KHÍ CÔNG MẬT TÔNG

Mật Tông còn gọi là Chân Ngôn Tông hay Kim Cang Thừa , là một lưu phái của hậu kỳ phát triển Phật Giáo ; Tăng Đồ Mật Tông mong cầu đạt đến sự giải thoát của tinh thần , đại triệt để , đại giác ngộ , tức thân thành Phật ; Tăng Đồ lấy thân tâm của mình làm nơi tu luyện ; nhờ kinh nghiệm tu trì được tích lủy qua quá trình tu tập nhiều đời , Mật Tông đả tổng kết được nhiều kinh nghiệm thiền định giồi giàu và phong phú , trong đó bao gồm nhiều phương pháp làm khang kiện thân thể , tiêu trừ bệnh tật , đề phòng và chế ngự được sự biến hoá của khí hậu ác liệt ; cùng khai phát những tiềm năng của thân thể và những phương pháp tu trì ngoại cảm và thần thông , mang con người đến một trình độ siêu phàm nhập thánh , trên con đường tiến hóa hướng thượng . ...

Trong vài thập niên gần đây , phong trào khí công và ngành khoa học về nhân thể được phát triển mạnh ở Đông Phương ; nên những phương pháp tu trì của Mật Tông được ẩn tàng trong kinh điển Phật Giáo Tây Tạng , càng ngày càng được mọi người chú ý tìm hiểu , học hỏi và trọng dụng ; các chuyên gia tâm linh , khí công và Đại Sư Mật Tông đả đem một số phương pháp tu trì của Phật Giáo Tây Tạng , tổng hợp lại thành một đại môn phái ,được gọi là Khí Công Phật Gia . Hiển Mật Phật Giáo đều tu trì Giới – Định – Huệ tam học , mà Định học thì chú trọng đến việc điều thân , điều tâm và quán tưởng , có nhiều điểm tương đồng với khí công hiện đại . Trong Khí Công Phật Gia , thì Khí Công Mật Tông có nhiều điểm đặc biệt làm cho mọi người chú ý ; bởi vì những phương pháp tu trì của Mật Tông ̣đòi hỏi một sự truyền thừa nghiêm khắc và việc dùng đến ngoại lực kích phát trong lúc quán đảnh của Thượng Sư Mật Tông , chỉ tương truyền trong nội bộ Phật Môn , người ngoài khó mà biết đến ; thêm vào đó những phương pháp tu trì đặc biệt của Mật Tông , đòi hỏi hành giả tu trì Mật Pháp , tay phải bắt ấn , miệng đọc chân ngôn , tâm phải quán tưởng , để cho tam mật tương ứng ; vì thế những phương pháp tu trì của Mật Tông , làm cho người ngoài cảm thấy khó hiểu và thần bí vi diệu .
Vì mục đích làm cho thân thể khỏe mạnh , tiêu trừ bệnh tật , tạo phước cho nhân loại ; các Cao Tăng Đại Đức của Mật Tông ở mọi nơi , đả cởi bỏ nội qui của Phật Môn , đem những phương pháp tu trì được xem là báo vật của Mật Tông ra mà công bố cho mọi người ở ngoài đời biết đến ; những phương pháp tu trì nầy được giới khí công gọi là Khí Công Mật Tông hay Tạng Mật Khí Công .
Mật Tông Tây Tạng chia ra làm Tứ Bộ , gồm có Tác – Hành – Du Già và Vô Thượng Du Già , thì phương pháp tu tập Vô Thượng Du Già của Phái Áo Đỏ và Phái Áo Trắng là có hệ thống và cao thâm hơn cả . Khí Công Mật Tông đả tập hợp lý luận tu tập , phương pháp tu tập của tất cả các môn phái Mật Tông và thành quả nghiên cứu của những nhà nghiên cứu Tạng Mật , thành một hệ thống tập luyện hoàn chỉnh và thực dụng cho mọi người .
Những phương pháp tu trì của Khí Công Mật Tông gồm có : Bổn Tôn Pháp – Hộ Pháp – Sự Nghiệp Pháp – Hộ Ma Pháp – Bí Quan Pháp - Lục Du Già và Đại Thủ Ấn trong Đại Viên Mản Thứ Đệ - Cửu Tiết Phật Phong – Bảo Bình Khí – Chiết Hỏa Định còn gọi là Phẩn Nộ Phật mẩu – Tam Mạch Thất Luân – Khí , Mạch , Minh Điểm ......, là những phương pháp tu trì thuộc khí công dưởng sinh và làm khai phát tiềm năng của nhân thể con người .
Những phương pháp nầy chú trọng tu luyện đến dòng năng lượng duy trì sinh mạng của con người , được thuật ngử khí công gọi nôm na là Chân Khí hay Nguyên Khí . Nhờ sự công khai truyền ra ngoài đời phương pháp tu trì Bổn Tôn , làm cho người đời thấy được , sự thần bí thâm áo của Bổn Tôn Đại Pháp nầy .
Thông qua sự tu trì thực tiển , mọi người thấy được sự bắt ấn quyết của Mật Tông phù hợp với khí pháp của kinh lạc tạng phủ Đông Y , ngoài ra sự bắt ấn quyết của tay được xem là cột trụ ang ten và những sự bắt ấn quyết khác nhau của hai tay , còn được xem là cách điều chỉnh tầng số dao động của cột ang ten để thu bắt những năng lượng cao cấp khác nhau của vủ trụ ; Tâm quán tưởng Bổn Tôn , quán tưởng Chủng Tử Tự , quán tưởng Tự Luân , làm cho tâm được an định trụ vào một nơi , tiêu trừ được thất tình lục dục ; nhờ sự kiên tâm trì chí quán tưởng thiền định , giúp cho hành giả tu luyện nâng cao định lực và niệm lực của mình , phù hợp với tâm lý và từ đó ảnh hưởng đến sinh lý , làm bộc lộ được sức mạnh tâm linh siêu quần .....Miệng niệm chú chân ngôn , còn gọi với thuật ngử khí công là Tin Tức Mật Mả , Đặc Ý .....có tác dụng bên trong tâm nảo , làm cho tâm trụ vào một nơi , biến vạn niệm thành nhất niệm ; thêm vào đó những âm ba của chú ngử , làm sản sinh những rung động của sóng vật lý , và những sóng rung động của hạ âm , do sự mặc tụng bên trong , làm chấn động khí huyết và tạng phủ , có công năng đả thông kinh mạch , làm lưu thông khí huyết và tiêu trừ bệnh tật cho mọi người .

Ba món báu mật của Đạo Giáo là TINH – KHÍ – THẦN ; Ba món vật quí giá của Phật Giáo Hiển Tông là PHẬT – PHÁP – TĂNG ; Ba món vật quí báu của Phật Giáo Mật Tông là KHÍ – MẠCH – MINH ĐIỂM.

Mật Tông chú trọng sự luyện tập của cá nhân về Ý và KHÍ ; Từ sự luyện tập ĐIỂM trở thành KHÍ, và từ KHÍ chuyển vận KINH MẠCH, từ đó sinh ra NỘI HỎA ( lửa bên trong ), từ nội hỏa sản sinh ra QUANG MINH ( sự chiếu sáng ), từ quang minh hòa nhập vào biển VŨ TRỤ QUANG, đạt đến cảnh giới của PHẬT QUẢ, đó là sự liên hệ quan trọng, giữa ĐẠI THỦ ẤN và KINH MẠCH.

KINH MẠCH là gì ? người xưa có nói : Kinh mạch giả, hành khí huyết, thông âm dương. Trong cơ thể của con người, kinh mạch là những con đường, để khí huyết lưu thông đi nuôi cơ thể.

Sự tu luyện của Đạo gia phái Côn Luân, chú trọng đến phương pháp Thông Tam Tiêu – là Thượng Tiêu, từ̉ hoành cách mô trở lên, trung tiêu là từ hoành cách mô xuống đến bụng, hạ tiêu là từ bụng xuống đến chân.

Kinh mạch được chia ra làm 12 đường kinh mạch là : 1.- Thủ thái dương
phế kinh. 2.- Thủ âm minh đại trường kinh. 3.- Túc âm minh vị kinh. 4.- Túc thái dương tỳ kinh. 5.- Thủ thiếu dương tâm kinh. 6.- Thủ thái âm tiểu trường kinh. 7.- Túc thái âm bàng quang kinh. 8.- Túc thiếu dương thận kinh. 9.- Thủ khuyết dương tâm bào kinh. 10.- Thủ thiếu âm tam tiêu kinh. 11.-Túc thiếu âm đảm kinh.12.- Túc khuyết dương can kinh.

Kỳ kinh bát mạch gồm có : 1.- Nhâm mạch. 2.- Đốc mạch. 3.- Xung mạch. 4.- Đới mạch. 5.- Dương duy mạch. 6.- Âm duy mạch. 7.- Dương kiểu mạch. 8.- Âm kiểu mạch.

Sự tu luyện cuả Đạo gia, vận khí trong 12 kinh mạch, gọi là sự vận hành khí trong Đại Châu Thiên, còn sự vận hành khhí trong kỳ kinh bát mạch gọi là Tiểu Châu thiên.

Phương pháp Đại Thủ Ấn của Mật Tông, không phân chia phức tạp như Đạo gia.

Mật tông đem những Tùng Thần kinh, Chủ yếu là Kinh Mạch chia ra làm 7 trung tâm, phân chia như sau : 1.- Đỉnh đầu. 2.- Giữa chân mày. 3.- Ở cổ. 4.- Ở giữa ngực ngang tim. 5.- Ở bụng. 6.- Sinh thực khí. 7.-Ở xương cùng.

Đem nội hỏa gọi là châm lửa, đem mạch phân làm Tả mạch – Hữu mạch và Trung mạch. Do đó, 7 trung tâm và 3 mạch cuả Mật Tông và 12 kinh cùng Bát mạch của Đạo giáo, đại thể căn bản là giống nhau.

Đại Thủ Ấn nói về vận hành khí huyết, thông kinh mạch, nước cam lồ thấm nhuần tạng phủ, thấm nhuần gân cốt, điều hòa Thủy,Hỏa, Phong, Thổ. Những tác dụng trên, đều giống cách luyện tập của Đạo gia trung Hoa.

Phương pháp thông quan của Mật tông là đầu tiên đả thông kinh mạch, sau đó hội tụ lửa thành một điểm, sau đó châm lửa đốt thành ánh sáng ; phương pháp nầy giống như phương pháp của Đạo gia là : luyện Tinh hóa Khí, luyện khí hóa Thần, luyện Thần hoàn Hư, Luyện Hư hoàn Đạo.

Ba điểm bí mật của Mật Tông Đại Thủ Ấn là : 1.- Quán tưởng. 2.- Thất chi thiền tọa. 3.- Chú Âm tức là thu nạp hít thở và niệm chú.

Tam quán của Đại thủ Ấn là : Không quán – Giả quán và Trung quán.

Không quán là quán tưởng vạn pháp tự thể là không có ; Giả quán là vạn pháp do duyên sanh hư tướng, sanh sanh diệt diệt. Trung quán là vạn pháp không thiệt, không giả, trung đạo, tức là áp dụng vạn pháp cho đúng lúc đúng thời, đúng Thời và Vị theo như tinh hoa cuả Kinh Dịch vậy.

Tập luyện Tam quán cuả Đại Thủ Ấn, có thể giúp Hành giả phá vở Ba điều mê hoặc, chứng đắc Tam trí và thành tựu Tam Đức, cuối cùng vĩnh viễn thoát được Ma đạo.

Ngoài ra , còn có sự quán tưởng huyệt Đan điền là Nội quán, còn Ngoại quán, Hành giả có thể nhìn chân dung, Pháp tướng uy nghiêm, hình ảnh vị Thầy của mình, làm đối tượng để quán tưởng ; Hành giả nhìn vài giữa chân dung, ngay chân mày cuả Thầy mình một cách mảnh liệt và tưởng tượng từ đó phóng ra, một luồng ánh sáng trắng, phóng đến giữa chân mày của mình. Đây là phương pháp tập trung tinh thần, đem tạp niệm biến thành nhất niệm, tập như thế một thời gian, hành giả có thể tiến đến,tập nội quán, quán tưởng tại đan điền. Khi hành giả tập trung chú ý đến huyệt Đan điền, thì ánh sáng sẽ hiện ra. Ngoại quán, quán tưởng lấy chân dung uy nghiêm vị Thầy của mình làm đối tượng để quán tưởng ; còn Nội quán, quán tưởng của Đạo gia, thì đầu tiên quán tưởng huyệt đan điền, sau đến huyệt mạng môn, thứ ba quán tưởng huyệt Dủng Tuyền ở chân, thứ tư huyệt Bách hội, sau đó quán huyệt Mi tâm, giữa chân mày.

Còn nguyên tắc Đại Thủ Ấn của Mật Tông, đầu tiên quán tưởng Đan điền, sau đó đến trung tâm ở bụng, đến trung tâm tim, thứ tư ở cổ, thứ năm mi tâm và chót hết đến đỉnh đầu.

Trong lúc quán tưởng, không được căng thẳng thần kinh, hay chú ý quá sức, mà cần phải thư thả tự nhiên, không gấp rút....

Về phương pháp quán tưởng để làm phát sinh luồng nhiệt năng nội hỏa, thì hoàn toàn nhờ vào sự hít thở và tưởng tượng ; khi hít không khí vào, thì tưởng tượng màu trắng, khi đến đơn điền biến thành màu đỏ, khi thở không khí ra, không khí biến thành màu đen. Việc tưởng tượng màu sắc có ý nghĩa như sau : Tưởng tượng ánh sáng trắng là biểu hiện cuả sự hấp thụ thanh tịnh quang minh ; màu đỏ là sự phát sinh nội hỏa ; màu đen là sự phế thải ra khí dơ và nghiệp chướng, hoặc có thể thay màu đen thành màu lam hay xanh cũng được.

Phương pháp quán tưởng nội hỏa :

Đầu tiên tưởng tượng một điểm tròn màu đỏ, tại huyệt đan điền, cách dưới rốn 4 ngón tay, huyệt nầy là điểm giao thoa của Tam mạch, tả hữu và trung mạch ; Điểm đỏ nầy được tưởng tượng như một đốm lửa nóng như than hồng trong lò, đỏ rực tỏa ra hơi nóng, sau đó hít một hơi dài, vận khí đi vào hai mạch tả hữu, để đi đến huyệt đan điền, thổi cho điểm lửa ở đây, mổi lúc càng nóng hơn ; khi thở ra hành giả tưởng tượng, thở ra không khí màu đen, hít thở như vậy, một vòng gọi là một tức ; cứ 10 tức thì cục lửa hóa ra to lớn hơn và thăng lên một trung tâm lực cao hơn,tức từ đan điền đi lên trung tâm tim, cổ, mi tâm.....Hít vào đếm 6 nhịp, ngưng 2, thở ra 6, ngưng 2 là xong một chu kỳ.

Khi tập lên cao, Thủ Ấn, Thân Ấn có thể biến thành quán tưởng ; Chú ngữ biến thành Thu Nạp hít thở ; và hít thở có thể hóa thành khí để quán tưởng ; đó là sự hợp nhất của Tam Quán.


ÁNH SÁNG – T2 – ÚC CHÂU
Biên soạn ngày 29-08-2007.
http://www.kimcanghuu.com
http://www.huyenbihoc.com
( Mọi trích dịch hay copy xin ghi rỏ xuất xứ như trên )