác thì trời đã sáng, chủ nhà cầm một cái roi ra bắt ngựa cưỡi đi chợ. Thấy ngựa ăn cắp mâm cỗ, sẵn roi chủ nhà đến tóm bờm ngựa đánh một trận nên thân. Ngựa cúi đầu chạy, hổ núp bên ngoài nhìn thấy mọi chuyện vừa xảy ra. Hổ tự hỏi:

    - Ta ở trong rừng. Núp mưa trong hang đá, núp nắng dưới gốc cây mà không bị đánh là sướng, hay ở nhà gỗ ăn cám ngô mà bị đánh là sướng?

    - Đi đường dốc, vấp phải đá, quàng phải dây mà không bị người ta ngồi trên lưng là sướng, hay đi đất bằng, đường rộng mà bị người ngồi trên lưng là sướng?

    Hổ ra bờ suối, chui vào bụi rậm nằm, chờ ngựa, còn ngựa đưa chủ đi đến nửa buổi chiều mới được về. Ăn xong một nắm cỏ, nó lại ra suối tắm. Hổ hỏi:

    - Anh ngựa này? Cái sướng của anh tôi không muốn đâu! Anh được ăn ngô, ăn thóc, ăn cỏ, được ở nhà gỗ mà bị người ta đánh vào đầu, người ta cưỡi lên lưng thì sướng làm sao được?

    Con ngựa chống chế:

    - Tôi không phải làm nhà mà được ở, ngô, thóc tôi không cấy mà được ăn... Anh bảo thế chưa sướng thì thế nào là sướng? Lủi thủi trong rừng quanh năm suốt đời như anh là sướng đấy sao?

    - Núi rừng tuy có âm u rậm rạp, nhưng tôi muốn đi đâu cũng được, muốn nằm đâu cũng được. Lúc tôi ngủ không ai dám gọi, lúc tôi chơi không ai dám ngăn. Hươu, nai, cáo, cầy không phải là của tôi, nhưng tôi có công bắt được thì tôi cứ ăn; không bị ai giành lại, không bị ai đánh mắng. Cái sướng của anh tôi không muốn đâu... Tôi không làm bạn với anh nữa đâu. Tôi đi về rừng rậm núi cao của tôi đây.

    Nói rồi hổ cong đuôi chạy vào rừng.

    HELLBOY (st).
    Ta cứ ngỡ xuống trần chơi một chốc ,
    Nào ngờ đâu ở mãi tới hôm nay .

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •