Trích dẫn Nguyên văn bởi sonnh Xem Bài Gởi
bác nói hoàn toàn chính xác môn tử vi là một ví dụ , sách là 1 chuyện ứng dụng là một chuyện, tôi thấy các thầy tử vi giỏi, những gợi mở để ứng dụng hết sức đơn giản mà nhiều khi mình ko ngờ tới, cũng như các cao thủ võ lâm,học thì nhiều nhưng đến khi ứng dụng thì lại hết sức đơn giản... đại loại chỉ một hai chiêu còn lại quên hết bài quyền nọ thế đánh kia
vì vậy tôi cũng muốn thử tìm hiểu xem kỳ môn có bí ẩn gì mà người ta lại ca ngợi thế bao nhiêu phần thật bao nhiêu phần ảo trong huyền sử
tôi thấy một số sách viết về kỳ môn sau khi lập xong phù sử gia địa bàn thì đều thống nhất được kết quả
giả thiết 9 tinh an theo vòng tròn
nếu xoay vòng tròn thì vấp phải vấn đề nếu ví dụ thiên cầm / 6 thì các sao còn lại gia như thế nào.
còn một phương pháp nữa như của bác vinhl ...
...
tôi thấy bác có rất nhiều sách về kỳ môn chứng tỏ bác nghiên cứu môn này cũng lâu rồi nêu cũng muốn hỏi ý kiến bác
thực ra tất cả các môn học tôi đều quan tâm đến tính ứng dụng của nó bởi qua ứng dụng thực tiến mới biết được giá trị của nó , bao nhiêu phần thực bao nhiêu phần ảo bao nhiêu điểm cổ nhân cố ý giấu hoặc thậm chí cố ý viết sai hoặc đơn giản bởi sách sai...bởi nếu thuật toán rõ ràng thì chỉ trong 5 phút có thể lập được quẻ kỳ môn
vậy tai sao các sách không viết rõ ràng ra ......
nếu rõ ràng rồi thì ứng dụng sẽ ra sao, chả nhẽ bao nhiêu cao thủ đều nhầm
hay chỉ đơn giản như chuyện cụ rùa ở hồ hoàn kiếm bao nhiêu công trình khoa học của giáo sư hà đình đực xếp hạng xuất sắc mà vẫn chưa xác định được là rùa đực hay cái , có một con hay nhiều hơn ...(xin lỗi đã mang chuyên này ra làm thí dụ)
rõ ràng cụ rùa mà bác đức gọi là rùa lê lợi ko thể có độc một cụ mà sinh trưởng được... và chắc cũng ko phải cụ ngậm thanh kiếm
bây h ko cần giáo sư mà chỉ cần một top thợ xắn tay lên làm là ra kết quả ngay ....
nhưng ý tôi nói là nên làm rõ ràng ra
và chân lý thường đơn giản, và chỉ khi nó áp dụng thành công vào thực tiến thì mới có giá trị
tôi vẫn nghĩ bao nhiêu người như vậy khó có thể nhầm lẫn được và có một giá trị nào đó ẩn sau các huyền sử
đôi khi chân lý thường rất đơn giản
có thể gia cát lượng , trương lương áp dụng thuật kỳ môn để giành thiên hạ...
nên về sau danh tiếng mới lưu truyền như vậy
nhưng nếu gia cát ko gặp lưu bị, chỉ đi cày hoặc buôn bán nhì nhằng thì thuật kỳ môn có thể áp dụng vào buôn bán , cày cấy , nhà cửa...
cũng như cụ rùa chắc trước đây có khắp vùng đồng bằng sông hồng , nhưng do bị săn bắt hết nên chỉ ở hồ gươm và đồng mô là còn tìm thấy do được bảo vệ
rất muốn trao đổi cùng bác để xóa đi lớp bụi thời gian tìm được vẻ đẹp lung linh của viên ngọc ẩn sau những huyền sử về kỳ môn .
bác có thể feel free khi liên hệ với tôi bằng pm, hoặc e mail
Chào bạn Sonnh,
Có một điều chắc bạn quên là vào các thời đại phong kiến, sách về Tam thức, Thái Ất, Kỳ Môn, đều bị cấm đoán vì tất cả 3 môn đều có sự ứng dụng cho binh chiến, nói theo thời đại hiện nay thì có liên quan đến Defense, an ninh quốc phòng. Cũng vì vậy không có bao nhiêu người đọc được các môn này nói chi học được nó còn hi hửu hơn. Mấy ông hoàng đế thời xưa ai mà không muốn ngồi trên cái ghế vàng mãi mãi đâu, trăm ngàn phi tần phục vụ, sơn hào mỹ vị, củng vì củng cố địa vị cho nên những kiến thức có hại tốt hơn là nên cấm đoán hết. Có lẻ vì vậy mà môn Huyền Không không dám coi Kỳ Môn là nguồn gốc của mình, nhưng nếu đọc các sách về Huyền Không cao cấp sẻ thấy nói đến Huyền Không Đại Quái và Hoàng Thạch Công. Cổ nhân nói Kỳ Môn là Địa Học không lẻ chỉ nói xuyên hay sao. Các phái phong thủy, Bát Trạch, Tam Hợp, Huyền Không nếu truy nguyên về gốc thì không ngoài Dịch và Kỳ Môn. Bát Trạch dùng Cung Phi, đó là Niên Cục của Kỳ Môn, Bát San Họa Phúc đó là Dịch. Huyền Không Vận Tinh, củng là Cục của Kỳ Môn, Huyền Không Đại Quái đó là củng là Dịch, nguồn gốc từ cái bảng vòng tròn của 64 quái thuận nghịch mà ngài Thiệu Khang đã thuyết. Tam Hợp phái Xuyên Sơn Thấu Địa củng là diễn Kỳ Môn. Tất cả các thuật phong thũy tại sao không nhắc đến Kỳ Môn, chắc có lẻ nguyên do là sự cấm đoán về Kỳ Môn vào thời phong kiến nên nguồn gốc xuất xứ từ Kỳ Môn đã bị xóa, nếu không chắc Phong Thũy củng bị cấm tuyệt luôn.

Nguyên do của sự khác biệt về Thiên Bàn của Kỳ Môn là do sự thiếu xót về dẫn giải của tiền nhân. Phù gia Thời Can, Sử gia thời Chi thì các phái đều giống nhau là gì nó được lập ra trong các bản liệt kê Phù Sử rõ ràng. Sau đó cách dịch chuyển địa bàn để tạo thiên bàn thì đa số sách xưa lại không có dẫn giải, nên mỗi phái mạnh ai nấy có phương pháp riêng của mình, và đều tự cho là chánh tông.
Sách Kỳ Môn được dịch ra tiếng Việt thì chỉ có vài quyển, Kỳ Môn Đôn Giáp của tác giả Nguyễn Mạnh Bảo, Độn Giáp Lược Giải của tác giả Đổ Quân, Độn Giáp Kiềm Đầu (không thấy đề tác giả là ai), Kỳ Môn Độn Giáp Bí Kíp Toàn Thư, v.v... thì chỉ có Kiềm Đầu và Bí Kíp là đáng được nghiên cứu nhiều hơn. Hai quyển của tác giả Nguyển Mạnh Bảo và Đô Quân thì đọc để nhập môn thì được, nhưng đi xâu vào thì bị cùng đường (VinhL đã lâm cảnh này hết vài năm sau đó chuyển qua học đọc sách Hán mới có thể thông được). Phương pháp dùng bản số để lập quẻ trong sách của tác giả Nguyển Mạnh Bảo
1 Mậu----4 Tân------7 Đinh
2 Kỷ------5 Nhâm---8 Bính
3 Canh---6 Quý-----9 Ất
sẻ tạo ra nhiều phiền phức thay vì dùng 9 cung trên bàn tay hay vẻ ra bản 9 cung hình vuông (hoặc tròn). Theo VinhL nghỉ tác giả có thể dùng nó để làm cho vẫn đề được dể hiểu hơn, nhưng khi lâp thiên bàn, gia Bát Thần thì sẻ tăng thêm phiền phức. Cả hai cuốn đều thiếu phần luận về 100 cách Can gia Can, và các điều luận đoán khác.
Các thí dụ trọng hai quyển sách đó đa số đều không chính xác, nhất là quyển Độn Giáp Lược Giải.
Quyển Bí Kíp thì VinhL đã có so sánh với 3 bản của sách tiếng Hán, có thể nói 95% là dịch đúng theo sách, vì vậy quyển này chính là quyển cần được nghiên cứu nhất nếu bạn muốn đi sâu vào Kỳ Môn. Tiếc thay quyển này thì lại không có dẫn giải cách lập quẻ Kỳ Môn. Nhưng nếu bạn muốn tìm được cách lập quẻ của quyển này thì phải nghiên cứu đến phần 72 Cục của Hoàng Thạch Công vì trong đó có nhiều thí dụ có cả Năm tháng ngày giờ và cục.

Củng theo phương pháp của Hoàng Thạch Công 72 Cục, sau khi lập công thức toán, bạn có thể đơn giản hóa để tìm ra sự bí ẩn trong đó. Đó chính là sự tuần hoàn của 8 cửa và 9 sao không phụ thuộc vào Cục Số, tiết khí, mà chỉ căn cứ vào Dương Độn (Sau Đông Chí), Âm Độn (Sau Hạ Chí), và Can Chi của giờ. Từ đó thì bạn chỉ cần biết Can Chi giờ thì có thể lập bản Thiên Bàn 8 cửa 9 sao mà không cần biết đến Tiết hay Cục Số.

Chúc bạn may mắn