Trang 1 trong 2 12 Cuối cùngCuối cùng
kết quả từ 1 tới 20 trên 21

Ðề tài: TINH - KHÍ - THẦN

  1. #1

    Mặc định TINH - KHÍ - THẦN

    Đây là kết quả quá trình nghiên cứu học tập mà CL đúc kết được mong có sự đóng góp từ các thành viên khác thêm cho DĐ :

    Hiện tại khi nói đến tu thiền, người ta thường nghĩ đến hoặc là tu theo thiền Minh Sát của Nguyên thủy, hoặc là tu theo những phương pháp của ngoại đạo như YOGA, như phương pháp “Chuyển pháp luân” (cho tư tưởng chạy vòng theo châu thân), phương pháp Thai Tức của Tiên gia (luyện Tinh hóa Khí, luyện khí hóa Thần, luyện Thần hoàn Hư, Luyện Hư hoàn Đạo)

    Theo thuyết Đạo gia thì phàm con người khi sinh ra ở gốc thận tàng Chân Tinh là gốc của Nguyên Khí mà sinh trưởng rồi khi cạn kiệt thì chết đi

    * Tinh là gì : Tinh là cơ sở nền tảng của sự sống con người, Tinh được tạo nên từ 2 nhân tố:

    1. Phần chân tinh thuộc Tiên thiên : gồm tinh cha, huyết mẹ tạo thành
    2. Phần Hậu tố thuộc Hậu thiên: gồm các chất nuôi sống cơ thể như protit, gluxit, lipit, các sinh tố, các nguyên tố vi lượng, máu nước... (trong đó bao gồm cả tinh sinh dục chứ không phải chỉ có tinh sinh dục mới gọi là Tinh như 1 số vị thường hiểu sai).

    * Khí là gì : Khí gồm 2 phần: Chân Khí và hậu thiên khí
    1. Chân khí : là phần khí tồn tại trong kinh mạch và luân chuyển trong kinh mạch.
    2. Hậu thiên khí: là khí thiên nhiên bên ngoài, trong đó Oxy có chức năng đốt cháy các chất hữu cơ có trong thức ăn qua quá trình trao đổi chất tạo ra năng lượng cần thiết cho hoạt động sống của con người.

    * Thần là gì : Thần là tinh thần của con người; trong tu luyện ta luôn dưỡng khí tồn thần để tạo 1 tinh thần sung mãn. Tinh Khí Thần giao hợp lâu ngày thì con người sẽ được chuyển hóa màu nhiệm sẽ nói ở phần dưới đây.


    Phần hậu tố bổ sung và nuôi dưỡng phần chân tinh. Đây là nền tảng làm cho sự sống sinh trưởng của con người. Ban đầu thì dùng ý dẫn khí theo Tiểu chu thiên lâu ngày đắc khí tồn Thấn Trong tu đạo của Tiên gia chú trọng đến phần Luyện Tinh hóa Khí, Chân khí này luân chuyển trong kinh mạch trọng tiên thiên nhất khí được xem là mẹ của kim đan mà có thể điểm hóa phàm thân thành thánh thể. Pháp tu Đạo gia này đỉnh cao nhất là đắc quả Thần Tiên ngự ở cỏi trời Sắc giới hoặc vô sắc giới tùy theo trình độ tu tập. chứ không thể hòan tòan giải thóat khỏi sanh tử luân hồi vĩnh viễn như Phật gia (giải thích về điều này thì quá cao CL mạn phép không viết lên đây vì e vấn đề phức tạp người sơ cơ nghe không thấu hiểu sinh lọan tâm thì chết; Nếu cần thì gặp trực tiếp CL sẽ hầu chuyện).

    Huynh đệ muốn luyện Tinh thì trước tiên phải tiến hành thuần hóa tâm mình cho yên tĩnh. Điều thân, điều tâm cho ngon lành thì mới dễ dàng tu luyện.

    - Đưa Hậu thiên khí vào đan điền để nuôi tinh (đạo gia gọi là luyện đan nuôi anh nhi đó), tu luyện lâu ngày đầy tháng sẽ phát sinh ra trạng thái đắc khí gọi là luyện tinh hóa khí, Khí này theo đốc mạch xông thẳng lên Nê hòan cung; tại đây Khí chuyển hóa thành Thần. Đó là con đường vận chuyển Tiểu Chu Thiên. Khi nào huynh đệ rành rẽ Tiểu Chu Thiên rồi mới Luyện tập qua Đại Chu Thiên nhé (Chân khí vận chuyển trong bát mạch kỳ kinh).

    Cách luyện tập như sau: Khí tụ Đan điền lâu ngày thì tinh ngưng khí kết; lúc đầu, khí thuần âm bên dưới cần dùng dương hỏa nung luyện vừa đắc là chân khí sẽ phát sinh, tu luyện công phu lâu ngày đại dược từ đấy mà sinh, kim đan do đó mà kết. Thường nung luyện âm dương tại đơn điền, tinh sẽ hóa khí thăng lên nê hòan cung; lâu ngày khi đắc khí sẽ phát sinh 1 số hiện tượng như : phát sinh ánh sáng (tự mình thấy), gây ra tiếng vang trong đầu làm chấn động nê hoàn cung, hóa thành cam lộ, ngưng thành tinh dịch, trở về đơn điền, phôi thai nguyên khí, dần dần tráng vượng, thần hô khí hấp nuôi dưỡng, chu lưu không ngừng, Ban đầu thì dùng ý dẫn khí lên nê hoàn cung (nhưng về sau khi đã thuần thì khí tự châu lưu automatic). Công phu lâu ngày Thần khí ngưng tụ, khi đắc thành thì thần quang chiếu soi, thấu hết trong ngoài, có thể thấu rõ các sự vật, hiện tượng 1 cách thông suốt, linh giác và các quang năng cảm nhận phát triển mạnh mẽ, Luân xa khai mở, có thể xuất thần châu du các cảnh giới.

    Nhớ kỹ, tu luyện pháp này thì đem lại trường thọ, sức khỏe khỏe mạnh, có thể xuất thần; Nhưng không thể giải thóat viên mãn như Phật Đạo.

    Vài ý nhỏ mong cao nhân chỉ giáo thêm.
    Last edited by Cha Lành; 07-10-2010 at 11:57 PM.

  2. #2

  3. #3

    Mặc định

    Tui nói ồi, có nhiều sách viết nhưng không phối hợp với các môn khoa học khác sẽ định nghĩa và giải thích nhầm về tinh - khí - thần. Nên đọc sách dưới dạng nhận xét, đừng đọc sách suông. Lúc đó chúng ta luôn chấp nhận người nghiên cứu viết. Nếu đúng thì hông sao, sai thì coi như cả đám sai. Cái vụ này là cấp số nhân khi làm thầy giáo đó nhé.:D

  4. #4

    Mặc định

    Theo Cha Lành có nói rằng :

    ( Pháp tu Đạo gia này đỉnh cao nhất là đắc quả Thần Tiên ngự ở cỏi trời Sắc giới hoặc vô sắc giới tùy theo trình độ tu tập. chứ không thể hòan tòan giải thóat khỏi sanh tử luân hồi vĩnh viễn như Phật gia (giải thích về điều này thì quá cao CL mạn phép không viết lên đây vì e vấn đề phức tạp người sơ cơ nghe không thấu hiểu sinh lọan tâm thì chết; Nếu cần thì gặp trực tiếp CL sẽ hầu chuyện).

    ( Nhớ kỹ, tu luyện pháp này thì đem lại trường thọ, sức khỏe khỏe mạnh, có thể xuất thần; Nhưng không thể giải thóat viên mãn như Phật Đạo )

    Nhờ huynh Cha Lành nói kỷ và chứng minh rỏ ràng , tại sao tu theo Đạo Gia cuối cùng không thoát khỏi luân hồi và không thể giải thoát viên mản ; còn tu theo Phật Gia là sẻ được thoát khỏi luân hồi và có thể giải thoát viên mản....

    Vậy cách tu của Phật gia cụ thể như thế nào , có cụ thể như phép tu của Đạo Gia hay không ? hay chỉ nói suông hoặc nói vòng vo không lối ra ....đánh trống lảng , rồi cuối cùng chết là hết , mà cho là giải thoát viên mản .......

    Tâm Linh Huyền Đạo - Kính Bái ...._()_

  5. #5

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi tamlinhhuyendao889 Xem Bài Gởi
    Theo Cha Lành có nói rằng :

    ( Pháp tu Đạo gia này đỉnh cao nhất là đắc quả Thần Tiên ngự ở cỏi trời Sắc giới hoặc vô sắc giới tùy theo trình độ tu tập. chứ không thể hòan tòan giải thóat khỏi sanh tử luân hồi vĩnh viễn như Phật gia (giải thích về điều này thì quá cao CL mạn phép không viết lên đây vì e vấn đề phức tạp người sơ cơ nghe không thấu hiểu sinh lọan tâm thì chết; Nếu cần thì gặp trực tiếp CL sẽ hầu chuyện).

    ( Nhớ kỹ, tu luyện pháp này thì đem lại trường thọ, sức khỏe khỏe mạnh, có thể xuất thần; Nhưng không thể giải thóat viên mãn như Phật Đạo )

    Nhờ huynh Cha Lành nói kỷ và chứng minh rỏ ràng , tại sao tu theo Đạo Gia cuối cùng không thoát khỏi luân hồi và không thể giải thoát viên mản ; còn tu theo Phật Gia là sẻ được thoát khỏi luân hồi và có thể giải thoát viên mản....

    Vậy cách tu của Phật gia cụ thể như thế nào , có cụ thể như phép tu của Đạo Gia hay không ? hay chỉ nói suông hoặc nói vòng vo không lối ra ....đánh trống lảng , rồi cuối cùng chết là hết , mà cho là giải thoát viên mản .......

    Tâm Linh Huyền Đạo - Kính Bái ...._()_
    Về Lý thì không có sự phân chia, nhưng về sự thì pháp có sự phân chia làm thượng, trung, hạ tam thừa; vì vậy có sự phân biệt giữa Đốn, Tiệm, Quyền và Thực. Đốn là pháp đốn ngộ, trực chỉ chơn tâm dành cho bậc thượng căn; Tiệm là tiệm tu từng bước một dành cho bậc Trung và Hạ căn. Quyền là pháp môn phương tiện. Thực là Chân pháp, là con đường dẫn đến Niết bàn diệu tâm.

    - Thượng thừa : Là Tánh - lý tâm pháp của tam giáo. Tông pháp thì có tông, có mạch , có hiển, có mật; do Minh Sư khẩu truyền tâm ấn, trực chỉ kiến tánh, thóat Khí hòan Lý, siêu phàm nhập thánh. Đó là Đốn pháp, là pháp bí truyền mà từ cổ chí kim,nếu không phải là Minh Sư, đã giác ngộ thì không thể truyền thụ. Đức Phật Thích Ca đưa lên cành hoa trong hội chúng, ngài Ca Diếp mỉm cười. Đó là tâm pháp thượng thừa, Thầy trò đều lấy tâm ứng tâm mà không ở nơi văn tự. Đắc tâm pháp thì thành Thánh thành Phật.

    - Trung thừa : Các pháp như tham thiền nhập định, chuyển pháp luân, vận khí hành châu thiên, luyện đan thái dược…đó là phương pháp Trung thừa. Dù luyện tới mức xuất thần, ngao du sơn thủy, vẫn ở trong vòng thái cực, không rời hai khí Âm dương, chỉ để là Tiên trong vòng khí thiên.Trong Phật giáo thì có Bát địa của tứ thiền hữu sắc và vô sắc. Đức Thích Ca chúng ta đã tu thiền định tới cảnh giới Phi Tưởng Phi Phi Tường xứ rồi mà vẫn thấy mình chưa thật sự giải thóat nên rời bỏ nhị nguyên, chọn con đường Trung đạo để giải thóat luân hồi.

    - Hạ thừa : dùng pháp phương tiện như gõ mõ tụng kinh, xây chùa đắp đường, làm phước bố thí, cứu tế người cùng khổ, khó khăn….thuộc về Hạ thừa, bất kiến chân đạo, chỉ tu lấy phúc cho kiếp sau. Kiếp này tu phúc thì kiếp sau hưởng; một khi phúc tận thì vinh hoa phú quý cũng dứt, lúc đó sẽ tiếp tục trôi lăn trong luân hồi lục đạo để tiếp tục tu hành.
    Last edited by Cha Lành; 09-10-2010 at 10:24 AM.

  6. #6

    Mặc định trả lời

    Trích dẫn Nguyên văn bởi Cha Lành Xem Bài Gởi
    Pháp chia làm thượng, trung, hạ tam thừa; vì vậy có sự phân biệt giữa Đốn, Tiệm, Quyền và Thực. Đốn là pháp đốn ngộ, trực chỉ chơn tâm dành cho bậc thượng căn; Tiệm là tiệm tu từng bước một dành cho bậc Trung và Hạ căn. Quyền là pháp môn phương tiện. Thực là Chân pháp, là con đường dẫn đến Niết bàn diệu tâm.

    - Thượng thừa : Là Tánh - lý tâm pháp của tam giáo. Tông pháp thì có tông, có mạch , có hiển, có mật; do Minh Sư khẩu truyền tâm ấn, trực chỉ kiến tánh, thóat Khí hòan Lý, siêu phàm nhập thánh. Đó là Đốn pháp, là pháp bí truyền mà từ cổ chí kim,nếu không phải là Minh Sư, đã giác ngộ thì không thể truyền thụ. Đức Phật Thích Ca đưa lên cành hoa trong hội chúng, ngài Ca Diếp mỉm cười. Đó là tâm pháp thượng thừa, Thầy trò đều lấy tâm ứng tâm mà không ở nơi văn tự. Đắc tâm pháp thì thành Thánh thành Phật.

    - Trung thừa : Các pháp như tham thiền nhập định, chuyển pháp luân, vận khí hành châu thiên, luyện đan thái dược…đó là phương pháp Trung thừa. Dù luyện tới mức xuất thần, ngao du sơn thủy, vẫn ở trong vòng thái cực, không rời hai khí Âm dương, chỉ để là Tiên trong vòng khí thiên.Trong Phật giáo thì có Bát địa của tứ thiền hữu sắc và vô sắc. Đức Thích Ca chúng ta đã tu thiền định tới cảnh giới Phi Tưởng Phi Phi Tường xứ rồi mà vẫn thấy mình chưa thật sự giải thóat nên rời bỏ nhị nguyên, chọn con đường Trung đạo để giải thóat luân hồi.

    - Hạ thừa : dùng pháp phương tiện như gõ mõ tụng kinh, xây chùa đắp đường, làm phước bố thí, cứu tế người cùng khổ, khó khăn….thuộc về Hạ thừa, bất kiến chân đạo, chỉ tu lấy phúc cho kiếp sau. Kiếp này tu phúc thì kiếp sau hưởng; một khi phúc tận thì vinh hoa phú quý cũng dứt, lúc đó sẽ tiếp tục trôi lăn trong luân hồi lục đạo để tiếp tục tu hành.
    --------------------------------------------------------
    Thừa là thừa hưởng ,lãnh thọ ,từ đời này truyền nối đời kế ,vì trong chúng sanh có nhiều tri thức khác biệt ,từ thấp lên cao , như cây trong vũ trụ ,tuỳ duyên mà hấp thụ ,nên mới chia ra tiểu ,trung thượng để hành trì ,nhưng tất cả là một khối ,bao vòng vũ trụ ,là từng khâu ,từng dây nối với nhau ,tuỳ duyên mà hành đạo ,quan trọng là TÂM ,liệu trong pháp hành có làm TÂM mình tỏ ngộ chân lý hay ko ?có giác ngộ ko/?và giác ngộ cái gì ?và TÂM chứa gì?chứ ko phân cao thấp .
    Vài lời lạm bàn kính mong tha thứ NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
    rose4rose4 Chúc mọi người vạn sự bình an

  7. #7

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi minh đài Xem Bài Gởi
    --------------------------------------------------------
    Thừa là thừa hưởng ,lãnh thọ ,từ đời này truyền nối đời kế ,vì trong chúng sanh có nhiều tri thức khác biệt ,từ thấp lên cao , như cây trong vũ trụ ,tuỳ duyên mà hấp thụ ,nên mới chia ra tiểu ,trung thượng để hành trì ,nhưng tất cả là một khối ,bao vòng vũ trụ ,là từng khâu ,từng dây nối với nhau ,tuỳ duyên mà hành đạo ,quan trọng là TÂM ,liệu trong pháp hành có làm TÂM mình tỏ ngộ chân lý hay ko ?có giác ngộ ko/?và giác ngộ cái gì ?và TÂM chứa gì?chứ ko phân cao thấp .
    Vài lời lạm bàn kính mong tha thứ NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
    Nhất tự lục nghì , ý nghĩa của 1 chữ Hán có tới 6 nghĩa, xin đừng tự cho thừa là thừa hưởng, thừa ở đây là loại , là hạng thứ là cấp độ nó hoàn toàn không nghĩa là thừa hưởng. Kính xin o hãy dùng minh trí của Thiền định mà nói , chớ vì cái sự u mê, vô minh mà nói quàng nói xiên, khiến người sơ cơ ngộ nhận thì là chuyện quá ư là tội lỗi.

    Pháp có cao có thấp tùy duyên & căn cơ mà ngộ pháp và hành pháp thưa o, con người lúc nào cũng phải tu để đến đích cuối cùng là thành Phật., có người tu như o cuối cùng cũng về cửu huyền ở tiên thiên mà không về với Phật được , và sau đó lại chờ tái sinh về kiếp người để tu tiếp. O có biết o đã tái sinh gần 20 lần rồi o mới tu được tới đây, rồi cuối cùng cũng sẽ lại tái sinh nữa không?
    Khi xưa đức Phật nhờ chư Thiên là Đế Thích chỉ ra pháp tu Du Già khổ hạnh là ép xác là không phải pháp giải thoát sinh tử, tức kết cuộc cũng về cỏi Thiên thôi, từ đó Ngài tu dưỡng thân tướng và tìm tới cội bồ đề.....để tự mình chứng ngộ
    Xin hãy từ bi dùm chúng sanh , biết thì nói, không biết thì thôi nghe O.
    Last edited by Điếu khách; 09-10-2010 at 11:28 AM.

  8. #8

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi Điếu khách Xem Bài Gởi

    Pháp có cao có thấp tùy duyên & căn cơ mà ngộ pháp và hành pháp thưa o, con người lúc nào cũng phải tu để đến đích cuối cùng là thành Phật., có người tu như o cuối cùng cũng về cửu huyền ở tiên thiên mà không về với Phật được , và sau đó lại chờ tái sinh về kiếp người để tu tiếp. O có biết o đã tái sinh gần 20 lần rồi o mới tu được tới đây, rồi cuối cùng cũng sẽ lại tái sinh nữa không?
    Khi xưa đức Phật nhờ chư Thiên là Đế Thích chỉ ra pháp tu Du Già khổ hạnh là ép xác là không phải pháp giải thoát sinh tử, tức kết cuộc cũng về cỏi Thiên thôi, từ đó Ngài tu dưỡng thân tướng và tìm tới cội bồ đề.....để tự mình chứng ngộ
    Xin hãy từ bi dùm chúng sanh , biết thì nói, không biết thì thôi nghe O.
    ----------------------------------------------------------------
    GIỎI quá con thật là giỏi , ngay bản thân cô ,CÔ chưa biết mình sẽ về đâu ? con có thể đoán cô chỉ về ở tiên thiêng rồi tái sinh 20 lần nữa .
    Về đâu?do cách hành trì tu tập nào ai biết trước ,nếu như vào địa ngục hay cỏi trời hoặc cỏi phật TÂM mình luôn giữ bình lặng ,giữ tâm chánh niệm thì đâu có sợ hãy ,vì làm gì có những cấp bật thấp cao , đó chẳng qua một tiến trình từ vọng động đến im lặng niết bàn mà thôi .
    Và cô sẽ nói những gì cô thấy biết ,vài lời nói mong con đừng nổi nóng nha hi...hi....:hee_hee::hee_hee::hee_hee:
    rose4rose4 Chúc mọi người vạn sự bình an

  9. #9

    Mặc định

    Mình nghĩ Hãy tinh tấn theo lời cuả các vị Minh sư...thế là tạm ổn rồi
    Ngoài tâm không động
    Ðộng chẳng phải tâm
    Tâm chẳng phải động
    Ðộng vốn không tâm
    Tâm vốn không động
    Ðộng không lìa tâm
    Tâm chẳng lìa động
    Ðộng là dụng của tâm
    Dụng là cái tâm động

  10. #10

    Mặc định trả lời

    Trích dẫn Nguyên văn bởi Điếu khách Xem Bài Gởi
    Nhất tự lục nghì , ý nghĩa của 1 chữ Hán có tới 6 nghĩa, xin đừng tự cho thừa là thừa hưởng, thừa ở đây là loại , là hạng thứ là cấp độ nó hoàn toàn không nghĩa là thừa hưởng. Kính xin o hãy dùng minh trí của Thiền định mà nói , chớ vì cái sự u mê, vô minh mà nói quàng nói xiên, khiến người sơ cơ ngộ nhận thì là chuyện quá ư là tội lỗi.

    Pháp có cao có thấp tùy duyên & căn cơ mà ngộ pháp và hành pháp thưa o, con người lúc nào cũng phải tu để đến đích cuối cùng là thành Phật., có người tu như o cuối cùng cũng về cửu huyền ở tiên thiên mà không về với Phật được , và sau đó lại chờ tái sinh về kiếp người để tu tiếp. O có biết o đã tái sinh gần 20 lần rồi o mới tu được tới đây, rồi cuối cùng cũng sẽ lại tái sinh nữa không?
    Khi xưa đức Phật nhờ chư Thiên là Đế Thích chỉ ra pháp tu Du Già khổ hạnh là ép xác là không phải pháp giải thoát sinh tử, tức kết cuộc cũng về cỏi Thiên thôi, từ đó Ngài tu dưỡng thân tướng và tìm tới cội bồ đề.....để tự mình chứng ngộ
    Xin hãy từ bi dùm chúng sanh , biết thì nói, không biết thì thôi nghe O.
    ---------------------------------------------------------------------
    Thật sự con ko biết là cụ ,kính thưa cụ cho con được chỉnh sửa ạ
    Dạ thưa cụ người tu , ngay bản thân con chưa biết mình sẽ về đâu ? cụ có thể đoán con chỉ về ở tiên thiêng rồi tái sinh 20 lần nữa .
    Về đâu?do cách hành trì tu tập nào ai biết trước ,nếu như vào địa ngục hay cỏi trời hoặc cỏi phật TÂM mình luôn giữ bình lặng ,giữ tâm chánh niệm thì đâu có sợ hãi ,vì làm gì có những cấp bật thấp cao , đó chẳng qua một tiến trình từ vọng động đến im lặng niết bàn mà thôi .
    Và con sẽ nói những gì con thấy biết ,vài lời nói mong cụ đừng nổi nóng nha hi...hi....
    rose4rose4 Chúc mọi người vạn sự bình an

  11. #11

    Mặc định

    Trích các đoạn Cha Lành nói :

    ( Về Lý thì không có sự phân chia, nhưng về sự thì pháp có sự phân chia làm thượng, trung, hạ tam thừa; vì vậy có sự phân biệt giữa Đốn, Tiệm, Quyền và Thực. Đốn là pháp đốn ngộ, trực chỉ chơn tâm dành cho bậc thượng căn; Tiệm là tiệm tu từng bước một dành cho bậc Trung và Hạ căn. Quyền là pháp môn phương tiện. Thực là Chân pháp, là con đường dẫn đến Niết bàn diệu tâm.

    - Thượng thừa : Là Tánh - lý tâm pháp của tam giáo. Tông pháp thì có tông, có mạch , có hiển, có mật; do Minh Sư khẩu truyền tâm ấn, trực chỉ kiến tánh, thóat Khí hòan Lý, siêu phàm nhập thánh. Đó là Đốn pháp, là pháp bí truyền mà từ cổ chí kim,nếu không phải là Minh Sư, đã giác ngộ thì không thể truyền thụ. Đức Phật Thích Ca đưa lên cành hoa trong hội chúng, ngài Ca Diếp mỉm cười. Đó là tâm pháp thượng thừa, Thầy trò đều lấy tâm ứng tâm mà không ở nơi văn tự. Đắc tâm pháp thì thành Thánh thành Phật.

    - Trung thừa : Các pháp như tham thiền nhập định, chuyển pháp luân, vận khí hành châu thiên, luyện đan thái dược…đó là phương pháp Trung thừa. Dù luyện tới mức xuất thần, ngao du sơn thủy, vẫn ở trong vòng thái cực, không rời hai khí Âm dương, chỉ để là Tiên trong vòng khí thiên.Trong Phật giáo thì có Bát địa của tứ thiền hữu sắc và vô sắc. Đức Thích Ca chúng ta đã tu thiền định tới cảnh giới Phi Tưởng Phi Phi Tường xứ rồi mà vẫn thấy mình chưa thật sự giải thóat nên rời bỏ nhị nguyên, chọn con đường Trung đạo để giải thóat luân hồi.

    - Hạ thừa : dùng pháp phương tiện như gõ mõ tụng kinh, xây chùa đắp đường, làm phước bố thí, cứu tế người cùng khổ, khó khăn….thuộc về Hạ thừa, bất kiến chân đạo, chỉ tu lấy phúc cho kiếp sau. Kiếp này tu phúc thì kiếp sau hưởng; một khi phúc tận thì vinh hoa phú quý cũng dứt, lúc đó sẽ tiếp tục trôi lăn trong luân hồi lục đạo để tiếp tục tu hành.)



    Tâm Linh Huyền Đạo nhận thấy rằng :

    Những điều Cha Lành nói , thì chỉ là xử dụng trong phạm vi tu tập đẳng cấp ....của Phật Giáo mà thôi ; không thể lấy đường lối tu tập của một giáo phái nầy mà làm tiêu chuẩn để đọ lường và phê bình sự tu tập của giáo phái khác , rồi từ đó mà cho là không thể hoàn toàn giải thóat khỏi sanh tử luân hồi vĩnh viễn như Phật gia hay không thể giải thóat viên mãn như Phật Đạo.

    Pháp nào củng có cách giải thoát của giáo phái đó , nếu không thì nó sẻ không được tồn tại đến ngày nay , và vẩn còn nhiều người theo và tu tập .

    Như trong chuyện Đức Phật Thích Ca đưa lên cành hoa trong hội chúng, ngài Ca Diếp mỉm cười. Đó là tâm pháp thượng thừa , thực ra chỉ là sự trực nhận của chân tâm giửa hai vị , hay nói các khác là khả năng tha tâm thông ,nên hai vị nầy có thể tâm tâm tương ứng , mà liểu ngộ chánh pháp nhản tàng của Đức Phật mà thôi , khả năng nầy người ta gọi là khả năng ngoại cảm hay cận tâm lý ....thì những người đắc đạo , trung và cao cấp của các giáo phái đều sở đắc được khả năng nầy ....Không có gì là ghê gớm cả , chỉ là khả năng tiềm ẩn của con người được khai mở qua quá trình tu tập mà thôi ......

    Còn trong bậc trung thừa của Phật Giáo , cha lành nói lại lấy sự tu tập của Đạo gia tu tiên ra mà so sánh và cho rằng vẩn còn luẩn quẩn trong vòng âm dương thuộc vòng vòng khí thiên mà thôi .....

    Như trong kinh Lăng Nghiêm楞严经 , quyển 8 , Đại Minh Tam Tạng Pháp Số , quyển 43 ,[首楞严经卷八、大明三藏法数卷四 三] có đề cập đến 10 loại Tiên thời cổ Ấn Độ là : Địa Hành Tiên 〔一、地行仙〕, Phi Hành Tiên 〔二、飞行仙〕, Du Hành Tiên 〔三、游行仙〕, Không Hành Tiên 〔四、空行仙〕, Thiên Hành Tiên 〔五、天行仙〕, Thông Hành Tiên 〔六、通行仙〕, Đạo Hành Tiên 〔七、道行仙〕, Chiếu Hành Tiên 〔八、照行仙〕, Tinh Hành Tiên 〔九、精行仙〕, Tuyệt Hành Tiên 〔十、绝行仙〕.

    Thực ra trong kinh Lăng Nghiêm nói về Thập Tiên đó chỉ là những Thánh nhân , Hiền nhân - Rishi - Fakir Đạo Sỉ Khổ hạnh Ấn Độ , và những Tiên trong Bà La Môn , Ấn Độ giáo có nói đến các loại Tiên như Thiên Trắc 天侧、Phạn Tiên 梵仙、Vương tiên 王仙、Đại Tiên 大仙、Chí Thượng Tiên 至上仙, Đa Văn Tiên 多闻仙.... Trong kinh điển Phật giáo có nơi tôn Đức Phật là Đại Tiên , Đạo Giáo sắp Đức Phật vào hàng Kim Tiên “金仙” , trong Mật Tông Phật giáo có những vị hành giả Mật Thừa thành tựu một loại công quả nào đó chuyên môn về một loại Mật Pháp được gọi là Thích Địa Trì Minh Tiên “悉地持明仙”..
    Ngoài ra trong Phật giáo có hai đại tông phái đặc biệt là luyện khí để cầu chánh định , một là Thiên Đài Tông 天台宗 , luyện Ma Ha Chỉ Quán và Lục Diệu Pháp Môn của việc Điều tức , quán sổ tức , tùy tức ... , phái thứ hai là Mật giáo phái áo vàng , Tông Kha Ba Đại sư创始人是宗喀巴大 师trong kinh Bồ Đề Đạo thứ Quảng Luận 菩提道次第广论có cường điệu khi tu hành cần chú trọng điều tức , và các phái như phái áo đỏ , áo trắng , áo bông của Mật giáo chú trọng tu luyện Khí , Mạch , Minh điểm , Chiết Hỏa Định .....mới có thể tu thành chánh quả Bồ Đề ...

    Đa số những hạng Tiên và những hành giả Yoga nầy trong kinh Lăng Nghiêm , là nói đến những hành giả thời đó tu hành , họ tu theo phương pháp Du Già Yoga , Tam Mạch Thất Luân ....trong sơn lam cùng cốc , hang động núi cao mà đạt được trí huệ cùng quyền năng mà thôi ....
    Do đó , những hạng Tiên nhân được đề cập trong kinh Lăng Nghiêm và những loại Tiên được đề cập trong Bà La Môn và Ấn Độ Giáo là hoàn toàn khác và hoàn toàn không liên quan với các cỏi trời Tam Thập Lục Thiên , cùng các mức độ tu chứng và giải thoát của Thuật Tu Tiên của Đạo Gia Trung Hoa ....Người viết quyển kinh Lăng Nghiêm chưa biết đến thuật tu tiên của Đạo Gia Trung Hoa , và vì sự hạn chế của ngôn từ nên người ta lầm lẩn và đồng nghĩa với các cỏi trời và các bậc tu chứng với Đạo Gia Trung Hoa , mặc dù ngôn từ có giống nhau “ TIÊN ”, hơn nửa Kinh Lăng Nghiêm đả từng tạo ra sự nghi kỵ là ngụy thư , giả mạo và tạo ra nhiều tranh luận trong và ngoài Phật giáo ..

    ( http://blog.sina.com.cn/s/blog_5ce49a290100d3zz.html

    http://www.tianjian.cc/archiver/?tid-1809.html

    http://www.shijian.org/n1965c12.aspx )....

    Mổi tôn giáo đều có các cỏi trời và các cấp độ tu chứng và giải thoát của tôn giáo đó ...nên ta không thể nói rằng tôn giáo nầy là cao hơn tôn giáo khác , tôn giáo nầy là có thể hòan toàn giải thóat khỏi sanh tử luân hồi vĩnh viễn như Phật gia hoặc có thể giải thóat viên mãn như Phật Đạo , còn các tôn giáo khác thì không , như vậy nghe không ổn rồi....

    Vậy ta thử dạo xem qua vài sự so sánh giửa Đạo Phật – Đạo Lảo _ Đạo Cơ Đốc của những học giả và hành giả về vấn đề nầy như thế nào :

    1.- Ông Trần Anh Trử 陈撄宁, một người nổi tiếng về Đạo Gia tu Tiên có đồng ý với Ông Tiền Tâm Quân 钱心君về bài Tiên Phật Phán Quyết Thư《仙佛判决书》đăng trong tập san Dương Thiện Khan 《扬善刊》rằng : Khổng Tử trọng nhân sinh , Mẩn Tử trọng nhân quyền , còn Nho gia xuất từ Đạo Gia , Đạo gia xuất từ Hoàng Đế ...
    Đây là bài phát biểu của Học giả Tiền Tâm đăng trong Dương Thiện Khan nguyệt san , số 63 :
    Tôi thường nghiên cứa về triết học , nên Tiên Phật lưởng đạo , được rỏ ràng và thông hiểu hơn người thường nhân , thấy ngày nay Đạo Phật có nhiều người theo được hưng thịnh , nhưng quốc gia thì nhu nhược yếu hèn , giới trí thức toàn quốc , nếu không tỉnh thức , thì sẻ̃ không khỏi sẻ rơi vào cảnh lầm đường lạc lối của sự diệt vong mà Phật Giáo gặp phải tại Ấn Độ ngày xưa ...Như sự hủ bại mê tín của tầng lớp tín đồ Phật giáo ngày nay , điển hình là lớp nam nử cư sỉ tại gia và các giới dân giả trong xả hội , hằng ngày họ thường quỳ gối hàng hàng lớp lớp trước đại hùng bửu điện , ngoài việc cầu nguyện cho thế giới hòa bình, mua may bán đắc ..., ngoài ra không còn cách gì khác , họ tự trói tay , bất lực mà chờ quốc biến gia vong mà thôi ...những người nầy tuổi thường đả già , chết củng không lo , vậy hỏi còn những lớp người trẻ trung khỏe mạnh thì sao , có phải học theo họ hay sao , chỉ cầu nguyện để chờ chết hay tìm cầu một con đường sống , một sanh lộ khác .....Mắt nhìn hoàn cảnh hiện nay , thật mọi người không biết phải làm sao , khi việc tu Tiên Phật thật là “miểu mang vô bằng 渺茫无凭 ”, mênh mang không thể chứng thật được ; nhưng nếu đem tôn chỉ và lý luận của hai tôn phái mà xem xét , thực chứng kỷ lưởng , thì tôi chẳng thà tu theo Tiên chứ không tu theo Phật , nên tôi tạm ghi ra đây , mời hiền triết trong nước cùng tham khảo và chỉ giáo .....
    Sau khi tôi so sánh thấy rằng : Tiên Đạo là giử nước yêu dân , Phật đạo là vong quốc , bần dân; Tiên đạo là làm mạnh và giử vững giống nồi nhân loại , Phật Đạo là làm yếu giống nồi và diệt chủng ; Tiên Đạo có tinh thần đề kháng , Phật Pháp nhất thiết không đề kháng ; Tiên Đạo là tích cực , Phật Đạo là tiêu cực ; Tiên Đạo là thực tiển , lợi nước ích dân , Phật đạo là xa rời thực tiển , tiêu cực mê tín ; Tiên Đạo là kiến thiết , Phật đạo là phá hoại ; Tiên Đạo là lạc quan , Phật đạo là bi quan ; Tiên đạo là thực chứng , Phật đạo là thích Không đàm viển vong ; Tiên Đạo là Tính Mạng Song tu , Phật Đạo là không kể và miệt thị mạng sống con người , cổ vỏ cởi bỏ , buông bỏ xác thân cho sớm ; Tiên Đạo đề sướng trường sinh bất tử để phục vụ xả hội , Phật Đạo muốn nhục thể mau tan diệt , rời bỏ xa lìa cuộc sống xả hội ; Tiên đạo phù hợp nhân tình thế thái ; Phật đạo xa rời , ruồng bỏ nhân tình thế thái ; Tiên đạo là Duy Sinh , Phật Đạo là Duy Tử .

    ( Nếu ai có muốn đàm luận về nội dung trên thì vào link trên , đây chỉ là một đoạn trích dẩn từ link trên , không phải là ý kiến của người viết .)

    Link tham khảo về trích đoạn trên

    仙佛判决书
    这是《扬善半月刊》上的文章,作者 心。发表在第六十三期上

    http://hi.baidu.com/%B9%C5%C7%D9%BA%...b7831aaf9.html

    http://wenku.baidu.com/view/df46b5e9...252d36f64.html

    2.- Một người Cơ Đốc Giáo trình bày về những điểm nhạy cảm và khác nhau của Cơ Đốc Giáo và Phật Giáo , mà quý vị có thể vào đấy mà xem , nếu được có thể phiên dịch ra Việt Ngử để chúng ta có dịp tham khảo thêm , để biết người biết ta , nếu không thì không ở trong chăn của người ta làm mà biết chăn người ta có rận , thì không thực tế , dân chủ , tự do, bình đẳng chút nào ...

    Link tham khảo về vấn đề nầy :

    Revealing The False Teachings of Buddhism

    传扬基督真理 揭批佛教邪恶

    http://www.guizheng.net/fojiao.asp

    Xuyên qua đó , ta thấy rằng , nếu không có lửa , thì làm sao có khói , ít nhiều là có những vấn đề cần thâm cứu , tham khảo và học hỏi .....

    Căn cứ và câu chuyện : Đức Phật Thích Ca Mâu Ni , động cơ để xuất gia đi tu , là từ sự chán nản và sợ hải kiếp sống vô thường của con người mà đi tu , khi đi ra cửa phía Đông gặp một người già , ra cửa phía Tây gặp một người bệnh , ra cửa phía Nam gặp một xác chết ....do đó , mới phát tâm mà đi vào thâm sơn cùng cốc để cần tu khổ hạnh ...vì Đức Phật không sanh tại Trung Hoa tìm Thầy để học cách tu Tiên Đạo của Lảo Tử , mà Đức Phật sanh ra tại Ấn Độ , do đó mới gặp hai vị Đạo sỉ dẩn đạo sư , Du Già Yoga Ấn Độ mà theo học , vì trình độ học thuật của hai vị Du già nầy không được cao thâm , không giải quyết triệt để được Lảo , Bệnh , Tử , tam khổ ...nên Đức Phật tự ngồi dưới gốc bồ đề mà Thiền Quán , để được tự chứng ngộ ...Người ta thấy tiếc rằng , ngoài chử “ NGỘ ” nầy ra , thì không còn có một phương pháp nào để con người tránh khỏi Lảo , Bệnh , Tử ...khuyên ta cứ tham thiền đi , tu quán đi , tụng kinh đi , trì chú đi , bố thí ba la mật đi ....cuối cùng mọi người cũng không tránh khỏi LẢO , BỆNH , TỬ ...như vậy , ta chợt tỉnh giấc kê vàng , tu hành làm như thế có ích gì , ngày nay có người cho đến chử NGỘ cũng không biết tới ,chỉ cần khi chết niệm một tiếng A DI ĐÀ cũng có thể được đưa về cỏi Tịnh Độ Tây Thiên ...

    Người ta chỉ thấy chử Thiên Tiên có chử Thiên , mà tự không tu tập thâm cứu rỏ ràng , mà cứ vội đem Thiên Tiên quy vào Lục Đạo Phàm Phu và cho Thiên Tiên là thuộc vào một cỏi Thiên trong Thiên đạo của Phật giáo , như vậy quá ấu trỉ , vọng văn sinh nghĩa, chấp vào tướng của văn tự , chết cứng trong chương cú 望文生義,執文字相,死於句下, đi ngược lại lời Phật dạy trong kinh Đại Niết Bàn Kinh 《大般涅槃經》 là : Y Nghĩa Bất Y Ngữ “依義不依語” hay sao ...
    Ta nên biết rằng , Thập Tiên trong kinh Lăng Nghiêm , là Đức Phật ám chỉ những hạng đạo sỉ Du Già tu luyện bàng môn tiểu thuật vào thời cổ Ấn Độ , hoàn toàn không phả̀i là các bậc Tiên tu chứng trong Tiên Đạo của Đạo gia Trung Hoa , tu luyện Tinh , Khí Thần ......và cao thâm vi diệu hơn nửa .....thật ra trong kinh Đại Bát Niết Bàn 《大般涅槃經》và một số kinh khác có tôn kính Đức Phật là Đại Tiên “大仙” , Kim Tiên “金仙” , nếu ta mê lầm căn cứ vào văn tự ,vọng văn sinh nghĩa 望文生 義 trong kinh nầy , thì chẳng lẻ , Phật Đà cũng là chưa ra khỏi cảnh phàm phu tam giới lục đạo được nêu ra trong kinh Lăng Nghiêm hay sao ....
    Chúng ta cần tinh tấn tu học để thể nghiệm các kinh thâm nghĩa của Đạo Gia Trung Hoa như Lảo Tử , Trang Tử ....sẻ thấy có sự vi diệu không thể nghỉ bàn của đầu óc suy luận nhị nguyên , củng như khi ta tu học Tâm Kinh , Kinh Kim Cang của Phật Giáo vậy ...

    Khi ta xem trong Phật giáo có Tam Giới và 28 tầng trời , khái niệm về chữ Thiên là do khi tu Thiền định đến một cảnh giới nào đó , là cỏi mà khi con người khi chết đi sẻ đi vào cảnh giới nầy , được xem là cỏi hửu tình là một cỏi có giới hạn ...như trong kinh Địa Tạng kinh 《地藏經》 , Phật miêu tả ở cỏi trời Đao Lợi , ngoài thế giới Thiên Cung của cỏi nầy đẹp đẻ hơn cỏi ta bà , nhưng bên trên củng có trời , dưới cũng có đất , như vậy cỏi Thiên của Phật giáo cũng có hạn chế giửa trời và đất . Nếu ta lấy mô thức Tam Tài , Thiên Địa Nhân mà nói , thì bất cứ chúng sanh đang ở cỏi Thiên nào , củng rơi vào mô thức của Tam Tài , Thiên Địa Nhân nầy mà xem , thì sẻ̃ thấy con người cùng Vủ trụ tự nhiên có cùng sự liên hệ và cấu tạo như nhau cả , nên mẩu thức Tam Tài , Thiên Địa Nhân nầy có thể áp dụng cho tất cả các cỏi vậy ...
    Sau Bát Tiên có Tiên Ông Chung Ly Quyền , Lã Đồng Tân , Đạo Giáo đem quả vị tu hành phân làm 5 cấp : Quỷ Tiên , Nhân Tiên , Địa Tiên , Thần tiên , Thiên Tiên ....là lấy mô hình Tam Tài , Thiên Địa Nhân mà nói ...trong Chung Lữ Truyền Đạo Tập – Luận Chân Tiên 。《鍾呂傳道集�論大 道》có nói : Thần Tiên là do tu luyện hình hài thành khí hóa , mà từ đó Ngũ Khí Triều Nguyên , Tam Dương Tụ Đỉnh , Công Mản Vong Hình , hoàn tất tu luyện sẻ quên hình thể , Thai Tiên tự hóa , Chuyển Âm tận giúp Dương Thuần mạnh , Thân ngoại Hửu Thân ....Còn Thiên Tiên là vị đả lập đại công với Thiên Địa , có Đại Hạnh với Cổ kim , mà được về cỏi 81 Dương Thiên , vào nơi Hư Vô Tự Tại , Tự Nhiên của Tam Thanh .
    Đại Đạo vô hình , vô vấn , vô ứng , to đến không giới hạn , nhỏ đến không biên giới , Đại Vô Ngoại , Tiểu Vô Nội其大無外,其小無內 không thể nghỉ làm được ; Thiên Đắc Khôn Đạo Dỉ Thể “天得乾道,以一為體”.
    Như vậy , cách nói của Chung Lử về Đại Đạo cùng một mối với Lảo Tử , do đó Thiên Tiên theo Chung Lữ là một quả vị Tiên cao nhất , là nói về công phu luyện Hư hoàn Đạo , lấy pháp vô vi làm pháp tu hành , để đi vào cành giới Thiên Nhân Đồng Hóa 是指煉虛合道功夫,以無為法為法, 入天人同化的境界,tích lủy công đức , đạt đến quả vị viên mản , không còn bị sự trói buộc của không gian và thời gian , đạt được cảnh tự do tuyệt đối của sanh mạng , như Trang Tử có nói Ưng Vô Sở Trụ , an nhiên tự tại tự do , không còn chịu sự trói buộc gì cả vậy ...Đó là cỏi của Thiên Tiên của Đạo Gia Trung Hoa , chứ không phải cảnh giới Thiên của Thập Tiên Du Già , Yoga Ấn Độ của Ấn Độ , được đề cập đến trong kinh Lăng Nghiêm vậy .....
    Nên quan niệm về hai cảnh giới Thiên của các cỏi Phật giáo và cỏi giới Thiên của Đạo Giáo Trung Hoa và các quả vị chứng đắc , đều hoàn toàn khác nhau và đều có chổ vi diệu của nó ; Nếu đem Thiên Tiên của Đạo Gia Trung Hoa mà quy về cỏi lục đạo phàm phu của Phật giáo là hoàn toàn sai lầm ....

    Ông Tu Ông đắc , Bà Tu Bà Đắc , Ai tu pháp nào thì chứng pháp đó , đạt được quả vị đó ...

    Thực tế việc tu luyện cái gọi là Tiên Đạo mà Phật giáo nói trong kinh Lăng Nghiêm là lối tu tập có trước khi Đức Phật ra đời của Bà La Môn Giáo đấy ...

    Một số người cho kinh Lăng nghiêm là giả tạo , vì Ấn Độ không có Tiên Đạo , mà chỉ có hành giả Du Già , Yoga tu theo khổ hạnh hoặc Thánh Nhân , Hiền Nhân – Rishi mà thôi ; Tiên Đạo là thuật tu Tiên Độc đáo về Khoa Học cao cấp , Nhân Thể Học , là Thuật luyện kim tinh thần độc đáo của Trung Hoa mà thôi ; Ngày nay có nhiều người trên thế giới đả và đang tu tập theo phương pháp nầy , và hiện nay Đạo Gia có nhiều Đạo Sỉ và Tiên Gia là người Nga , Người Mỹ , Người Đức , Người Việt Nam nhiều lắm đấy ...

    Do đó , mổi tôn giáo đều có các cỏi trời và các cấp độ tu chứng và giải thoát của tôn giáo đó ...nên ta không thể nói rằng tôn giáo nầy là cao hơn tôn giáo khác , tôn giáo nầy là có thể hòan toàn giải thóat khỏi sanh tử luân hồi vĩnh viễn như Phật gia hoặc có thể giải thoát viên mãn như Phật Đạo , còn các tôn giáo khác thì không , như vậy nghe không ổn rồi đấy nhé ....phải không các bạn ....

    Tâm Linh Huyền Đạo
    Viết xong ngày 10-10-10
    Last edited by tamlinhhuyendao889; 10-10-2010 at 03:48 PM.

  12. #12

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi Cha Lành Xem Bài Gởi
    Nhớ kỹ, tu luyện pháp này thì đem lại trường thọ, sức khỏe khỏe mạnh, có thể xuất thần; Nhưng không thể giải thóat viên mãn như Phật Đạo.
    @ tamlinhhuyendao889: Kính mong huynh có chính kiến phân biệt rõ sự khác biệt giữa PHÁP và ĐẠO; Pháp mà CL nói đây là pháp luyện Tinh – Khí – Thần theo vòng Tiểu Chu Thiên, Ngoài Pháp này Đạo gia còn 1 số pháp khác nữa ví dụ như Pháp của Ngài Lã Động Tân….ta không nên đồng nhất giữa Pháp và Đạo. Trong Đạo thì có rất nhiều Pháp, mỗi pháp đều tùy từng căn cơ tu chứng mà đắc đạo ở từng cấp độ và trình độ tu tập khác nhau. Kiến thức phổ thông giữa các đạo thì rất nhiều CL không lấy ngôn từ trong Phật giáo để áp đặt lên các đạo giáo khác…Nếu xét đến cách định nghĩa ngôn từ thì tùy từng quốc gia, tùy từng dân tộc, tùy từng đạo giáo mà có tên gọi hay định nghĩa khác nhau; nhưng cái hiểu biết và nhìn nhận đúng vấn đề, đúng bản chất của đối tượng là 1 vấn đề hoàn toàn khác. Văn tự chỉ là quy ước để hiểu nhau còn về cách nhìn nhận vấn đề lại là việc khác. CL không có ý chê bai giáo pháp khác mà chỉ lấy phần định nghĩa Tinh Khí Thần trong phép tu luyện Tiểu Chu Thiên nhằm giúp 1 số huynh đệ còn mập mờ chưa hiểu rõ điều này được có sự nhìn nhận chính xác hơn, nhằn giúp họ trên bước đường tu hành.

    Trích dẫn Nguyên văn bởi tamlinhhuyendao889
    : “Trong kinh điển Phật giáo có nơi tôn Đức Phật là Đại Tiên…… trong Mật Tông Phật giáo có những vị hành giả Mật Thừa thành tựu một loại công quả nào đó chuyên môn về một loại Mật Pháp được gọi là Thích Địa Trì Minh Tiên??????”
    “Đức Phật là Đại Tiên” Điều này CL chưa học tới, mong huynh trích dẫn và dạy thêm……

    Người tu Mật trong Phật giáo thì có rất nhiều sự thành tựu khác nhau; mỗi mỗi pháp đều có thành tựu khác nhau tùy theo trình độ tu tập và sự chuyển hóa tâm thức của Mật hành giả, như quả vì Tu Đà Hàm, Tu Đà Hoàn, A Na Hàm, A La Hán, Than Văn, Duyên Giác, Phật….. Nhưng CL chưa bao giờ nghe nói đến quả vị “Thích Địa Trì Minh Tiên”. Mong huynh chỉ giáo thêm.


    “Ngoài ra trong Phật giáo có hai đại tông phái đặc biệt là luyện khí để cầu chánh định , một là Thiên Đài Tông 天台宗 , luyện Ma Ha Chỉ Quán và Lục Diệu Pháp Môn của việc Điều tức , quán sổ tức , tùy tức ... , phái thứ hai là Mật giáo phái áo vàng , Tông Kha Ba Đại sư创始人是宗喀巴大 师trong kinh Bồ Đề Đạo thứ Quảng Luận 菩提道次第广论có cường điệu khi tu hành cần chú trọng điều tức , và các phái như phái áo đỏ , áo trắng , áo bông của Mật giáo chú trọng tu luyện Khí , Mạch , Minh điểm , Chiết Hỏa Định .....mới có thể tu thành chánh quả Bồ Đề ...”

    Riêng về Kim cang thừa Phật giáo thì có rất nhiều dòng phái mật không đơn thuần chỉ có 2 đại tông phái mà trên cơ bản thì Mật Tông có 4 tông phái chính (Nyingma, Kagyu, Sakya, Gelug ) ngoài ra còn có nhiều chi phái nhỏ rẽ nhánh từ các dòng phái này….trong đó các pháp của huynh nêu trên về mật pháp chỉ là 1 số pháp nhỏ nằm trong kho tàng hệ thống giáo pháp của Mật thừa, trong Hành bộ, Sự bộ, Du già bộ và Tối thượng du già bộ của Mật Tông có rất nhiều pháp hành, mỗi bộ pháp đều có ngondro nghi quỹ hành trì riêng. Người tu mật pháp phải tiêu tốn ít nhất 16 năm để học tập rành rẻ phần hiển giáo sau đó mới học tập tiếp 4 năm về mật pháp (như vậy muốn am hiểu mật giáo cần ít nhất 20 năm học tập và hành trì thì mới có thể nắm bắt được những tinh túy của mật pháp Tây Tạng)
    (Còn tiếp)

  13. #13

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi Cha Lành Xem Bài Gởi
    Nhớ kỹ, tu luyện pháp này thì đem lại trường thọ, sức khỏe khỏe mạnh, có thể xuất thần; Nhưng không thể giải thóat viên mãn như Phật Đạo.
    @ tamlinhhuyendao889: Kính mong huynh có chính kiến phân biệt rõ sự khác biệt giữa PHÁP và ĐẠO; Pháp mà CL nói đây là pháp luyện Tinh – Khí – Thần theo vòng Tiểu Chu Thiên, Ngoài Pháp này Đạo gia còn 1 số pháp khác nữa ví dụ như Pháp của Ngài Lã Động Tân….ta không nên đồng nhất giữa Pháp và Đạo. Trong Đạo thì có rất nhiều Pháp, mỗi pháp đều tùy từng căn cơ tu chứng mà đắc đạo ở từng cấp độ và trình độ tu tập khác nhau. Kiến thức phổ thông giữa các đạo thì rất nhiều CL không lấy ngôn từ trong Phật giáo để áp đặt lên các đạo giáo khác…Nếu xét đến cách định nghĩa ngôn từ thì tùy từng quốc gia, tùy từng dân tộc, tùy từng đạo giáo mà có tên gọi hay định nghĩa khác nhau; nhưng cái hiểu biết và nhìn nhận đúng vấn đề, đúng bản chất của đối tượng là 1 vấn đề hoàn toàn khác. Văn tự chỉ là quy ước để hiểu nhau còn về cách nhìn nhận vấn đề lại là việc khác. CL không có ý chê bai giáo pháp khác mà chỉ lấy phần định nghĩa Tinh Khí Thần trong phép tu luyện Tiểu Chu Thiên nhằm giúp 1 số huynh đệ còn mập mờ chưa hiểu rõ điều này được có sự nhìn nhận chính xác hơn, nhằn giúp họ trên bước đường tu hành.

    Trích dẫn Nguyên văn bởi tamlinhhuyendao889
    : “Trong kinh điển Phật giáo có nơi tôn Đức Phật là Đại Tiên…… trong Mật Tông Phật giáo có những vị hành giả Mật Thừa thành tựu một loại công quả nào đó chuyên môn về một loại Mật Pháp được gọi là Thích Địa Trì Minh Tiên??????”
    “Đức Phật là Đại Tiên” Điều này CL chưa học tới, mong huynh trích dẫn và dạy thêm……

    Người tu Mật trong Phật giáo thì có rất nhiều sự thành tựu khác nhau; mỗi mỗi pháp đều có thành tựu khác nhau tùy theo trình độ tu tập và sự chuyển hóa tâm thức của Mật hành giả, như quả vì Tu Đà Hàm, Tu Đà Hoàn, A Na Hàm, A La Hán, Than Văn, Duyên Giác, Phật….. Nhưng CL chưa bao giờ nghe nói đến quả vị “Thích Địa Trì Minh Tiên”. Mong huynh chỉ giáo thêm.


    “Ngoài ra trong Phật giáo có hai đại tông phái đặc biệt là luyện khí để cầu chánh định , một là Thiên Đài Tông 天台宗 , luyện Ma Ha Chỉ Quán và Lục Diệu Pháp Môn của việc Điều tức , quán sổ tức , tùy tức ... , phái thứ hai là Mật giáo phái áo vàng , Tông Kha Ba Đại sư创始人是宗喀巴大 师trong kinh Bồ Đề Đạo thứ Quảng Luận 菩提道次第广论có cường điệu khi tu hành cần chú trọng điều tức , và các phái như phái áo đỏ , áo trắng , áo bông của Mật giáo chú trọng tu luyện Khí , Mạch , Minh điểm , Chiết Hỏa Định .....mới có thể tu thành chánh quả Bồ Đề ...”

    Riêng về Kim cang thừa Phật giáo thì có rất nhiều dòng phái mật không đơn thuần chỉ có 2 đại tông phái mà trên cơ bản thì Mật Tông có 4 tông phái chính (Nyingma, Kagyu, Sakya, Gelug ) ngoài ra còn có nhiều chi phái nhỏ rẽ nhánh từ các dòng phái này….trong đó các pháp của huynh nêu trên về mật pháp chỉ là 1 số pháp nhỏ nằm trong kho tàng hệ thống giáo pháp của Mật thừa, trong Hành bộ, Sự bộ, Du già bộ và Tối thượng du già bộ của Mật Tông có rất nhiều pháp hành, mỗi bộ pháp đều có ngondro nghi quỹ hành trì riêng. Người tu mật pháp phải tiêu tốn ít nhất 16 năm để học tập rành rẻ phần hiển giáo sau đó mới học tập tiếp 4 năm về mật pháp (như vậy muốn am hiểu mật giáo cần ít nhất 20 năm học tập và hành trì thì mới có thể nắm bắt được những tinh túy của mật pháp Tây Tạng)
    (Còn tiếp)

  14. #14

    Mặc định

    Lược Truyện Tiền Thân Đức Phật



    Tể Tướng Đại Điển Tôn

    Kinh Trường A-Hàm, quyển 5, có đoạn nói về tiền thân đức Phật Thích-Ca như vầy:

    Lúc bấy giờ trời Đại-Phạm-Vương hóa thân làm một Đồng-tử đến nói với trời Đao-Lợi rằng: "Các ngươi có muốn nghe chuyện kỳ đặc về Phật Thích-Ca không?"

    Các Trời Đao-Lợi đáp: "Hay thay! Chúng tôi từ lâu muốn biết điều đó".

    Đồng-tử Đại-Phạm-Vương nói: "Trong quá khứ có một kiếp nọ, Phật Thích-Ca trong lúc đang tu Bồ-Tát hạnh, mới được sanh ra, Ngài đã thông minh diệu trí hơn người. Cha Ngài tên là Điển-Tôn làm quan tể tướng của vua Địa-Chủ. Vua Địa-Chủ có thái tử tên là Từ-Bi hay đi giao du với các vị đại thần dòng Sát-Đế-Lợi. Bỗng nhiên tể tướng Điển-Tôn mắc phải bệnh ngặt nghèo rồi qua đời để lại sự tiếc thương cho bao người. Nhất là nhà vua sầu khổ vì mất vị tể tướng tài ba trung hậu.

    Thái tử Từ-Bi thấy vua cha buồn rầu, nên đến tâu rằng: "Tâu Phụ-vương! Xin Phụ-vương chớ nên buồn khổ nữa mà tổn hại đến long thể. Tể tướng Điển-Tôn có một người con trai tên là Diệm-Mang tài ba lỗi lạc. Lúc tể tướng Điển-Tôn còn sanh tiền mỗi mỗi việc triều chánh thường đem bàn thảo với công tử Diệm-Mang, trước khi đem thi hành. Vì thế, chẳng những Diệm-Mang đã hiểu rõ những việc triều chánh mà còn biết dự đoán những việc tương lai. Theo thiển nghĩ của con, Phụ-hoàng nên triệu Diệm-Mang vào triều bàn luận trao cho việc quốc sự chắc thích hợp hơn cả".

    Vừa nghe thái tử Từ-Bi trình tấu, vua Địa-Chủ như rũ sạch nỗi ưu phiền lo âu, liền triệu Diệm-Mang vào triều, sau những ngày cùng nhau bàn luận kỹ lưỡng, nhà vua phán rằng: "Nay ta phong cho ngươi vào chức vụ của cha ngươi ngày trước. Vậy từ đây ngươi hãy hết lòng tận trung với quốc với quân, cũng có nghĩa là tận hiếu với thân phụ người nữa đó". Nói rồi, nhà vua đem ấn tướng trao cho Diệm-Mang.

    Từ khi Diệm-Mang nhận lãnh ấn tướng, ngày đêm chuyên tâm lo việc triều chánh của vua trao, thành quả tỏ ra đặc biệt xuất sắc hơn ngày trước của cha. Còn nhà vua thì ở trong thâm cung lo hưởng thú vui dục lạc. Chẳng bao lâu, Diệm-Mang được tiếng khen đồn xa. Từ vua cho đến quốc dân, ai nấy thảy đều quý mến tôn xưng là Đại-Điển-Tôn.

    Chẳng bao lâu sau đó, vua Địa-Chủ băng hà, triều thần suy tôn thái tử Từ-Bi lên ngôi thay thế cho vua cha. Thái tử Từ-Bi sau khi lên ngôi liền nghĩ đến việc chọn người vào chức tể tướng để giúp nhà vua trị nước an dân. Đã hơn ba tháng trời nhà vua suy nghĩ tìm người hiền tài. Nhưng suy đi nghĩ lại không ai tài trí đức độ hơn Đại-Điển-Tôn. Vua Từ-Bi khai triều nghị hội, triều thần luận bàn sôi nổi, kết quả lễ trao ấn tín cho tể tướng Đại-Điển-Tôn được tổ chức trọng thể sau đó.

    Với đức độ tài ba và lòng trung hậu chân chánh, chẳng bao lâu tể tướng Đại-Điển-Tôn dang vang khắp thiên hạ. Do đó, nên các vua của bảy nước lân bang đều triệu thỉnh ông làm cố vấn chỉ đạo việc nước cho họ. Bảy nhà đại cư sĩ cũng nhờ ông giúp ý kiến để xử lý việc nhà của họ. Bảy trăm kẻ phạm-Chí cũng nhờ Đại-Điển-Tôn hướng dẫn họ đọc tụng kinh điển. Họ nghĩ ông là thần minh của trời Phạm-Thiên sai xuống thế gian, nên họ hết lòng kính nể. Chẳng bao lâu sau đó, tể tướng Đại-Điển-Tôn phát tâm chuyên tu suốt ba tháng hạ để thân tâm thanh tịnh, hầu mong được trời Phạm-Thiên giáng lâm dạy đạo. Đã ba tháng trôi qua mà không thấy trời Phạm-Thiên đâu cả! Tể tưởng Đại-Điển-Tôn quyết tâm từ bỏ tất cả chức tước triều đình, đi ra ngoài cửa thành phía Đông, tìm đến một gốc cây trong một túp lều tranh đem hết lòng thành chuyên tu Tứ-vô-lượng-tâm: Từ-Bi-Hỷ-Xả. Trải qua một thời gian tu luyện chuyên tâm thiền quán, bỗng nhiên vào một đêm nọ có ánh sáng rạng ngời từ trên trời cao chiếu xuống, liền khi đó có một Đồng-tử hiện ra trước mặt bảo rằng: "Nhà ngươi có muốn hỏi điều chi thì cứ tự nhiên".

    - Đại-Điển-Tôn cung kính mở lời: "Thưa Đồng-tử, tôi muốn biết nhờ tu pháp gì mà được làm Phạm-Thiên?"

    Đồng-tử đáp: "Bỏ xú uế nơi cõi lòng thì sẽ làm được Phạm-Thiên".

    Đại-Điển-Tôn lại hỏi: "Thế nào là xú uế nơi cõi lòng?"

    Đồng tử đáp: "Dối trá, ngã mạn, tham lam, sân hận, si mê, ích kỷ, cố chấp, tăng thượng mạn, hận thù, tất cả thứ đó là xú uế. Lòng còn chứa chấp những thứ xú uế đó thì khó có thể tránh khỏi đọa vào địa-ngục, ngạ-quỉ, súc-sanh, chớ đừng nói chi làm được Phạm-Thiên".

    Tể tướng Đại-Điển-Tôn nghe xong thầm nghĩ rằng: "Lòng xú uế tai hại như thế. Ngày nào còn ở tại gia thì ngày đó còn vướng bận vợ con nhà vửa, công danh, phú quý, lợi dưỡng, không có phương cách nào dứt sạch xú uế. Chi bằng ta nên xuất gia".

    Nghĩ vậy rồi, Đại-Điển-Tôn liền đem ý định xuất gia của mình tâu trình với vua Từ-Bi và các vương quốc lân bang, xin trao trả chức tể tướng để rảnh tay thực hiện chí nguyện xuất gia.

    Sau khi nghe Đại-Điển-Tôn tâu, vua và các quốc vương nghĩ rằng: "Hạng Bà-la-môn thường ham bạc vàng, châu báu, gái đẹp. Thế thì nay ta nên mở kho châu báu, tuyển chọn thể nữ trẻ đẹp, rồi mời tể tướng Đại-Điển-Tôn đến để ông ta tùy sở thích chọn lựa. Làm như vậy, chắc Đại-Điển-Tôn sẽ bỏ ý định từ quan xuất gia tu học đạo.

    Nhưng nào có ngờ những thứ ấy không làm lay chuyển được lòng kẻ đã quyết tâm tu hành. Đại-Điển-Tôn vẫn khẩn thiết tâu rằng: "Muôn tâu Thánh-thượng! Tấm lòng của Thánh-thượng quá ưu đãi như thế, hạ thần đã được ân mưa móc lắm rồi! Nhưng mong Thánh-thượng rủ lòng thương, để hạ thần được toại nguyện xuất gia tu hành. Chỉ có xuất gia là phương cách tốt nhất để có thể trừ bỏ lòng xú uế".

    Vua Từ-Bi cùng với các vị quốc vương khuyên Đại-Điển-Tôn nên đợi bảy năm nữa để các quốc vương có thời gian sắp đặt truyền ngôi cho các vương tử rồi cùng nhau đi xuất gia với Đại-Điển-Tôn luôn một thể. Đại-Điển-Tôn thưa vua: "Thế gian vô thường, mạng người chỉ trong hơi thở, thở ra mà không hít vào thì đã qua đời khác ... Mạng người khó có thể bảo toàn được".

    Các quốc vương đều khuyên Đại-Điển-Tôn rằng: "Nếu bảy năm mà khanh cho là lâu thì 6 năm, 5 năm, 4 năm, có được chăng?" Nhưng tể tướng Đại-Điển-Tôn lòng đã quyết, vẫn một mực giữ ý định. Và cứ như thế các quốc vương khất hẹn thời gian giảm ngắn dần cho đến khi khất hẹn chỉ còn đợi đến bảy ngày thôi, để các quốc vương thu xếp rồi cùng đi xuất gia, lúc đó Đại-Điển-Tôn mới chịu đồng ý.

    Đại-Điển-Tôn đem việc nầy trình bày cho bảy vị đại cư sĩ và bảy trăm người Phạm-Chí biết. Các cư sĩ đồng ý. Nhưng các Phạm-Chí lại khuyên Đại-Điển-Tôn rằng: "Tể tướng chớ nên xuất gia. Xuất gia thì phải ở chỗ tịch mịch cô đơn vắng vẻ, đời sống thanh đạm, ăn ngủ thiếu thốn. Còn ở tại gia thì được hưởng đủ thú vui dục lạc. Chúng tôi xin tể tướng nghĩ lại nên bỏ ý định xuất gia, để chúng ta cùng hưởng công danh, phú quý, dục lạc trần gian cho trọn kiếp người".

    Đại-Điển-Tôn nói với các Phạm-Chí rằng: "Nếu ta cho tại gia là vui, xuất gia là khổ, thì ta đã không có ý chí xuất gia rồi. Nhưng ta đã thấu rõ tại gia là khổ, cái khổ ràng buộc tinh thần, tâm tánh không thể thanh tịnh, kéo theo đó cái khổ đọa lạc muôn đời ngàn kiếp. còn xuất gia là vui, cái vui tinh thần thoải mái, tâm tư thanh tịnh, cái vui vĩnh viễn giải thoát giác ngộ tự tại. Ta đã suy nghĩ kỹ, nên mới quyết định chọn lấy đời sống xuất gia".

    Các vị Phạm-Chí nghe rồi liền nói: "Nếu thế thì chúng tôi cũng xin theo tể tướng xuất gia, tôn xưng tể tướng làm Đạo-Sư của chúng tôi. Đạo-Sư làm gì thì chúng tôi cũng làm theo như thế".

    Tin tể tướng Đại-Điển-Tôn xuất gia chẳng mấy chốc lan truyền khắp từ trong hoàng cung ra đến nhân gian, khiến cho ai nấy đều cảm động. Các hoàng hậu cung phi và các phu nhân của các đại thần đều nghĩ rằng: "Đại-Điển-Tôn là bậc tể tướng tài ba đức độ an bang tế thế, không những chỉ cho riêng đức vua Từ-Bi, mà còn là tể tướng của bảy quốc vương lân bang nữa. Quyền uy danh vọng, phú quý tột đỉnh hơn người, thế mà còn từ bỏ để đi tu. Huống chi là bọn chúng ta. Nghĩ vậy rồi, họ cùng nhau đến xin theo Đại-Điển-Tôn để được xuất gia tu hành. Chẳng bao lâu số người xin xuất gia lên đến hơn tám vạn bốn ngàn người.

    Kể đến đây, Phạm-Thiên Đồng-tử nói với các trời Đao-Lợi rằng: "Các người chớ nghĩ rằng, vị đại thần tể tướng Đại-Điển-Tôn Đó chẳng phải là ai đâu khác, mà chính là tiền thân của đức Phật Thích-Ca. Ngài hiện đang thuyết pháp ở núi Kỳ-Xà-Quật. Nếu các người có nghi lời ta nói, thì xin cứ đến đó mà hỏi thì sẽ rõ. Như đức Điều-Ngự Thích-Ca có dạy điều gì, thì quý vị nên cố gắng nhớ lấy".

    Lúc bấy giờ có vị nhạc thần tên là Bát-Giá-Dực của trời Đao-Lợi, dẫn bằng hữu quyến thuộc đến trước đức Phật quỳ thưa rằng: "Bạch đức Thế-Tôn! Do vì lời nói của vị Phạm-Thiên Đồng-tử, nên nay chúng con đến đây ra mắt xin hỏi Ngài một điều: Trong một thời quá khứ xa xưa, có một kiếp nọ Ngài làm tể tướng tên là Đại-Điển-Tôn, bạch đức Như-Lai có phải đúng thế không? Và vị tể tướng Đại-Điển-Tôn đồng ý với vua Từ-Bi là chỉ trong bảy ngày thì xuất gia tu hành. Rồi cùng đại chúng đi qua khắp các nước du hóa độ sanh, điều nầy có đúng không? Cúi mong đức Thế-Tôn, vì để cho chúng trời người ba cõi có niềm tin sâu đậm vững chắc, và vì sự lợi ích chúng sanh, ngưỡng mong đức Thế-Tôn từ bi ban cho chúng con một lời xác định".

    Đức Phật từ tốn đáp: "Lời thuật vừa rồi của Phạm-Thiên Đồng-tử quả thật không hư dối. Chớ đem lòng nghi tể tướng Đại-Điển-Tôn đó là ai đâu khác, mà chính là tiền thân của ta đó vậy".
    ----------------------------
    Hữu tâm vô tướng....
    Hữu tâm vô ý.....
    Hữu tâm vô lệ.....
    Tịch tịch vô tâm.

  15. #15
    Đai Đen Avatar của dinhhai81
    Gia nhập
    Aug 2010
    Nơi cư ngụ
    Thanh Hóa
    Bài gởi
    722

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi Cha Lành Xem Bài Gởi
    Đây là kết quả quá trình nghiên cứu học tập mà CL đúc kết được mong có sự đóng góp từ các thành viên khác thêm cho DĐ :

    Hiện tại khi nói đến tu thiền, người ta thường nghĩ đến hoặc là tu theo thiền Minh Sát của Nguyên thủy, hoặc là tu theo những phương pháp của ngoại đạo như YOGA, như phương pháp “Chuyển pháp luân” (cho tư tưởng chạy vòng theo châu thân), phương pháp Thai Tức của Tiên gia (luyện Tinh hóa Khí, luyện khí hóa Thần, luyện Thần hoàn Hư, Luyện Hư hoàn Đạo)

    Theo thuyết Đạo gia thì phàm con người khi sinh ra ở gốc thận tàng Chân Tinh là gốc của Nguyên Khí mà sinh trưởng rồi khi cạn kiệt thì chết đi

    * Tinh là gì : Tinh là cơ sở nền tảng của sự sống con người, Tinh được tạo nên từ 2 nhân tố:

    1. Phần chân tinh thuộc Tiên thiên : gồm tinh cha, huyết mẹ tạo thành
    2. Phần Hậu tố thuộc Hậu thiên: gồm các chất nuôi sống cơ thể như protit, gluxit, lipit, các sinh tố, các nguyên tố vi lượng, máu nước... (trong đó bao gồm cả tinh sinh dục chứ không phải chỉ có tinh sinh dục mới gọi là Tinh như 1 số vị thường hiểu sai).

    * Khí là gì : Khí gồm 2 phần: Chân Khí và hậu thiên khí
    1. Chân khí : là phần khí tồn tại trong kinh mạch và luân chuyển trong kinh mạch.
    2. Hậu thiên khí: là khí thiên nhiên bên ngoài, trong đó Oxy có chức năng đốt cháy các chất hữu cơ có trong thức ăn qua quá trình trao đổi chất tạo ra năng lượng cần thiết cho hoạt động sống của con người.

    * Thần là gì : Thần là tinh thần của con người; trong tu luyện ta luôn dưỡng khí tồn thần để tạo 1 tinh thần sung mãn. Tinh Khí Thần giao hợp lâu ngày thì con người sẽ được chuyển hóa màu nhiệm sẽ nói ở phần dưới đây.


    Phần hậu tố bổ sung và nuôi dưỡng phần chân tinh. Đây là nền tảng làm cho sự sống sinh trưởng của con người. Ban đầu thì dùng ý dẫn khí theo Tiểu chu thiên lâu ngày đắc khí tồn Thấn Trong tu đạo của Tiên gia chú trọng đến phần Luyện Tinh hóa Khí, Chân khí này luân chuyển trong kinh mạch trọng tiên thiên nhất khí được xem là mẹ của kim đan mà có thể điểm hóa phàm thân thành thánh thể. Pháp tu Đạo gia này đỉnh cao nhất là đắc quả Thần Tiên ngự ở cỏi trời Sắc giới hoặc vô sắc giới tùy theo trình độ tu tập. chứ không thể hòan tòan giải thóat khỏi sanh tử luân hồi vĩnh viễn như Phật gia (giải thích về điều này thì quá cao CL mạn phép không viết lên đây vì e vấn đề phức tạp người sơ cơ nghe không thấu hiểu sinh lọan tâm thì chết; Nếu cần thì gặp trực tiếp CL sẽ hầu chuyện).

    Huynh đệ muốn luyện Tinh thì trước tiên phải tiến hành thuần hóa tâm mình cho yên tĩnh. Điều thân, điều tâm cho ngon lành thì mới dễ dàng tu luyện.

    - Đưa Hậu thiên khí vào đan điền để nuôi tinh (đạo gia gọi là luyện đan nuôi anh nhi đó), tu luyện lâu ngày đầy tháng sẽ phát sinh ra trạng thái đắc khí gọi là luyện tinh hóa khí, Khí này theo đốc mạch xông thẳng lên Nê hòan cung; tại đây Khí chuyển hóa thành Thần. Đó là con đường vận chuyển Tiểu Chu Thiên. Khi nào huynh đệ rành rẽ Tiểu Chu Thiên rồi mới Luyện tập qua Đại Chu Thiên nhé (Chân khí vận chuyển trong bát mạch kỳ kinh).

    Cách luyện tập như sau: Khí tụ Đan điền lâu ngày thì tinh ngưng khí kết; lúc đầu, khí thuần âm bên dưới cần dùng dương hỏa nung luyện vừa đắc là chân khí sẽ phát sinh, tu luyện công phu lâu ngày đại dược từ đấy mà sinh, kim đan do đó mà kết. Thường nung luyện âm dương tại đơn điền, tinh sẽ hóa khí thăng lên nê hòan cung; lâu ngày khi đắc khí sẽ phát sinh 1 số hiện tượng như : phát sinh ánh sáng (tự mình thấy), gây ra tiếng vang trong đầu làm chấn động nê hoàn cung, hóa thành cam lộ, ngưng thành tinh dịch, trở về đơn điền, phôi thai nguyên khí, dần dần tráng vượng, thần hô khí hấp nuôi dưỡng, chu lưu không ngừng, Ban đầu thì dùng ý dẫn khí lên nê hoàn cung (nhưng về sau khi đã thuần thì khí tự châu lưu automatic). Công phu lâu ngày Thần khí ngưng tụ, khi đắc thành thì thần quang chiếu soi, thấu hết trong ngoài, có thể thấu rõ các sự vật, hiện tượng 1 cách thông suốt, linh giác và các quang năng cảm nhận phát triển mạnh mẽ, Luân xa khai mở, có thể xuất thần châu du các cảnh giới.

    Nhớ kỹ, tu luyện pháp này thì đem lại trường thọ, sức khỏe khỏe mạnh, có thể xuất thần; Nhưng không thể giải thóat viên mãn như Phật Đạo.

