kết quả từ 1 tới 15 trên 15

Ðề tài: Pháp Tán Dương 21 đức Quan Âm Tara

Threaded View

Previous Post Previous Post   Next Post Next Post
  1. #6

    Mặc định

    CHÂN NGÔN
    Lama Thubten Yeshe
    Trích từ Wisdom Energy 2
    Publications For Wisdom Culture Năm 1979
    Cư sĩ Liên Hoa dịch
    --------------------------------------------------------------------------------

    Quan niệm sai lầm chung thường cho là sự trì tụng chân ngôn là sự thực hành thiền quán dị thường và hình thức, chứ không phải là sự giải thoát nội tâm. Vì vậy, sự trì tụng chân ngôn không có nghiã chỉ là sự lập lại những âm thanh với những âm tiết. Nhiều hành giả thấu rõ qua quá trình tu tập rằng sự hành trì chân ngôn làm thăng hoa những âm thanh và ngôn từ bên ngoài. Giống như là lắng nghe những âm thanh nội tại vi tế luôn luôn ẩn trú trong hệ thống thần kinh chúng ta.

    Khi chúng ta được truyền thọ một chân ngôn từ vị Thầy đầy phẩm hạnh, thì năng lực chân ngôn thể nhập trong tâm chúng ta dễ dàng lớn mạnh. Từ năng lực sáng suốt của chân ngôn, chúng ta có thể dễ dàng tương thông với chân tánh sáng suốt của mình, không bị tán loạn bởi ngoại cảnh. Vùng trời tâm bình nầy giúp che chở chúng ta thoát khỏi những rắc rối về cảm thọ, như chúng phát sinh . Vì những sự tán loạn nầy xâm chiếm tâm và không ngưng gây trở ngại cho việc thiền định. Khi chúng ta lập đi lập lại câu chân ngôn thì sự xao động cuả tâm tự nhiên giảm tác động, đưa tâm đến an lạc. Sự thể nhập vững chắc vào chân ngôn đem lại nhất tâm bất loạn và nhanh chóng giải thoát chúng ta khỏi sự phân tâm nguyên do bởi những cảm thọ quen thuộc bị kích động của ngoại cảnh.

    Trong lúc tinh tấn phát triển để đi sâu vào tánh không, thì thật là vô lý khi chúng ta bỏ quá nhiều thời gian cho việc ăn uống và ngủ nghỉ, nhưng lại thiếu thời gian để tu chân ngôn. Thường thì chúng ta có rất nhiều thời gian để lắng nghe những chuyên tầm phào vô nghiã, nhưng lại dành ít thời gian để phát triển trí tuệ bằng cách lắng nghe tiếng của tâm. Thực ra, tiếng của tâm có thể giúp đạt được chánh định hoàn hảo, thể nhập toàn vẹn vào thực tại.

    Sự hiện hữu âm thanh của tâm không thể nào để quên lãng được. Hệ thống thần kinh của chúng ta có nội âm đặc trưng. Đó không phải là những gì mà các nhà đại thừa đã sáng tạo ra, mà đó là một thực tại khách quan hiện hữu trong mỗi chúng ta. Ví dụ như, âm thanh “ah” hiện hữu trong ta khi vừa mới chào đời. Tất cả những tiếng nói đều bắt nguồn từ chủng tự “ah”. Nếu không có chủng tự “ah”, sẽ không có nào âm thanh khác.

    Chân ngôn có nhiều oai lực hơn khi được truyền thọ từ vị Thầy đức hạnh- người đã miên mật sâu xa vào chân ngôn. Người đã chứng đắc được năng lực của chân ngôn từ vị Thầy nội tâm (vô sư trí) và thấu đắc những kinh nghiêm thâm sâu khi nhập định. Hơn nữa, vị Thầy cao cả nầy còn tạo những thuận duyên để nâng cao tín tâm vững chắc cuả chúng ta vào trí tuệ được chuyển hoá bới chân ngôn.

    Chân ngôn được hành trì theo nhiều phương cách. Sự trì tụng chân ngôn với những thời gian qui định phối hợp với thiền quán, sẽ mở căn tánh chúng ta vào năng lực siêu phàm và tuệ giác. Chân ngôn cũng còn có thể dùng như liệu pháp trị bệnh, và đem lại sự an lạc trong những biến động tinh thần. Đó là kinh nghiệm trải qua của biết bao nhiêu thiền giả.

    Chân ngôn là năng lực, hằng thanh tịnh và không bị ô nhiễm bởi những tư tưởng tiêu cực tác động. Vì chân ngôn không phải là năng lực thô trược, nên không thể bị lệ thuộc vào những các hiện tượng tướng do cảm thọ tác động lên tự tâm. Một hành giả có thể khôn khéo khám phá được năng lực của chân ngôn cho chính mình, tùy vào sự chuyên tâm thiền định.

    Những ai hành trì với trí tuệ thiện xảo sẽ tự nhiên đạt được sự thực chứng qua năng lực của chân ngôn. Những nhà Du già chân ngôn khám phá ra rằng những nội âm nầy sẽ trở nên tương nhập làm một với tự tánh của chân ngôn. Do dó, dù lời nói thông thường cũng trở nên chân ngôn.

    Một ngày mùa Thu năm 2006

    http://www.buddhismtoday.com/viet/phatphap/channgon.htm

    Quán tưởng Đức Tara

    Khi bạn trì tụng thần chú, hãy quán tưởng Đức Tara trong không gian trước mặt bạn, ngang với trán bạn, ở một khoảng cách vừa phải - khoảng bề dài một thân người. Như tôi đã đề cập khi giảng nghĩa thần chú, trước tiên hãy nghĩ tới trí tuệ siêu việt của đại lạc của tất cả chư Phật, trí tuệ ấy hoàn toàn thấu suốt mọi sự hiện hữu. Hãy nghĩ tới tâm linh thánh này của Pháp thân, guru (đạo sư) tuyệt đối. Bởi tâm linh thánh của tất cả chư Phật, guru tuyệt đối, được ràng buộc bởi lòng đại bi đối với bạn và tất cả chúng sinh, những người bị ngăn che và đau khổ dưới sự sai khiến của nghiệp và những tư tưởng náo động, tâm linh thánh ấy hiển lộ trong thân tướng nữ nhân đặc biệt này của Đức Tara. Điều này xảy ra là nhờ lòng bi mẫn. Giống như bạn hành động dưới sự sai khiến của sân hận và tham luyến, chư Phật làm việc vì bạn và chúng sinh dưới sự hướng dẫn của lòng bi.

    Tâm linh thánh của tất cả chư Phật hiển lộ trong Đức Tara, phương diện (hình tướng) nữ nhân này. Diện mạo của Ngài ra sao? Đức Tara mang tính chất của ánh sáng xanh lục, với một mặt và hai tay. Ngài có vẻ mặt thật an bình và hơi mỉm cười. Tóc Ngài đen tuyền, một nửa được búi lên và một nửa buông chùng, và tô điểm một hoa utpala (hoa sen xanh) trên đỉnh đầu. Đức Tara trang điểm những vật trang sức quý giá gồm chuỗi hạt, xuyến, băng tay, và v.v.. Đôi mắt Ngài tràn đầy thương yêu và bi mẫn, không mở lớn nhưng hơi tròn và trong sáng. Đôi mắt của Đức Tara biểu lộ lòng bi mẫn đối với bạn, giống như cái nhìn thương yêu mà một bà mẹ gởi cho đứa con thân yêu duy nhất của bà. Bàn tay phải Ngài cầm một cành hoa utpala, trong ấn ban những chứng ngộ siêu việt. Bàn tay trái cầm một cành hoa utpala khác, ba ngón tay hướng thẳng lên biểu thị sự nương tựa Phật, Pháp và Tăng đoàn.

    Với bộ ngực hoàn toàn bày lộ, Đức Tara trang điểm một chuỗi hạt quý giá, ngoài ra còn có những vòng hoa quý báu và những khăn choàng cổ khác nhau. Chân phải của Ngài duỗi ra, và chân trái co lại. Phía sau Ngài là một đĩa mặt trăng. Đức Tara tô điểm những dấu hiệu thiêng liêng viên mãn và những minh họa của một vị Phật. Trên trán Ngài có một chữ OM trắng, tinh túy của thân kim cương linh thánh; ở cổ Ngài, một chữ AH đỏ, tinh túy của ngữ kim cương linh thánh; và ở tim Ngài, một chữ HUNG xanh dương, tinh túy của tâm kim cương linh thánh.

    Từ chữ OM, những tia cam lồ trắng phóng ra, đập mạnh vào trán bạn, và đi vào người bạn để tịnh hóa mọi che chướng và nghiệp tiêu cực bạn đã tích tập với thân bạn từ những tái sinh tự vô thủy cho tới bây giờ. Từ chữ AH ở cổ họng của Đức Tara, những tia cam lồ đỏ được phóng ra và đập vào cổ họng của bạn; mọi che chướng và nghiệp tiêu cực được tích tập với ngữ của bạn được hoàn toàn tịnh hóa. Kế đó, từ chữ HUNG nơi tim Đức Tara, những tia cam lồ xanh dương được phóng ra và đi vào tim bạn; mọi che chướng và nghiệp tiêu cực được tích tập với tâm bạn từ những tái sinh tự vô thủy tới nay được tịnh hóa. Nhờ lòng bi mẫn đối với bạn và tất cả chúng sinh, Mẹ Tara đã tịnh hóa bạn. Hãy tập trung vào điều này khi bạn trì tụng thần chú OM TARE TUTTARE TURE SOHA. Hoặc nếu bạn muốn, bạn có thể quán tưởng Đức Tara trên đỉnh đầu bạn như trong sadhana Tara ngắn gọn. (2)

    Khi bạn chấm dứt việc thiền định, hãy cầu nguyện Đức Tara: “Không trì hoãn ngay cả một giây, cầu mong con trở thành Đức Tara và trong mỗi giây giải thoát vô số chúng sinh khỏi mọi nỗi khổ của họ và dẫn dắt họ tới sự toàn giác.”

    Hãy cầu nguyện được thành tựu ước nguyện này bằng việc phát triển Bồ đề tâm, ước nguyện thành tựu Tara vì lợi lạc của chúng sinh. Bởi bạn không theo đuổi tâm ích kỷ mà đã chuyển hóa thái độ của bạn thành thái độ sử dụng đời bạn để phụng sự chúng sinh, giúp họ đạt được hạnh phúc nhất thời và tối hậu, Đức Tara hết sức hài lòng bạn. Việc bạn thực hành tư tưởng từ bi của Bồ đề tâm và giới hạnh, có nghĩa là giữ gìn giới nguyện của bạn, đã làm Đức Tara vui lòng hơn hết. Những thực hành Đại thừa cốt tủy này là những món cúng dường tuyệt vời nhất bạn có thể dâng lên Đức Tara; những thực hành này đưa bạn tới gần Đức Tara hơn, khiến Ngài nhanh chóng trợ giúp để mọi hoạt động của bạn được thành công. Việc Đức Tara cứu giúp bạn nhiều hay ít thì tùy thuộc vào việc bạn thực hành cốt tủy của giáo lý Đại thừa tới mức độ nào.

    Như thế, do bởi thái độ Bồ đề tâm của bạn, Đức Tara hết sức hài lòng bạn; Ngài tan thành ánh sáng xanh lục, đi vào trán bạn, và thấm nhập vào trái tim bạn. Hãy nghĩ: “Thân, ngữ và tâm tôi đã được ban phước (gia trì) để trở thành thân linh thánh, ngữ linh thánh và tâm linh thánh của Đức Tara.” Nhờ nhận lãnh những sự ban phước của Đức Tara với một tâm an tĩnh, sùng mộ, bạn gieo trồng chủng tử để phát triển tâm bạn và thực sự thành tựu Tara.

    Sau khi thấm nhập, nếu bạn muốn, hãy tập trung nhất tâm vào bản tánh của tâm linh thánh của Đức Tara. Sau đó hãy kết thúc thực hành của bạn bằng cách hồi hướng công đức cho sự phát triển Bồ đề tâm và việc thành tựu Tara của bạn, để dẫn dắt mọi chúng sinh đạt được giác ngộ của Đức Tara càng nhanh càng tốt.

    Để truy cập một bản in Những Lời Tán thán 21 Đức Tara bằng Tạng ngữ và Anh ngữ, xin đọc website của FPMT. (2)

    Nguyên tác: “Tara The Liberator” by Lama Zopa Rinpoche
    http://www.lamayeshe.com/lamazopa/tara.shtml
    Bản dịch Việt ngữ của Thanh Liên

    http://www.vietnalanda.org/Translati...nh_TL_2008.pdf
    Last edited by khachtrangian; 12-06-2008 at 05:45 PM.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •