Trang 2 trong 2 Đầu tiênĐầu tiên 12
kết quả từ 21 tới 27 trên 27

Ðề tài: Thảo luận Tâm linh - Phong thủy - Kiến trúc về Qui Hoạch Thủ Đô

  1. #21

    Mặc định

    Viêt Nam phát triển là một việc tốt

  2. #22

    Mặc định

    Quy hoạch Hà Nội để ’thổi giá’ đất?
    Cập nhật lúc 05:46, Thứ Sáu, 04/06/2010 (GMT+7)
    ,
    - Thảo luận tổ về đồ án quy hoạch chung Hà Nội chiều 3/6, hai điểm nhấn - Trung tâm hành chính quốc gia và trục Thăng Long - đều vấp phải những phản biện mạnh mẽ.



    Theo các ĐB, còn nhiều vấn đề cấp thiết, gây bức xúc của Thủ đô như ách tắc giao thông, ngập úng, môi trường ô nhiễm, nhà siêu mỏng siêu méo... chưa được giải quyết rốt ráo trong đồ án này. Không thiếu những ĐB đặt vấn đề thẳng: Phải chăng đằng sau hai điểm nhấn này là lợi ích liên quan đến bất động sản?

    Ý tưởng của những người buôn đất?

    Ý tưởng chuyển Trung tâm hành chính quốc gia lên Ba Vì, dù Chính phủ đã giải trình đó là quỹ đất dự trữ cho tầm nhìn 2050, vẫn không thuyết phục được các ĐBQH.

    "Tôi cảm thấy có gì đó mang tính tự phát", Chủ nhiệm VP Quốc hội Trần Đình Đàn băn khoăn.



    Chủ nhiệm VPQH Trần Đình Đàn "cảm thấy có gì đó mang tính tự phát".


    Đa số phát biểu đều khẳng định không thể tách rời Trung tâm hành chính với Trung tâm chính trị: "Tư duy này là một sai lầm về mặt quan điểm và phương pháp luận. Trong này viện cớ một vài nước nhưng chỉ ra mỗi Malaysia, chứ thế giới phổ biến không làm thế", Phó Chủ nhiệm UB Tài chính - Ngân sách QH Trịnh Huy Quách (ĐB Bắc Kạn) chất vấn.

    Nguyên Viện trưởng Viện Kinh té TP.HCM Trần Du Lịch đặt câu hỏi "có phải vì phía Bắc Hà Nội có Ciputra, phía Tây thì Hàn Quốc đã thuê, chúng ta hết đất rồi nên bây giờ lên Ba Vì không?".

    ĐB Trần Đình Long (Đắk Lắk) thẳng thắn nêu nghi vấn: "Phải chăng quy hoạch này nằm trong ý tưởng của những người đã mua đất đai và khoanh vùng ở Ba Vì rồi, muốn cho giá đất tăng lên vùn vụt, nên mới tìm mọi cách đưa các bộ lên Ba Vì?”. Ông Long đề nghị phải làm rõ trách nhiệm và các ý đồ đằng sau việc này.



    ĐB Trần Du Lịch: "Có phải vì phía Bắc Hà Nội có Ciputra, phía Tây thì Hàn Quốc đã thuê, chúng ta hết đất rồi nên bây giờ lên Ba Vì?".


    Cũng như ông Quách, ĐB Nguyễn Ngọc Đào (Hà Nội) đưa ra một nhận xét tương tự, chỉ mới công bố quy hoạch mà giá đất đã tăng vù vù, tăng một cách vô tội vạ, không quản lý được. Ông Quách xót xa: "Tại sao không dự trữ đất mà công bố đó sẽ là khu hành chính, khiến dân đoán già đoán non viển vông bán sạch đất rồi".
    Chưa thấy lợi ích quốc gia

    Ý tưởng trục Thăng Long cũng vấp phải những câu hỏi rất "thực tế" của các ĐBQH. Rất nhiều ý kiến đồng tình với ĐB Nguyễn Minh Thuyết (Lạng Sơn)"một bên là đường 32 đã được cải tạo tốt, một bên Láng - Hoà Lạc khá thênh thang thì liệu xây trục có cần?".

    ĐB Phạm Thị Loan (Hà Nội) còn chỉ rõ tính thiếu hợp lý của cách giải thích sử dụng “quỹ đất” như đất dọc trục Thăng Long đã thành dự án hết rồi, thiết kế bán nhà biệt thự, nhà vườn, khu chung cư cả rồi.

    Đưa ra thông tin bất động sản chỉ làm sôi động dọc trục Thăng Long, trong khi Mê Linh, Đông Anh, Sóc Sơn vẫn "êm dịu". "Dường như nhiều ý tưởng được đưa vào quy hoạch này để hợp thức hóa những dự án đã cấp phép, đặc biệt là trục Thăng Long được mô tả rất nhiều, có gì đó không bình thường", bà Loan thẳng thắn.





    ĐB Nguyễn Minh Thuyết thì tập trung phân tích việc làm sao để huy động được sức của các nhà đầu tưu, của dân cho dự án này. Ông nhắc lại đề xuất của Bộ trưởng Xây dựng khi giải phóng mặt bằng thì giải phóng rộng thêm ra hai bên đường, cho đấu giá, xây những ngôi nhà đẹp, lấy tiền đó bù vào tiền giải phóng mặt bằng đường, không phải bỏ tiền nhà nước, mà còn lãi, nhưng đến nay vẫn không làm.

    "Phải chăng những người quyết định quy hoạch này đã biết trước dự án, có chuyện mua bán đất ở hai bên đường. Thế nên việc ích nước lợi dân mà không làm", ông Thuyết nghi ngại.

    ĐB Đặng Thuần Phong (Bến Tre) thì băn khoăn phải chăng chúng ta cứ "canh me" kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội nên cái gì có liên quan đến Hà Nội phải đưa vào làm hết trong năm nay?

    Ông Phong cũng đặt câu hỏi: Lợi ích quốc gia đạt được trong đồ án này là gì? "Mới đưa QH cho ý kiến thôi mà giá đất các nơi đã lên vùn vụt. Nó tạo thành dư luận rằng cái này là để giải quyết cái lợi ích nào đó chứ không phải lợi ích quốc gia được đặt lên hàng đầu", ông Phong chất vấn.

    "Để phần" cho khóa sau quyết


    Rất nhiều ĐB đề nghị Thủ tướng không nên phê duyệt trong nhiệm kỳ này mà phải cân nhắc rất kỹ, nghiên cứu kỹ ý kiến cử tri, nhân dân nhiều vùng trên cả nước, các nhà khoa học để xây dựng đồ án hợp lý chứ không nên quyết trong nhiệm kỳ này.






    Như chia sẻ của ĐB Trần Ngọc Vinh (Hải Phòng), nhiệm kỳ này quá đặc biệt, chỉ trong 4 năm đã thông qua toàn những vấn đề lớn lao quan trọng của đất nước: thủy điện Lai Châu, mở rộng Hà Nội, điện hạt nhân, bây giờ là quy hoạch Hà Nội và rồi đường sắt cao tốc: "Chưa có thời gian để kiểm nghiệm lại xem về sau con cháu sẽ đánh giá thế nào về những quyết định này".

    ĐB Bùi Thị Bình (Hòa Bình) đề xuất luôn: "Nên để Quốc hội khóa sau bàn sẽ "chín" hơn. Quốc hội khóa này đã quyết nhiều vấn đề lớn rồi, để phần cho khóa sau nữa".


    Từ đầu năm đến nay, giá đất tăng liên tục tại hầu hết các dự án phát triển khu đô thị mới, dự án phát triển nhà ở. Tăng mạnh nhất ở phía tây, các dự án khu vực quận Hà Đông có giá chuyển nhượng trong tháng 5 tăng trung bình 40% so với tháng 12/2009.

    Giá đất thổ cư mặt đường liên huyện, liên xã tại các huyện Thạch Thất, Quốc Oai đầu tháng 5 được chào bán 8 - 12 triệu đồng/m2.

    Xuất hiện tình trạng "làm giá", tung tin đồn, giao dịch ảo để đẩy giá lên cao, nhất là ở Thạch Thất, Ba Vì.
    Báo cáo tình hình thị trường bất động sản tại khu vực đang xem xét quy hoạch Hà Nội của Chính phủ, được gửi đến QH sáng 2/6



    •Nhóm phóng viên
    Ảnh: Lê Anh Dũng
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  3. #23

    Mặc định

    Đặt trung tâm hành chính ở ngoại ô thủ đô là sai lầm


    Ông Phạm Ngọc Đăng. Ảnh: P.V.
    "Trên thế giới chỉ có vài nước đặt trung tâm hành chính ở ngoại ô thủ đô và thực tế đã chứng tỏ là không thành công. Ba Vì chỉ thích hợp là khu vực bảo vệ thiên nhiên, du lịch sinh thái", GS.TS Phạm Ngọc Đăng, Chủ tịch Hội Môi trường Xây dựng trao đổi với VnExpress net.


    - Từng được Bộ Xây dựng lấy ý kiến đóng góp vào Đồ án quy hoạch chung Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn 2050, ông có nhận xét gì về ý tưởng chuyển Trung tâm hành chính quốc gia đến Ba Vì?

    - Chuyển Trung tâm hành chính quốc gia lên chân núi Ba Vì là không phù hợp với lịch sử của thủ đô Hà Nội, là thiếu coi trọng Chiếu dời đô của Hoàng đế Lý Công Uẩn. Vua Lý Công Uẩn đã từng chỉ rõ mục đích dời “đô” là đất Thăng Long “tựa núi, nhìn sông, rồng cuộn hổ ngồi, trung tâm hội tụ long mạch, kết tinh hồn thiêng sông núi”. Vậy tôi không hiểu lý do nào mà nay lại phải dời trung tâm hành chính quốc gia lên chân núi Ba Vì?

    Ngoài ra, chủ trương này cũng là sự không kế thừa các quy hoạch Hà Nội trước đây đã được phê duyệt.

    - Có chuyên gia cho rằng, đến năm 2030, trung tâm hành chính không thể bó hẹp như hiện nay mà cần mở rộng, quy hoạch tại Ba Vì là để dành quỹ đất cho mai sau, ý kiến của ông thế nào?

    - Chuyển Trung tâm hành chính quốc gia lên chân núi Ba Vì là chuyển dịch trọng tâm thủ đô lên phía Tây, quá xa với trục phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía bắc “Hà Nội - Hải Dương - Hải Phòng - Quảng Ninh” và định hướng phát triển kinh tế của thời đại là “hướng ra biển”.

    Xét riêng đối với khu vực thủ đô cũng ngược lại với động lực phát triển kinh tế xã hội. Các vùng phát triển công nghiệp chủ yếu ở phía Bắc, phía Đông và một phần ở phía Nam, trong khi định hướng phát triển các đô thị vệ tinh ở phía Tây với quy mô dân số rất lớn (Sơn Tây: 200.000 người, Xuân Mai: 300.000 người, Hòa Lạc: 750.000 người). Tôi không hiểu sẽ giải quyết việc làm và nhà ở cho dân số rất lớn ở các đô thị vệ tinh này như thế nào.

    Ở chân núi Ba Vì sẽ phải quy hoạch hàng trăm ha đất xây dựng trung tâm hành chính quốc gia, phải đầu tư mới tất cả các trụ sở sẽ rất tốn kém. Tất cả các hoạt động thực hiện quy hoạch xây dựng nêu trên sẽ phải đầu tư kinh phí khổng lồ. Giả sử quy hoạch này được duyệt và thực hiện thì trong suốt thời gian hoạt động lâu dài sau này, tổng chi phí vận hành là rất lớn so với giữ nguyên trung tâm hành chính quốc gia ở trung tâm Hà Nội hiện nay.

    Chuyển Trung tâm hành chính quốc gia lên chân núi Ba Vì còn gây ra sự xáo trộn quy hoạch hệ thống giao thông, xáo trộn cuộc sống của hàng vạn gia đình, tạo cơn sốt thị trường bất động sản mà chính quyền không kiểm soát được.

    - Ông nhận xét thế nào về điều kiện tự nhiên của khu vực Ba Vì?

    - Khu vực chân núi Ba Vì chỉ thích hợp là khu vực bảo vệ thiên nhiên, du lịch sinh thái và là vùng tâm linh quan trọng của thủ đô Hà Nội, không phù hợp để xây dựng đô thị Trung tâm hành chính quốc gia. Khu vực chân núi Ba Vì là vùng đệm của Vườn Quốc gia Ba Vì, là thảm sinh thái thiên nhiên và thảm sinh thái nông nghiệp, rừng đầu nguồn, quý giá và rất cần được bảo tồn nguyên vẹn.

    Theo tôi, hợp lý nhất vẫn là xây dựng Trung tâm hành chính quốc gia mở rộng ở phía tây Hồ Tây.


    Một số chuyên gia không đồng tình việc Hà Nội sẽ chuyển dịch trọng tâm về phía tây. Ảnh minh họa: Hoàng Hà.

    - Một số nước như Malaysia, Hàn Quốc đã chuyển trung tâm hành chính ra khỏi khu trung tâm, ông thấy kết quả thế nào?

    - Trung tâm hành chính quốc gia là một trong những hạt nhân quan trọng nhất của trung tâm chính trị quốc gia, bởi vì Chính phủ và các bộ là hợp phần rất quan trọng của hệ thống chính trị quốc gia. Trên thế giới chỉ có vài nước đặt Trung tâm hành chính ở ngoại ô thành phố thủ đô. Đó là trung tâm hành chính quốc gia Putrajaya của Malaysia, cách Kuala Lumpur khoảng 30 km, và trung tâm hành chính Pundang của Hàn Quốc cách Seoul cũng khoảng 30 km. Qua thời gian hoạt động thực tế đã chứng tỏ không thành công, không thể là mô hình hợp lý cho nước ta noi theo.

    - Trong đồ án Quy hoạch chung thủ đô Hà Nội có đưa trục Thăng Long với ý tưởng là trục chính của thủ đô, ông nghĩ sao về vấn đề này?

    - Tôi không rõ trục Thăng Long hoành tráng với ước tính đầu tư hàng nghìn tỷ đồng để làm gì. Theo ý kiến của Bộ Xây dựng: “Trục Thăng Long sẽ xây dựng các công trình văn hóa có tính biểu trưng quốc gia như Đài Độc lập, giống như đại lộ Champs-Elysees ở Paris, đại lộ Washington DC hay đại lộ trước Quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh và kết nối văn hóa Thăng Long - Hà Nội với văn hóa xứ Đoài, giải quyết giao thông cho vùng nông thôn phía Tây Hà Nội..."

    Tất cả các lý do này đều là không đúng bởi vì đại lộ Champs - Elysees, đại lộ Washington hay trước quảng trường Thiên An Môn, đều dài khoảng 2,5-3,5 km, nằm ở lõi đô thị, thực sự là biểu trưng đường phố văn hóa và lịch sử thủ đô của họ.

    Nếu nói trục Thăng Long để nối văn hóa Thăng Long - Hà Nội với văn hóa xứ Đoài là không ổn. Văn hóa xứ Đoài là văn hóa truyền thống đặc biệt của một số làng xã nông thôn Hà Tây, cần phải bảo tồn và tôn trọng, nhưng không thể hòa nhập với văn hóa Thăng Long - Hà Nội nghìn năm lịch sử để trở thành một văn hóa “hổ lốn”. Còn việc giải quyết giao thông cho vùng nông thôn phía Tây Hà Nội thì đã có đường 32 và đường Láng - Hòa Lạc.

    Đoàn Loan
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  4. #24

    Mặc định

    Quy hoạch Hà Nội: Khi phụ lấn chính, khách át chủTác giả: Hà Thủy
    Bài đã được xuất bản.: 4 giờ trước

    1Trong quy hoạch Hà Nội, so với các vấn đề lớn và nghiêm trọng như "Dời đô" và Quy hoạch sử dụng đất hoang phí, Trục Hồ Tây - Ba Vì về bản chất chỉ là hệ quả của 2 chuyện trên.



    Với tư cách một tuyến đường giao thông, trục Hồ Tây - Ba Vì cũng như các tuyến khác chỉ là một thành phần trong đô thị; Trong khuôn khổ quy hoạch chung, lẽ ra là chuyện nhỏ, thế nhưng, trục đường này đã độc chiếm mối quan tâm của dư luận trong thời gian gần đây, lấn át hầu như tất cả các vấn đề tồn tại khác trong đồ án Quy hoạch Hà Nội.

    Người trong cuộc, những người ủng hộ thì cho rằng cần thiết, bảo lưu; thì coi đây là linh hồn của đồ án, là ý tưởng đột phá, là đường băng của sân bay là hướng tới thiên niên kỷ; Những người phản đối thì cho rằng đây là chuyện phi lý cả về mục tiêu, nội dung và hình thức; Ngoài ra, dư luận còn cho rằng còn có gì đó khuất tất "lắt léo, ngụy biện, có ý đồ khác".

    Những chuyện ngoài chuyên môn, những gì ẩn chứa, chúng tôi sẽ không đi sâu, nhưng cũng muốn cắt nghĩa những lý do tại sao trong vấn đề này "phụ" lại trở thành "chính" như hiện nay.

    Từ xuất xứ không chính danh

    Những người có trách nhiệm về phía Bộ Xây dựng và Hội đồng thẩm định Nhà nước thẩm định Quy hoạch chung thủ đô thì khẳng định trục Hồ Tây - Ba vì đã có trong quy hoạch 108 (Quy hoạch tổng thể Hà Nội cũ); "Tôi khẳng định, Trung tâm hành chính quốc gia không hề gắn kết với trục Thăng Long".

    "Tuy nhiên, trong quy hoạch 108 -1998 không hề đề cập đến trục Ba Vì - Hồ Tây" Nguyên Kiến trúc sư trưởng thành phố Hà Nội - ông Đào Ngọc Nghiêm nói.

    Cùng chung ý kiến, "Theo Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng, trong Quy hoạch GTVT thủ đô Hà Nội do Bộ GTVT thực hiện, đã được Thủ tướng phê duyệt, chưa có trục Hồ Tây - Ba Vì. Tuy nhiên, sau khi sáp nhập thủ đô thì đã có ý tưởng quy hoạch quỹ đất để một số cơ quan hành chính xây dựng ở đó. Từ đó nảy ra ý định xây dựng trục Thăng Long hay trục Hồ Tây - Ba Vì".

    Chúng tôi tin ý kiến ông Đào Ngọc Nghiêm là có lý; Bởi, nếu trục đường này đã được quy hoạch thì không có vấn đề của tuyến đường 32 (ách tắc vì khâu giải phóng mặt bằng) như hiện nay và không có chuyện đến cuối năm 2009 mới đưa vào đồ án.

    Người đề xuất ý tưởng cũng không có chủ kiến, nay biện hộ thế này, mai biện hộ thế khác; Ý tưởng, tên gọi cũng vì thế cũng thay đổi luôn luôn "Trục hoàng đạo", "Trục tâm linh", "Trục Thăng Long" đến nay là "Trục Hồ Tây - Ba Vì".


    Bắt đầu từ chỗ như một tuyến giao thông có hình thể tự nhiên, hiền, lành (không bị chú ý); Sau, chuyển thành một tuyến thẳng cứng, thô, dữ, đã gặp phải làn sóng phản ứng (bây giờ lại nói là sẽ theo hình thể tự nhiên?).
    Nếu thực sự cần thiết phải có tuyến đường này, phải phân tích luận cứ khoa học, đề xuất ngay từ đầu, bởi cấu trúc thành phố phải được hình thành bắt đầu từ giao thông; Cách nêu ra vấn đề tiền định (song không có thực) không phải cách hay, với tư cách quản lý nhà nước mà biện hộ thay cho tư vấn thì càng nên tránh vì sẽ tác động tiêu cực tới lòng tin trong dư luận.

    Vì vậy, cho đến nay vẫn gây ra nghi ngại trong dư luận về ý đồ của những người trong cuộc " lắt léo, ngụy biện" duy trì tuyến đường này để nuôi dưỡng một kế hoạch gì khác bên ngoài trục đường này.

    Như ý kiến của ông Chủ tịch Hội kiến trúc sư Việt Nam: "Trục Hồ Tây - Ba Vì chỉ là việc nhỏ, cái dở ở đây là việc khác chứ không phải một trục đường".

    Chức năng mâu thuẫn, thiên lệch

    Hãy xem người trong cuộc biện luận: "Trục này sẽ là trục duy nhất và định hướng về tổ chức không gian cảnh quan, kết nối giữa cái mới và cái cũ, là trục văn hoá, lịch sử. Quan trọng hơn nữa là vấn đề tổ chức giao thông, bởi vì Thủ đô mở rộng về phía Tây với nhiều chuỗi đô thị thì chỉ mỗi đường Láng - Hoà Lạc dù mở rộng bao nhiêu làn đường đi nữa cũng không đủ, không nối kết được". " Trục Hồ Tây - Ba Vì sẽ là trục văn hóa lịch sử ".

    Thăng Long là đất "kinh kỳ", Hà Nội là "trái tim của cả nước", ai cũng biết điều này; Thủ đô là nơi "tụ hội quan yếu của bốn phương", đương nhiên sẽ kết nối văn hóa không chỉ các xứ, vùng, miền của Việt Nam mà xa hơn là khu vực và thế giới.

    Định hướng về tổ chức không gian cảnh quan" không chỉ hướng núi Ba Vì, còn Sóc Sơn, Tam Đảo, Tam Điệp; "Kết nối giữa cái mới và cái cũ, là trục văn hoá, lịch sử" thì xứ Đoài chỉ là một trong Bốn xứ (Đông - Đoài - Nam - Bắc) của đại vùng văn hóa đồng bằng, trung du Bắc bộ với tứ trấn (Hải Đông, Sơn Tây, Sơn Nam, Kinh Bắc).

    Vậy nên, nói "Trục này là trục duy nhất" để kết nối văn hóa, lịch sử với riêng xứ Đoài là khiên cưỡng, mất cân bằng, thiên lệch, không xứng với vị thế thủ đô.

    Đồng thời, việc đẩy mạnh sự phát triển đô thị về phía tây sẽ đặt xứ Đoài đối mặt với nguy cơ mất đi các giá trị văn hóa truyền thống vốn được bảo vệ bởi hệ thống làng mạc, nông thôn và sản xuất nông nghiệp.

    Trong trường hợp để không thiên lệch, nếu quan niệm kết nối văn hóa theo cách mà đồ án đề xuất, Hà Nội sẽ chỉ có trục và trục.

    Mặt khác, nếu có "kết nối văn hóa" thì phải tinh tế, nếu không sẽ gây xung đột (hay hòa trộn quá mức) mà làm triệt tiêu bản sắc. Giao lưu văn hóa chỉ nên mang tính thời điểm, giao lưu nhiều, thường xuyên sẽ đồng hóa lẫn nhau (cùng biến mất).

    Nếu là chức năng trung tâm thì vai trò trong đô thị của trục Hồ Tây - Ba Vì rất khó lý giải vì bố cục theo tuyến (dài 30 ~ 40km) sẽ tạo tranh chấp với các trung tâm đô thị khác, phá vỡ ý tưởng giãn cách đô thị trung tâm với các đô thị vệ tinh; Lẽ ra, các trung tâm văn hóa, giải trí cần bố trí phân tán tại các đô thị để tránh giao thông con lắc; ở quy mô quốc gia, cấp thành phố cũng phải bố trí thành từng khu vực tập trung mới tạo ra được sức hấp dẫn và đặc trưng cơ bản.

    Trục này, nếu là với vai trò giao thông thì càng phi lý, tuyến đường Hồ Tây - Ba Vì đã có chiều rộng gấp 7 lần tuyến đường chính thông thường, tiêu chuẩn (350m = 50mx7) do đó sẽ gây mất cân đối về hoạt động vì quy mô quá lớn.

    Giải quyết vấn đề giao thông không đơn giản là tăng số làn đường xe chạy; Có một nghịch lý: chiều rộng các con đường không phải yếu tố quyết định cho việc giải quyết ách tắc giao thông "Tại Paris trong nhiều chục năm, người ta cứ xây thêm mãi đường cho ôtô, mở rộng hạ tầng cho xe riêng. Cuối cùng đã đi đến kết luận là chỉ còn một, không hai, giải pháp cho Paris có giao thông tốt hơn, môi trường dễ thở hơn, đó là làm hẹp đường của ôtô lại và tăng cường thật mạnh hệ thống metro/buýt/tramway/RER".

    Thế nên, thêm đường giao thông thì cũng tốt nhưng phải tính toán, tiết chế ở quy mô tiêu chuẩn, cân đối, có tính toán phối hợp với toàn thành phố, càng không nên kết hợp giữa chức năng giao thông với chức năng trung tâm (chỉ phù hợp với tuyến đi bộ, cự ly ngắn) và các tham vọng khác vì sẽ tạo ra mâu thuẫn không thể hóa giải.


    Vị thế không phải đạo (Khách lấn Chủ)


    Đại lộ Champs - Elysees (khởi đầu bằng Quảng trường Concorde và kết thúc bằng Khải Hoàn Môn (dài khoảng 3,6km rộng khoảng 70m).

    Trục không gian trung tâm (National Mall) nối Lincoln Memorial và Điện Capitol (dài khoảng 3,6km rộng khoảng 170m).

    Trục Thăng Long (Hồ Tây - Ba Vì) khởi đầu ở đường Hoàng Quốc Việt, kết thúc chân Núi Ba Vì (dài khoảng 36km, rộng khoảng 350m) thành tuyến không gian đô thị khổng lồ rộng gấp 5 lần Đại lộ Champs - Elysees (350/70m) dài gấp 10 lần (36/3,6km); Tương tự với National Mall của Washington DC là rộng gấp 2 (350/170) và dài gấp 10 lần (36/3,6).

    Trong khi vai trò với đô thị thủ đô có sự khác biệt căn bản ở đây: Đại lộ Champs - Elysees và National Mall là các Không gian trung tâm của thủ đô, là Chủ thể; Trong khi tuyến đường Hồ Tây - Ba Vì là trục không gian ngoại vi là Khách thể.

    Như vậy, với quy mô quá lớn, Trục Thăng Long (Hồ Tây - Ba Vì) trong tương quan tổng thể quy hoạch với thủ đô Hà Nội hoàn toàn mất cân bằng, người ta thường gọi là lẫn lộn chính phụ, không có trọng tâm; Điều này là kiến thức nền (tối thiểu) về bố cục đồ họa trong quy hoạch.

    Đại lộ Hùng Vương (Ba Đình - Hà Nội) cũng chỉ rộng khoảng hơn 30m dài khoảng 1,2km; Nhỏ hơn rất nhiều lần so với trục Hồ Tây - Ba Vì (rộng bằng 1/12; dài bằng 1/30).

    Với trường hợp này, trong ứng xử gọi là vị thế không phải đạo (Khách lấn Chủ); Thời Trịnh Nguyễn phân tranh Phủ chúa (Trịnh) lớn hơn Cung vua (Lê) đã xảy ra trạng huống này; Còn nếu coi đây là đột phá, như ai đó nói thì là tối kỵ; bởi Khách lấn Chủ ắt sẽ loạn.

    Phá vỡ cấu trúc đô thị thủ đô Thăng Long - Hà Nội

    Những người muốn tìm hiểu có thể xem các tài liệu để thấy rõ: trục không gian khách thể tự cổ chí kim đều không lao thẳng vào chủ thể một cách chính diện: từ các nền văn minh cổ Ai Cập, Lưỡng Hà; Hy Lạp, La Mã, Trung Hoa đến các nền văn minh hiện đại đều thấy rõ điều này; Trên toàn thế giới là như vậy, đây là nguyên tắc, là lễ nghi.

    Ngay ở Hà Nội, do người Pháp quy hoạch cũng tuân thủ điều này, các trục đường đều lệch đi so với hướng chính diện của các tòa nhà quan trọng một góc từ 3 -15 độ (Nhà Thờ lớn, Nhà Hát lớn, Bắc Bộ phủ).

    Cũng như các đô thị thủ đô giàu truyền thống khác, Hà Nội có cấu trúc đô thị hạt nhân tập trung cân đối, hài hòa với toàn vùng và trong phạm vi quốc gia đã xác lập được vị thế bao gồm cả vị thế vật lý và vị thế nhân tâm.

    Các trục trung tâm tại Paris, Washinhton DC đều có sự phối hợp với các tuyến đường khác để giảm bớt tạo ra hiệu quả hội tụ phi truyền thống này (quy tụ không gian theo tuyến).

    Có nhiều cách kết nối trực tiếp (dân gian gọi là sỗ sàng) gián tiếp (dân gian gọi là tế nhị); Nhưng như ở các phần trên đã nói, nếu Trục Hồ Tây - Ba Vì với tư cách không phải trung tâm của đô thị, chỉ là không gian kết nối (khiêm nhường) như các tuyến đường khác thì sẽ là chuyện nhỏ về chuyên môn; Nhưng, việc thổi phồng lên, trở thành "linh hồn", trung tâm của bản quy hoạch (như một số ý kiến) thì sẽ gây ra chuyện phá vỡ cấu trúc truyền thống của thủ đô Hà Nội.

    Điều đó dẫn đến "vị thế không phải đạo" tức Khách lấn Chủ, cùng với sự thiên lệch, mất cân đối thì với quy mô chức năng quá lớn (dù cong hay dù thẳng), như đồng nghiệp chúng tôi đã phân tích trong bài "Quy hoạch Hà Nội và trái Đào Lộn Hột" sẽ phá vỡ cấu trúc đô thị truyền thống; Đánh mất những ưu thế tự nhiên, vị thế lịch sử của thủ đô Hà Nội - Thăng Long ngàn năm văn hiến.



    Cấu trúc phi nhân bản, thẩm mỹ phi truyền thống

    Câu hỏi đặt ra là tại sao thế giới không có những không gian nhân tạo quá dài, quá rộng?

    Một không gian mà không thể nhìn thấy, không thể nghe thấy, không tự mình tìm đến, hoặc đến được nhưng quá mệt thì sẽ là vô nghĩa; Nếu là không gian trung tâm thì càng không thể kéo dài (vì trục, tuyến cũng chỉ là biến thể của dạng không gian này) thông thường không vượt quá 3.600m (khoảng 30 phút đi bộ); Đây là giới hạn trực cảm của thị giác; Chuẩn mực nhân học đô thị luôn là cơ sở để thiết kế các không gian trên toàn cầu.

    Có hai khuynh hướng tư duy trái ngược nhau thường được dùng trong quy hoạch (điển hình là Anglo- Saxons) với thiên hướng coi trọng các giá trị tự nhiên và (điển hình là duy lý Descartes) tôn sùng những giá trị nhân tạo; Những khuynh hướng khác thường là sự pha trộn của hai khuynh hướng này; Nhưng, sự thành công có được lại nhờ khả năng tiết chế cảm xúc, dù theo cách tư duy nào cũng vậy.

    Một số khu vực đô thị quyền lực thường áp dụng phong cách duy lý Descartes; Paris (Pháp), Washington DC (Hoa Kỳ) là những ví dụ thành công của việc áp dụng đô thị hình học.

    Washington DC, được kiến trúc sư người Pháp (Pierre Charles L'Enfant) quy hoạch theo phong cách duy lý trong vùng lõi, các khu vực đô thị bao quanh dần tiệm cận với trường phái tự nhiên; Còn lại, các thành phố khác của Mỹ phần lớn đều theo phong cách Anglo- Saxons; Ngay ở Paris, nơi được coi là cái nôi của duy lý thì cũng chỉ có duy nhất Đại lộ Champs - Elysees là trục thẳng, dài, trục không gian này còn được phân chia bởi các giao lộ hình sao, hội tụ các trục đường khác, vì vậy, tuy là trục thẳng nhưng không vô cảm; Các phần còn lại của Paris cũng chuyển thành các đường gấp khúc ngắn (biến thể của các đường cong) gần với tự nhiên hơn; Các giao lộ hội tụ các đường xiên chéo là một trong các thủ pháp tổ chức không gian cơ bản tạo nên tính chất trung tâm đô thị của các tuyến trục nói trên.

    Ngược lại, London và Tokyo được quy hoạch theo phong cách tự nhiên (bao gồm cả trung tâm quyền lực), không thể tìm được ở các thành phố này một trục thẳng đúng nghĩa (các tuyến phố luôn biến đổi để tao nên sự hấp dẫn của cảnh quan); Đây là một quan niệm, một chủ kiến nhất quán song không vì thế mà kém hiện đại.

    Không phải người Anh và người Nhật không biết tới khoa học, duy lý; Cái mà họ hướng tới là sự hài hòa; Trong đó, khoa học, sự duy lý chỉ là phương tiện, chỉ có hài hòa mới có thể trở thành nền tảng cho sự phát triển, thịnh vượng bền vững. Chính lối tư duy này đã mang lại sự phồn vinh và giàu có cho họ.

    Trong khi các nước bị ảnh hưởng chủ nghĩa duy lý (bao gồm cả Liên xô, Đông âu thời xô viết, các nước thuộc địa của thực dân Pháp xưa kia) đều nghèo cho đến ngày nay.

    Phật giáo Thiền tông có xuất xứ từ Trung Quốc nhưng lại có sức sống mãnh liệt và lâu dài tại Nhật Bản và Việt Nam; Theo nhận xét của chúng tôi, thẩm mỹ người Việt (đặc biệt, thời Lý và Trần) tương đồng với thẩm mỹ Nhật Bản ở chỗ chuộng sự đơn giản, tinh tế, tự nhiên, những vẻ đẹp có tiết chế (Minimalism); Đó là phong cách truyền thống và đỉnh cao của Việt Nam; Lối tư duy coi trọng các giá trị tự nhiên của người Việt nếu được phát triển tốt sẽ có tương lai hết sức tốt đẹp, chúng ta hoàn toàn có thể vươn tới các thành tựu như Nhật Bản ngày nay.

    Tiếc thay, đồ án Quy hoạch Hà Nội không kế thừa, phát triển những giá trị truyền thống quý báu đó, Trục Hồ Tây - Ba Vì lại được thiết kế thẳng, cứng, to lớn, phô diễn, cường điệu mang phong cách hoàn toàn ngoại lai; Phong cách này gợi nhớ phong cách của Romania (thời Nicolae Ceauşescu) với những ý tưởng duy lý, áp đặt, phi nhân bản.

    Ngay cả người trong cuộc cũng phải thừa nhận: Trục đường này "không thể thẳng tắp vô cảm kể cả về mặt tổ chức kiến trúc, cảnh quan".

    Tư tưởng hay hình thể gây hiểm họa

    Quy hoạch là một khoa học thực chứng; do vậy, những tiền lệ trong lịch sử rất đáng phải lưu tâm; Vậy, thực sự thì các trục đường thẳng có khả năng trấn yểm một triều đại hay không?

    Có phải Nhà Hồ, Nhà Nguyễn, vì, như ai đó đã nói chính những trục đường bên ngoài (khách thể) đã triệt hạ, xâm hại chủ thể dẫn đến diệt vong, mất nước hay không?

    Hay chỉ vì " lòng dân không theo chính là nguyên nhân chủ yếu, chứ không phải một cái cung tên siêu hình nào đó, theo những lập luận từ mấy ngàn năm trước" (http://mag.ashui.com)

    Chúng tôi nghĩ rằng cả hai, bởi lẽ duy lý là biểu hiện tư duy của những người ham quyền lực; các đường thẳng (vô cảm, không có trong tự nhiên) thường được những người này sùng bái; Hình thức thể hiện nội dung, bên trong thế nào phản ánh ra bên ngoài thế ấy; Bởi, không có gì mất lòng dân hơn sự vô cảm.

    Dân tộc Việt Nam có truyền thống dân chủ, trọng nghĩa; Các triều đại duy lý, ham quyền lực, xa dân, tư lợi đều không được ủng hộ; Sự sụp đổ nhanh chóng của một triều đại ở ta phần lớn không do yếu tố bên ngoài mà từ những tha hóa bên trong, để lại (những các trục thẳng) phế tích, dở dang mà người đời sau cho là trấn yểm.

    Dư luận hiện đang có ý kiến cho rằng: cùng với việc duy trì ý đồ Trục Hồ Tây - Ba Vì thẳng cứng (dù tách làm 2 hay để 1 cũng vậy thôi); Vô tình, đồ án Quy hoạch Hà Nội đã bằng một mũi tên trúng hai đích: đối tượng bị xâm hại là 2 khu vực thiêng liêng: Núi Ba Vì - Tản Viên Sơn Thánh và Núi Nùng - Thăng Long Thành hoàng (Thần Long Đỗ) là trung tâm đầu não, trái tim của Việt Nam (ngày nay).

    Ai đứng ra bảo đảm rằng, vì điều này, lòng dân không chấn động và không có tác hại gì đến vận mệnh quốc gia?


    Yếu tố gây chia rẽ, lãng phí thời gian và nguồn lực
    Lẽ ra, một trong những mục tiêu của đồ án quy hoạch thủ đô là phải tạo nên sức quy tụ nhân tâm, nhân tài của dân tộc; Nhưng từ xuất xứ không chính danh, Chức năng mâu thuẫn, lý giải thiếu luận cứ, Vị thế không phải đạo (Khách lấn Chủ), Cấu trúc phi nhân bản, thẩm mỹ phi truyền thống, Tư tưởng hay hình thể gây hiểm họa, Phá vỡ cấu trúc đô thị thủ đô Thăng Long - Hà Nội, Mục tiêu và sự tồn tại của trục đường này lại luôn gây nghi ngại.

    Công luận giờ đây hay thắc mắc: Có hay không những mục tiêu lợi ích nhóm? Người trong cuộc khẳng định Trục Thăng Long (Hồ Tây - Ba Vì) không phục vụ cho nhóm lợi ích nào; Thế nhưng, những lời thanh minh đã không làm cho hết sự hoài nghi; Bởi, bản thân sự khép kín đã là một nhóm lợi ích rồi.

    Trong các vấn đề đang nổi lên trong thời gian này thì quy hoạch Hà Nội là một vấn đề chia rẽ cộng đồng và tạo ra nguy cơ cho tương lai của chúng ta nhiều nhất.

    Có lẽ nguyên nhân sâu xa gây chia rẽ về xung quanh trục đường này không chỉ còn là vấn đề hình thức mà điều ai cũng có thể nhận thấy là sự lựa chọn giữa một bên là tư tưởng vì dân còn bên kia là sự ham thích, thể hiện những tham vọng không thể kiểm soát của một số người.