    Vài ý nhỏ mong cao nhân chỉ giáo thêm.
    up up ủng hộ cha lành...:prayingprayingprayingpraying:2
    NẾU BIẾT CUỘC SỐNG VÔ THƯỜNG
    TA ĐI THÊM RỘNG BƯỚC ĐƯỜNG TA ĐI..
    http://phongthuykinhdich.com/forum/index.php

  16. #16

    Mặc định

    Huynh Cha Lành

    Bởi vì trong đoạn dưới đây huynh nói quá đơn giản , nên ý nghĩa của đoạn nầy khác đi , vì vế thứ nhất , lệ thuộc vào vế thứ hai , để đi đến kết luận hiểu là tu như thế cuối cùng cũng không thể giải thoát viên mản như Phật Đạo . Mà huynh cần ghi rỏ như vầy , nếu hành giả nào tu luyện chỉ ngừng tại đây , thì không thể đi đến giải thoát viên mản , mà hành giả nầy cần phải tu luyện để đi đến Thiên Tiên ......trong hệ thống tu tập của Đạo Gia Trung Hoa , thì mới có thể giải thoát viên mản như Phật Đạo được ....Và Huynh có nói đến : loại hành giả tu tập tiểu châu thiên .... Pháp tu Đạo gia này đỉnh cao nhất là đắc quả Thần Tiên ngự ở cỏi trời Sắc giới hoặc vô sắc giới tùy theo trình độ tu tập. chứ không thể hòan tòan giải thóat khỏi sanh tử luân hồi vĩnh viễn như Phật gia . Thì đây là lối tu tập của hệ thống tu tiên theo Đạo Gia Trung Hoa , chứ không phải lối tu tập của những hành giả Du Già Yoga trong hệ thống Ấn Độ và Bà La Môn Giáo được nêu ra kinh Lăng Nghiêm ở mục Thập Tiên được , đây là điểm lầm lẩn của nhiều người , tưởng rằng Thập Tiên nêu ra trong kinh Lăng Nghiêm là Tiên quả đạt được trong hệ thống tu tiên của đạo gia Trung Hoa , thật là sai lầm và hoàn toàn khác xa một trời một vực , vì đây là lối tu của Đạọ sỉ Bà La Môn và Ấn Độ là tu theo Tam Mạch Thất Luân ....., Còn lối tu của Đạo Gia là tu theo lối thăng hoa luyện Tinh , Khí ,Thần ...tiểu đại châu thiên ....và lối tu nầy chỉ là những pháp trong nhiều pháp tu tập vi diệu khác của thuật tu tiên Trung Hoa để đi đến giảin thoát toàn diện như đả đề cập trong bài trả lời trước ....
    Chỉ có những hành giả từng tu tập cao và thấu đạt được các lẻ vi diệu của hai lối tu nầy thật rỏ ràng , thì mới có thể so sánh hai hệ thống nầy một cách rỏ ràng mà thôi , còn không thì chỉ là những người đứng núi nầy , mà phê bình củi ở núi nọ có củi không tốt , thì thật là sai lầm vô kể ....

    Trích dẫn:
    Nguyên văn bởi Cha Lành
    Nhớ kỹ, tu luyện pháp này thì đem lại trường thọ, sức khỏe khỏe mạnh, có thể xuất thần; Nhưng không thể giải thóat viên mãn như Phật Đạo.

    Nếu Huynh giải thích rỏ ràng như sau đây , thì mọi người hiểu rỏ ràng hơn :

    @ tamlinhhuyendao889: Kính mong huynh có chính kiến phân biệt rõ sự khác biệt giữa PHÁP và ĐẠO; Pháp mà CL nói đây là pháp luyện Tinh – Khí – Thần theo vòng Tiểu Chu Thiên, Ngoài Pháp này Đạo gia còn 1 số pháp khác nữa ví dụ như Pháp của Ngài Lã Động Tân….ta không nên đồng nhất giữa Pháp và Đạo. Trong Đạo thì có rất nhiều Pháp, mỗi pháp đều tùy từng căn cơ tu chứng mà đắc đạo ở từng cấp độ và trình độ tu tập khác nhau. Kiến thức phổ thông giữa các đạo thì rất nhiều CL không lấy ngôn từ trong Phật giáo để áp đặt lên các đạo giáo khác…Nếu xét đến cách định nghĩa ngôn từ thì tùy từng quốc gia, tùy từng dân tộc, tùy từng đạo giáo mà có tên gọi hay định nghĩa khác nhau; nhưng cái hiểu biết và nhìn nhận đúng vấn đề, đúng bản chất của đối tượng là 1 vấn đề hoàn toàn khác. Văn tự chỉ là quy ước để hiểu nhau còn về cách nhìn nhận vấn đề lại là việc khác. CL không có ý chê bai giáo pháp khác mà chỉ lấy phần định nghĩa Tinh Khí Thần trong phép tu luyện Tiểu Chu Thiên nhằm giúp 1 số huynh đệ còn mập mờ chưa hiểu rõ điều này được có sự nhìn nhận chính xác hơn, nhằn giúp họ trên bước đường tu hành.

    Trích dẫn:
    Nguyên văn bởi tamlinhhuyendao889
    : “Trong kinh điển Phật giáo có nơi tôn Đức Phật là Đại Tiên…… trong Mật Tông Phật giáo có những vị hành giả Mật Thừa thành tựu một loại công quả nào đó chuyên môn về một loại Mật Pháp được gọi là Thích Địa Trì Minh Tiên??????”
    “Đức Phật là Đại Tiên” Điều này CL chưa học tới, mong huynh trích dẫn và dạy thêm……


    Huynh Cha Lành

    Trong kinh điển Phật giáo có nơi tôn Đức Phật là Đại Tiênnhư sau :


    Trong Kinh Niết Bàn xưng Phật là Đại Tiên ; Kinh Nhơn Vương gọi Duyên Giác là Đại Tiên .

    Trong Kinh Niết Bàn Kinh , quyễn thứ hai , khi Phật sắp vào niết bàn , tám hàng chúng sinh đều thỉnh Phật ở lại thế gian . Trong bài kệ tụng thỉnh Phật đừng nhập niết bàn , có hai câu :

    Viễn ly ư Đại Tiên

    Cố vô hửu cứu độ

    Dịch nghĩa là : Rời xa đấng Đại Tiên

    Chẳng có ai cứu độ

    Đại Tiên大仙 , Maharishi .

    Huynh Cha Lành

    Trong Mật Tông Phật giáo có những vị hành giả Mật Thừa thành tựu một loại công quả nào đó chuyên môn về một loại Mật Pháp được gọi là Thích Địa Trì Minh Tiên như sau :

    Thích Địa Trì Minh Tiên “悉地持明仙” tiếng Phạn gọi là Siddhi – Vidyadhara , tức hành giả nhờ công năng trì chú thêm sự gia trì của Dược Vật và Phục Thực , mà đạt được thành tựu ngoại pháp ; Chữ Thích Địa – Siddhi được dịch ý là Thành Tựu ; Trong kinh điển Mật Tông , Ngoại Bộ Kinh của Thai Tạng Mạn Đà La có đề cập đến tôn xưng nầy , Huynh có thể tìm tham khảo vấn đề nầy “Trì Minh Tiên 「持明仙」”trong quyển thứ sáu của Đại Nhật Kinh Sớ , 〔大日經疏卷六〕trang 4563..
    Cách ăn mặc của hạng hành giả nầy búi tóc , để râu , eo mang túi da hưu ; hiện nay tại Tây Tạng vẩn còn một thiểu số hành giả Du Già Mật Thừa búi tóc , để râu ....như thế ; đây là dấu vết còn sót lại thường thấy vào thời kỳ cuối của hành giả Du Già Mật Thừa ở Ấn Độ ....

    Về các pháp tu của Phật giáo gồm có các phép tu của hiển và mật , nhưng các pháp tu của hiển giáo chỉ trong vòng nhập thế và phục vụ con người trong các tầng lớp xả hội quy ước , còn các pháp tu của Mật giáo là các pháp tu phát triển trên nền tảng hiển giáo và đi xa và cao hơn để được thành tựu viên mản và đi đến giải thoát ....
    Các trình bày của Huynh về các pháp của Mật Giáo là các pháp truyền thống cổ điển của Tạng Mật ....., truyền thừa cần có sự quán đảnh của Thượng Sư Mật tông , rất rườm rà , phức tạp , không thích hợp với cuộc sống ở xả hội vật chất ngày nay .....còn TLHĐ889 tu học về các pháp của Khí Công Mật Tông , Khí công Đạo Gia Trung Hoa , Huyền Môn Đông Tây ....không yêu cầu phải có sự truyền thừa quán đảnh đó , mà chỉ cần có Minh Sư đã từng tu luyện qua và đạt được thành quả về môn đó là có thể học được , nên cách trình bày của hai cái nhìn về Mật Tông có những điểm khác nhau , nên không luận đàm đi xa hơn được ....

    Kính chúc Huynh thân tâm thường an lạc và tinh tấn , cống hiến nhiều bài hay để mọi người cùng học hỏi .....

    Tâm Linh Huyền Đạo 889

  17. #17

    Mặc định

    mình không hiểu Đưa Hậu thiên khí vào đan điền để nuôi tinh là làm sao?

  18. #18

    Mặc định

    Cách của cha lành đến nhập môn còn chưa được bước chân thì lấy đâu ra mà coi là tối thượng thừa đạo gia. Cách đó chẳng quan là có khi nhâm đốc hơi thông, lâu ngày sinh ra một số công năng. Nhập môn tu luyện đạo gia là sau khi đã thông nhâm đốc rồi thì dùng công phu mà nối thông, thay vì dương giáng âm thăng thì nay dương thăng âm giáng. Sau đó trúc cơ mà thành hạ thể vô lậu, chứng được chân như chi tính, bồ đề tâm. Thanh tu của đạo gia thì chứng trung quán, còn gọi là đốn ngộ viên thông.

  19. #19

    Mặc định

    LUYỆN TINH HOÁ KHÍ, LUYỆN KHÍ HOÁ THẦN, LUYỆN THẦN HOÀN HƯ, LUYỆN HƯ HÒAN VÔ.
    Có thẩy là 4 bước. Ở Đạo giáo gọi nó là Thái cực. Ở Phật giáo gọi là Phật Tánh
    Riêng tôi thì cho rằng đó là Bản Thể. Tuy nhiều ngôn từ để luận bàn nhưng tựu chung là chỉ về cái đó mà thôi.

  20. #20

    Mặc định

    Phật tính đó có phái chỉ coi là thần chi thần, chỉ là nhập môn.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Trả lời: 29
    Bài mới gởi: 29-10-2020, 10:19 PM
  2. Đại Phong Thần Quán Thế Âm
    By vevovi10 in forum Đạo Phật
    Trả lời: 40
    Bài mới gởi: 08-05-2013, 12:04 PM
  3. nghi thức thờ thần nước ven sông hồng .
    By damquangvinh in forum Đạo Mẫu,Đạo Tứ phủ
    Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 06-10-2010, 10:59 AM
  4. Trộm khí và Thu khí
    By vodai in forum Khí Công, Dưỡng Sinh
    Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 04-10-2010, 02:46 PM
  5. Trả lời: 4
    Bài mới gởi: 01-09-2010, 08:07 AM

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •