Tôi là một người tập Pháp Luân Công tại vông viên Gia Định vào sáng chủ nhật hàng tuần lúc 6h sáng, ở công viên phía đối diện mà bạn đề cập đến. Tôi không tập chung với nhóm tập mà bạn đã nói đến. Nhưng tôi cũng muốn chia sẻ một hiểu biết của tôi về Pháp Luân Công dựa trên những hiểu biết hiện tại của tôi như sau:

Pháp Luân Công (còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp) là một môn tập khí công được Ông Lý Hồng Chí sáng lập và phổ biến ra công chúng vào năm 1992 tại Trường Xuân, Trung Quốc với mục đích là giúp cho nhiều người dân có cơ hội tiếp xúc với bộ môn khí công có thể mang lại lợi ích về sức khỏe và tinh thần cho mọi người… “Tham khảo thêm thông tin trên Báo Nông Nghiệp Việt Nam số ra ngày 10/1/2012, “Giáo Sư Nguyễn Lân Dũng đã trả lời bạn đọc thắc mắc về Pháp Luân Đại Pháp hay còn gọi là Pháp Luân Công”( http://nongnghiep.vn/nongnghiepvn/72...Luan-Cong.aspx )

Còn ở Việt Nam, Pháp Luân Công bắt tập luyện tại công viên có lẽ khoảng từ đầu năm 2000, cho đến nay ngày càng phát triển. Vào năm 5/2010 một hội thảo đã được tổ chức tại Nhà Khách Quốc Hội Thành PHố Hồ Chí Minh, trên 400 người đã tham dự.

Xin chia sẻ một số hình ảnh tại hội thảo:
http://vietdaikynguyen.com/v2/world/...m-ngay-1352010

Một số hình ảnh tập luyện tại công viên:
http://vietdaikynguyen.com/v2/world/...-minh-va-ha-ni
Vì bạn shaolaojia có nhiều câu hỏi nên mong mọi người dành chút thời gian để cùng tôi thảo luận.
Trích dẫn Nguyên văn bởi shaolaojia Xem Bài Gởi
Không biết như PLC lợi hại như thế nào? Nhưng tôi là những người tập luyện TCQ và võ thuật Thiều Gia tại công viên Gia Định thấy có mấy điểm như thế này:
- Hiện ở CV Gia Định Gò Vấp có một nhóm PLC đang ra sức chiêu dụ môn sinh như phát tờ rơi, quảng cáo rất hay. Chẳng hạn trong tập quảng cáo có đoạn về HLV Nghĩa như thế này: Anh Nghĩa (người Nghệ Tĩnh) là người trước đây thường xuyên bệnh tật (đủ thứ bệnh), ốm đau, chán nản thậm chí đã nghĩ đến chuyện xấu nhất.... chỉ tiếp xúc với PLC có một năm nhưng Nghĩa đã "ngộ" ra Nghĩa là ai (?!) bây giờ Nghĩa đã trở thành HLV của PLC, là người chịu trách nhiệm huấn luyện và truyền đạt công pháp cho các học viên tại các cv Gia Định (GĐ1 và Gia Định 2), CV. Lê Văn Tám, CV Phú Lâm...
Pháp Luân Công được giới thiệu trên mạng, nếu ai có duyên biết được, thấy tốt tự tìm hiểu và tập luyện, hoặc là người này thấy tốt chỉ cho người kia. Việc anh Nghĩa và nhóm của anh ấy tự phát tờ rơi để thu hút mọi người đến tập chung với anh ấy là việc riêng của anh ấy chứ không thể đại diện cho hình ảnh của Pháp Luân Công.

Ví dụ, nếu có những vị sư sãi nhìn bề ngoài thì thấy biểu hiện là người tu hành nhưng trong các hành vi lại không giữ đúng giới luật của Phật môn, vậy không thể thông qua người đó mà nói Phật giáo thế này thế kia, ở đâu cũng có những người thế này và người lại thế kia.

Tôi cũng đã tập Pháp Luân Công đã lâu và cũng biết anh Nghĩa mà bạn nói đến nhưng anh này cũng chỉ là một người tập luyện bình thường như bao nhiêu người khác, anh ấy không phải là huấn luyện viên, việc anh ấy nói anh đã ngộ thế nào, anh ấy là ai thì tôi không biết, là việc riêng của anh ấy, nhưng tôi thấy nhiều người tập Pháp Luân Công rất bình thường và giản dị. Họ khiêm nhường, ôn hòa, tận tình giúp đỡ người khác và cũng không ai nói mình là ai. Trong Pháp Luân Công có qui định mọi người đều là bình đẳng như nhau kể cả người học trước hay người học sau, không có phân biệt.

Hiện tại chúng tôi cũng có một nhóm tập nhỏ tại công viên Gia Định ở phía đối diện, nằm sâu phía trong, chỗ gần khu vực có quả cầu lớn, thời gian: 6 giờ sáng chủ nhật hàng tuần. Chúng tôi tập ở nơi ấy vài năm nay, nếu như bạn nào muốn tìm hiểu thì liên hệ với nhóm tập. Mọi thắc măc xin liên hệ email: linhhosung@gmail.com


Vấn đề thứ 2: Mặc dù được quảng cáo, tiếp cận bằng cách phát tờ rơi, bố trí in tài liệu phát không cho người trong công viên. bố trí điểm tập ngay nơi đông người, tập ngay ở đường đi lại tại Cv nhưng 4 - 5 tháng nay, nhóm PLC ở đây vẫn chỉ có 11-12 người tập mà thôi. Không ai tập cả (?!). Điều này lý giải vấn đề gì?
Những người tập Pháp Luân Công lâu năm đều hiểu rằng người đến học Pháp Luân Công đều là có duyên, người này giới thiệu người kia đến học, học hay không là tùy ý mọi người, không một ai trong chúng tôi quảng cáo, hay lôi kéo học viên vào nhóm. Thế nên điều bạn thấy ở nhóm tập đó không phải là đại diện của Pháp Luân Công, mà chỉ là một nhóm nhỏ với cách làm riêng của họ.
Vấn đề thứ 3 mà chúng tôi thắc mắc là tại sao đã xưng là "khí công của nhà Phật" nhưng sao không thấy có sự khiêm cung, sự kín đáo như nhà phật mà ta thường thấy (không tham sân si, không ganh đua... ), PLC ở đây khi tập là tập ngay ở lề đường (?!) Sao không vào bên trong cho nó kín đáo, phải chăng là muốn khoe khoang??? Tập Khí công mà tập ngay lề đường, nơi có lượng xe cộ đi qua đi lại rất ồn ào, bụi bặm... vì sao lại tập khí công (như giới thiệu thì tập PLC nhằm chữa trị bệnh, nâng cao sức khỏe... ) ở nơi bụi bặm như thế? Trong khi phía trong công viên rất rộng và rất sạch sẽ lại không tập mà ngồi chềnh ềnh ra ngoài đường bụi bặm đó để làm gì? Tập như thế có phản khoa học không, có đúng với tiêu chí chữa trị bệnh nâng cao sức khỏe không?
Theo tôi tiếp xúc nhiều nhóm tập Pháp Luân Công khác tại các công viên ở TP.HCM thì đều chọn nơi yên tĩnh, thoáng mát, sạch sẽ, không khí trong lành, người tập Pháp Luân Công chân chính thường thì khiêm nhường, ôn hòa, lịch sự, cư xử đúng mực và thể hiện là một người tốt. Thường thì những người tập nhiều môn trộn lẫn với nhau, có nhiều ham muốn, tìm cầu hoặc là không học chuyên tâm thì có thể có biểu hiện là cực đoan, tự cho rằng mình thế này thế nọ và biểu hiện ra hành động khiến người ta khó hiểu. Pháp Luân Công không hướng dẫn người tập như thế, mà người học cần phải phù hợp với xã hội nhưng tiêu chuẩn tâm tính cao.
Vấn đề 4: Cũng tại công viên Gia định, có những buổi mưa tầm tả, chúng tôi những thanh niên sức dài vai rộng còn phải ngưng tập để trú mưa, thế nhưng nhóm PLC toàn người già, ốm yếu lại cứ phải đội áo mưa đứng giữa trời để tập? Thế là sao? Việc bắt những người bệnh tật đội mưa để tập liệu có thể nào giúp đắc đạo không?
Tôi học Pháp Luân Công cũng đã lâu nhưng không thấy Pháp Luân Công dạy người ta phải tập dưới trời mưa tầm tả, cũng không bắt những người già yếu bệnh tật phải làm như thế. Người tập Pháp Luân Công có thể tự chọn cho mình một chỗ thích hợp và thuận tiện với bản thân để tập như công viên thoáng mát, khuôn viên xung quanh nhà, hoặc là trong nhà và những nơi thuận tiện khác mà người tập tự thấy thích hợp với mình, nhưng tôi thấy Pháp Luân Công không có khuyến khích người tập luyện dưới điều kiện thời tiết như là trưa nắng chang chang hay là trời mưa.

Vấn đề cuối cùng mà bạn đề cặp đến tôi xin chia sẻ ở phần tiếp theo.