    Câu hỏi ở đây là có nên duy trì những yếu tố gây chia rẽ này nữa hay không?

    Nếu có lương tri chúng ta sẽ thấy những vấn đề mang tính cốt lõi của đồ án đó là chuyện "Dời đô"; Chuyện quy hoạch sử dụng đất hoang phí và chuyện "Trục Thăng Long" (nay là tuyến đường Hồ Tây - Ba Vì); Cả ba vấn đề này đối với quốc dân được coi là hiểm họa, nguy cơ của quốc gia đều cần phải gỡ bỏ.

    Nếu có lương tri chúng ta sẽ đề xuất khai thông trục chính của Hoàng thành Thăng Long đã bị các thế lực ngoại xâm thời này qua thời khác tìm cách ngăn chặn.

    Nếu có lương tri chúng ta sẽ thấy ngay tại khu vực Tây Hồ Tây - nơi thiêng liêng để chúng ta có thể tạo ra một khu vực trung tâm văn hóa của quốc gia (như National Mall của Washington DC); và việc khôi phục một Trục không gian với hướng Bắc - Nam theo truyền thống để trấn hưng đất nước là hoàn toàn khả thi.

    Nếu có lương tri chúng ta sẽ thấy cần có những phân bố đều, tinh tế các hướng mở, bảo tồn cảnh quan với không gian tự nhiên từ Ba Đình, Hồ Tây về các hướng núi Ba Vì, Tam Đảo, Tam Điệp, Sóc Sơn; Kết nối văn hóa không chỉ xứ Đông, Đoài, Nam, Bắc mà còn trên toàn lãnh thổ, địa cầu, tạo nên sự cân đối, khách quan, bền vững; sự thiên lệch sẽ không còn, thủ đô Thăng Long - Hà Nội sẽ xứng đáng là nơi "tụ hội quan yếu của bốn phương, đúng là nơi thượng đô kinh sư mãi muôn đời".

    Nếu có lương tri chỉ nên duy trì, bảo tồn phong cách duy lý (Pháp thuộc địa) trong các khu phố cũ, nên điều chỉnh tư duy quy hoạch với thiên hướng về các giá trị tự nhiên cho các khu vực còn lại, vì phong cách này phù hợp với xu thế phát triển bền vững của thời đại chúng ta.

    Nhưng nếu không có lương tri thì sao? Câu hỏi này gợi nhớ hình ảnh Nero lật đật cầm đàn Lia hát trên nền Roma rực lửa.

    Để có sản phẩm tốt hơn cần thay đổi cách làm; Để thay dổi cách làm tốt hơn, phải thay đổi cách nghĩ; Để thay đổi cách nghĩ thì người nghĩ phải thay đổi bản tính; Nếu người nghĩ không tự thay đổi được; Phải thay người nghĩ; vì người nghĩ phải là Người có lương tri!

    (Còn tiếp)
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  5. #25

    Mặc định

    Trong lịch sử và hiện tại, Chính thể nào không đặt lợi ích Dân tộc và Người dân lên trên hết thì chính thể đó sẽ sụp đổ, chỉ có 1 số cá nhân được lợi
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  6. #26

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi Bin571 Xem Bài Gởi

    Ai đứng ra bảo đảm rằng, vì điều này, lòng dân không chấn động và không có tác hại gì đến vận mệnh quốc gia?




    (Còn tiếp)
    wellcome1
    Nếu chỉ vì mấy cái đường đỏ đỏ ( trục bắc nam) ông này vạch ra để làm căn cứ phản biện thì tôi nghĩ, trên cái trung tâm hành chính mới của dự án, họ ( nhóm lợi ích đó) còn vạch một cái đường đỏ dài và rộng gấp 3 lần cũng đc! to và ngon lành hơn cái trục ba đình hay Tây hồ của bác này kìa
    Túm lại là nói cho có thôi, chứ lí luận của bác này cũng chả có gì thuyết phục ! hic

  7. #27

    Mặc định

    Ngoài nghi vấn quy hoạch HN bị tác động bởi các nhóm lợi ích có suy nghĩ thiển cận, tham lam. Liệu còn khả năng có bàn tay của Tàu khựa tham gia bí mật, thông qua vài tay "thầy phong thủy" đểu, ngu, tham...đang được các "cụ" yêu để triệt hạ các huyệt đạo quan trọng bằng chính bàn tay của chúng ta không nhỉ ?

    Mời các bạn cùng bàn luận và cung cấp thêm thông tin để rộng đường dư luận

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Quảng Ninh - Phong Thủy Và Chiến Trận Tâm Linh.
    By dienbatn in forum Các bài của DIENBATN
    Trả lời: 26
    Bài mới gởi: 09-11-2010, 10:28 AM
  2. Tứ linh trong Phong Thủy
    By Bin571 in forum Phong Thủy
    Trả lời: 5
    Bài mới gởi: 09-08-2010, 07:31 AM
  3. hỏi về các linh vật phong thủy
    By tuan2811 in forum Hỏi Đáp PT của thành viên
    Trả lời: 1
    Bài mới gởi: 31-08-2009, 10:57 AM
  4. Những linh vật trong Phong Thủy I
    By Bin571 in forum Phong Thủy, Địa lý
    Trả lời: 2
    Bài mới gởi: 16-11-2007, 06:02 PM
  5. Xin hỏi các thầy về linh vật dùng trong phong thuỷ
    By de_tu in forum Phong Thủy, Địa lý
    Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 29-10-2007, 03:34 PM

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •